Muốn tạo được hiệu quả công việc của một cơ quan, cần phải xây dựng những chuẩn mực về văn hóa ứng xử nơi công sở như những nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất về hành vi của cá nhân trong một tập thể, cộng đồng chung, để tạo nên sức mạnh nội lực cũng như thương hiệu riêng cho tập thể ấy. Không phải ngẫu nhiên mà văn hóa ứng xử nơi công sở trở thành một trong những vấn đề cơ bản được đề cập trong Quy chế Văn hoá công sở được Thủ tướng chính phủ ban hành trong năm 2007 và là một nội dung của cải cách hành chính.
Cần phải thiết lập những nguyên tắc chung trong giao tiếp ứng xử nơi công sở cho đến những nguyên tắc ứng xử cụ thể với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, các đối tượng khách riêng biệt, ứng xử với môi trường làm việc xung quanh. Bên cạnh đó, một số biểu hiện của văn hóa ứng xử nơi công sở như ăn mặc, ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói... cũng phải được chú trọng và tuân theo những chuẩn mực riêng. Để ứng xử đúng trong môi trường công sở không phải là điều dễ nhưng cũng không phải là điều không thể làm được.
Một số bí quyết để thành công trong giao tiếp giúp cá nhân hoàn thiện và nâng cao được giá trị bản thân là luôn biết mình và hiểu người, tự tin, tự
33
trọng và tôn trọng người khác, ứng xử đúng vai, đúng hoàn cảnh, có khả năng kiểm soát tình huống và phải biết tự điều chỉnh mình.
Văn hóa ứng xử nơi công sở không chỉ bó hẹp trong phạm vi nơi công sở mà còn mở rộng ra cả về văn hóa ứng xử trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử là câu chuyện có nhiều lời giải nhưng không có lời kết. Mỗi người chúng ta hãy rèn luyện, phấn đấu để trở thành một diễn viên xuất sắc với nhiều vai diễn khác nhau trên sân khấu cuộc đời. Điều quan trọng là chúng ta nhận thức được giá trị bản thân, nhận thức được vị trí và trách nhiệm của mình trong một tập thể, luôn tự tin và mong muốn được đóng góp khả năng của mình vào những thành công chung của tập thể ấy.
Văn hoá ứng xử công sở là tổng thể những triết lý, giá trị, niềm tin được cụ thể hoá bằng những chuẩn mực, quy tắc và có khả năng điều chỉnh suy nghĩ và hành vi theo chức trách cá nhân và chức năng trong khi hoạt động trong công sở: Quy định hành vi ứng xử của con người trong các môí quan hệ mà ở công sở đó đang thiết lập, vận hành; Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở; Tạo ra cho công sở đó một bản sắc riêng.
Văn hoá công sở là dạng đặc thù của văn hoá tổ chức, là cốt lõi của văn hoá tổ chức. Văn hoá ứng xử công sở có tính ổn định song nó vẫn có thể thay đổi theo thời gian.
Vì vậy, có thể hiểu: Văn hóa ứng xử công sở bao gồm các quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa các đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cán bộ với người dân, thái độ đối với công việc