Tác động của hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh và các quy chế

Một phần của tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay (Trang 51)

quy định về ứng xử công sở đối với việc hình thành văn hóa công sở

Triển khai thực hiện Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, theo báo cáo kết quả triển khai thực hiện của UBND các tỉnh cho thấy, các cơ quan, đơn vị đã cụ thể hóa thành các văn bản của ngành, đơn vị. Qua việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở, ý thức, thái độ và văn hoá giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức (CBCC), viên chức có nhiều chuyển biến tích cực. Cũng thông qua việc thực hiện các quy định trong giao tiếp, ứng xử, trang phục, lễ phục, đeo thẻ công chức, viên chức đã giúp người dân và các tổ chức thực hiện được quyền giám sát các hoạt động ứng xử của CBCC, viên chức. Qua đó làm thay đổi phong cách, trách nhiệm làm việc thực thi công vụ của CBCC, viên chức.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy một bộ phận công chức, viên chức chưa nghiêm túc thực hiện việc mặc trang phục theo quy định, đeo thẻ công chức

47

thất thường không đúng quy định khi thực thi công vụ. Thái độ làm việc, ứng xử khi giao tiếp hời hợt, thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm khi hướng dẫn cụ thể từng việc làm cho người dân, các tổ chức đến liên hệ giao dịch công tác cảm thấy khó chịu.

Để khắc phục những tồn tại này, vấn đề đặt ra đối với CBCC, viên chức là nhận thức đầy đủ về “Văn hóa công sở”. Văn hóa công sở cũng giống như bất cứ loại hình văn hóa nào khác, là một loại hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ của mình với người khác. Văn hóa công sở còn là một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị, tạo niềm tin về thái độ làm việc của CBCC, viên chức, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp làm việc và hiệu quả hoạt động, bao gồm cả những quy định chính thức ghi thành văn bản pháp luật của nhà nước, nội quy quy chế của cơ quan, đơn vị đã được thống nhất ban hành và còn có những quy định bất thành văn mà chúng ta đúc kết bằng kinh nghiệm trong cuộc sống. Văn hóa công sở là ăn mặc đẹp, gọn gàng, lịch sự; là phong cách làm việc; là ứng xử khi giao tiếp; là ý thức thực hành tiết kiệm và tự bảo vệ thương hiệu của chính đơn vị mình. Người CBCC, viên chức có khả năng thích ứng công việc trong các tổ chức khác nhau, có vốn kinh nghiệm văn hóa công sở thì trong bất kỳ tình huống nào cũng tự mình điều chỉnh một cách hợp lý đạt hiệu quả cao trong công việc. Trong công sở, nơi làm việc có nhiều thế hệ, nhiều trình độ khác nhau, tính cách cũng hoàn toàn khác biệt. Thời gian tiếp xúc với đồng chí, đồng nghiệp đôi khi còn nhiều hơn cả với người thân trong gia đình. Bởi vậy trong cuộc sống thường nhật xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hòa đồng với mọi người là việc làm cần thiết và luôn giữ nguyên tắc lấy công việc làm trọng. Giúp đỡ đồng nghiệp cũng như sẵn sàng đón nhận ý kiến xây dựng của bạn bè để mình ngày càng hoàn thiện hơn. Trong công sở cũng luôn giữ hòa khí để tạo môi trường làm việc tích cực. Một CBCC, viên chức tốt thì trước hết phải là đồng nghiệp tốt. Thái độ ứng xử của

48

mình như thế nào với đồng nghiệp thì họ cũng sẽ đối xử lại với mình như thế. Hãy cẩn trọng trong biểu hiện ngôn ngữ, biết giữ lời hứa, biết lắng nghe, chia sẻ những khó khăn, biết đón nhận ý kiến đóng góp xây dựng để tạo nên môi trường làm việc vui vẻ, hiệu quả cao. Phong cách làm việc cũng tạo nét đẹp văn hóa của người CBCC, viên chức trong công sở.

Trong thời kỳ mở cửa cùng với hội nhập và phát triển kinh tế thì các luồng văn hóa cũng theo vào. Xây dựng nền văn hoá trước hết là tiếp thu, bổ sung, điều chỉnh phù hợp để bảo đảm tính chuyên nghiệp, thống nhất, hiệu quả trong thực thi chức năng của công sở, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, nhất là văn hóa công sở. Trước hết, thực hiện nghiêm túc Quyết định 129/2007/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế văn hóa công sở. Mỗi CBCC, viên chức phải biết điều chỉnh quan điểm, hành vi sao cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, tự rèn luyện ý thức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, quy chế của đơn vị.

Văn hóa công sở được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa CBCCVC - người đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước với công dân và giữa CBCCVC với nhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động công vụ. Khi văn hóa công sở của CBCCVC được nâng cao thì văn hóa ứng xử của công dân đến công sở làm việc chắc chắn cũng sẽ được nâng lên. Văn hóa công sở còn là biểu hiện nổi bật của xã hội văn minh, mọi hoạt động công vụ đều có nền nếp, kỷ cương; mỗi người CBCCVC đều thấy rõ trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện, tự giác làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được giao.

Ngoài những yếu tố về trình độ chuyên môn tác động trực tiếp đến hiệu quả giải quyết công việc đối với người dân thì yếu tố văn hóa công sở giữ một vai trò rất quan trọng. Môi trường làm việc, thái độ phục vụ cũng như cách thức giao tiếp, ứng xử đối với người dân của đội ngũ CBCCVC sẽ tạo nên bầu không

49

khí bình đẳng thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan hành chính với công dân, tạo nên nét đẹp văn hóa của một nền hành chính hiện đại.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) nhận định: “Giao tiếp, ứng xử văn hóa nơi công sở thể hiện đến chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ CBCC góp phần vào quá trình cải cách nền hành chính nước nhà”. Thực tế hiện nay, nhận thức về văn hóa công sở của một số ngành, một số địa phương và đội ngũ CBCCVC chưa đầy đủ, chưa thấy rõ được mối liên hệ qua lại giữa trình độ văn hóa công sở với hiệu quả, năng suất của công việc tại công sở.

Để quy chế văn hóa công sở đạt hiệu quả cao trước hết cần phải xây dựng quy chế một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng và phải phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, tổ chức; cần có quy định về thưởng, phạt đúng mức đối với những CBCCVC làm tốt và chưa tốt. Ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng cao văn hóa cho các đối tượng giao tiếp ở công sở còn cần phải tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát của cán bộ lãnh đạo, đồng thời phải biết quan tâm đến ý kiến của người dân tham gia cho từng lĩnh vực để có những điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)