Khái niệm văn hóa công sở

Một phần của tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay (Trang 34)

Khi nói đến văn hóa công sở, mọi người đều hiểu ngay rằng, nó là một phần của “văn hóa”. Trong một xã hội phát triển thì VHCS được đánh giá cao và đặc biệt coi trọng. Bởi ngày nay, hầu hết chúng ta đều coi văn phòng công sở là ngôi nhà thứ hai của mình. Làm thế nào để những người đồng nghiệp là đồng chí thân thiện của nhau, để công sở trở thành môi trường tốt phát triển nhân cách con người?

Văn hoá công sở là một dạng đặc thù, cơ bản của văn hoá tổ chức, là tập hợp các triết lý, chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử của cơ quan đó, tạo nên sự khác biệt giữa công sở này với công sở khác, giữa thành viên của công sở này với thành viên của công sở khác.

VHCS đang là mối quan tâm chính của nhiều cán bộ, công chức hiện nay.

Theo đó, có thể hiểu rằng VHCS là toàn bộ những giá trị tạo nên nền nếp, hiệu quả hoạt động của cơ quan, bao gồm những giá trị văn hóa vật thể (cơ sở vật chất, môi trường làm việc ở công sở, trang phục, phù hiệu của công chức làm việc tại công sở...) và văn hóa phi vật thể (văn hóa ứng xử, giao tiếp, văn hóa lãnh đạo, văn hóa nghe và trả lời điện thoại...). VHCS có thể được hiểu là những quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của các cán bộ, công chức với nhau và với các công dân tới cơ quan hành chính, nhằm phát huy tối đa năng lực của những người giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc tại công sở. Khi văn hóa công sở của cán bộ, công chức được nâng cao thì nấc thang văn hóa ứng xử của công dân đến công sở làm việc cũng sẽ cao hơn.

30

VHCS là nét đặc trưng phù hợp chức năng của công sở được hình thành qua hoạt động của công chức trong công sở nhằm tạo nên sự hài hoà, bình đẳng để mỗi công chức vừa thực hiện tốt chức trách của mình vừa cùng nhau hoàn thành chức năng của công sở.

Vai trò của văn hoá công sở.

Văn hoá công sở góp phần xây dựng chiến lược phát triển của các đơn vị, cơ quan trong quản lý phát triển xã hội.

Văn hoá công sở là tài sản tinh thần tạo động lực và khơi dậy tiềm năng cho các thành viên trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Văn hoá công sở góp phần quảng bá thương hiệu, tạo dựng uy tín và sự độc đáo của đơn vị, cơ quan.

Văn hoá công sở góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và xây dựng văn hoá dân tộc tiên tiến, hiện đại.

Những thành tố cấu thành văn hoá công sở.

Trong mỗi công sở để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao đòi hỏi các thành viên phải thiết lập và vận hành các mối quan hệ với:

Các tổ chức bên ngoài, đối tác bên ngoài. Giữa người lãnh đạo với cấp dưới.

Giữa cấp dưới với cấp lãnh đạo, quản lý Giữa cấp dưới với cấp dưới.

Giữa từng cá nhân với công việc, chức trách được giao.

Trong các mối quan hệ trên, điều thiết yếu là hành vi ứng xử được tổ chức và từng cá nhân thực hiện. Chính vì thế văn hoá công sở thực chất được quy lại thành văn hoá ứng xử công sở.

Sự hình thành văn hoá công sở dựa trên những thành tố sau:

+ Triết lý tồn tại và phát triển của công sở đó. Ví dụ ở các cơ quan công quyền thực hiện các chức năng quản lý nhà nước có thể lấy triết lý: vì nhân

31

dân phục vụ hay sống và làm việc theo pháp luật. Việc lựa chọn triết lý xuất phát từ tính chất và mục tiêu của tổ chức.

Thành tố triết lý trong văn hoá ứng xử công sở còn bao gồm sự hiểu biết của các thành viên về nhau, về các đối tác cũng như hiểu về vai trò, nhiệm vụ, công việc, vị thế của bản thân.

+ Các giá trị:

Có thể hiểu giá trị là những cái mà con người mong có nó, muốn có nó và khi có nó thì muốn giữ nó.

Giá trị có thể là vật chất hay tinh thần, có thực hoặc chưa hiện hữu, song dù thế nào đi nữa các giá trị luôn mang tính trừu tượng. Để đưa các giá trị vào thái độ, hành vi của con người đòi hỏi phải thông qua các quy tắc, chuẩn mực vì chúng là cầu nối giữa các giá trị với hành vi diễn ra của con người, nó buộc con người phải làm gì? làm như thế nào? cái gì được làm, cái gì không được làm.

Việc lựa chọn các giá trị khi xây dựng văn hoá ứng xử cần:

Thứ nhất, chọn lọc và phát huy những giá trị tích cực của văn hoá dân tộc. Thứ hai, dựa trên tính chất, mục tiêu của tổ chức, nội dung, hình thức hoạt động của tổ chức.

Thứ ba, chú trọng những giá trị tiên tiến của thời đại.

Thí dụ: trong một cơ quan công quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước thì các giá trị có thể lựa chọn là:

Những giá trị truyền thống tích cực: tôn trọng, chân thành, yêu thương con người; đạo lý trong các mối quan hệ giữa người trên - kẻ dưới, cha, mẹ - con cái, anh - em, chồng - vợ, bạn bè, thầy - trò.

Những giá trị thể hiện chức năng tổ chức, tính chất và nội dung công việc và các mối quan hệ như: chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả, trung thực, khách quan, chịu trách nhiệm cá nhân, tuân thủ pháp luật…

32

Các nguyên tắc ứng xử là những yêu cầu có tính nền tảng, bắt buộc đối với tất cả mọi thành viên trong công sở nhằm đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả. Thí dụ: nguyên tắc ứng xử, giao tiếp phải đúng vai, nguyên tắc phải biết lắng nghe, nguyên tắc phải tôn trọng con người trong ứng xử, giao tiếp.

Phong cách ứng xử (cách thức ứng xử) phải phù hợp với bối cảnh, đối tượng, tính chất của cuộc giao tiếp. Ngoài những quy định chung nó cũng có thể thay đổi cho phù hợp với đối tượng và tình huống ứng xử. Ví dụ, có những đối tượng cần thẳng thắn, mạnh mẽ, song có đối tượng lại phải nhẹ nhàng, xa xôi, bắc cầu. Tuy nhiên, xu hướng chung của phong cách ứng xử là người ta hướng tới tính chuyên nghiệp, chân thành, tế nhị và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)