Ảnh hưởng của cuộc đấu tranh chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay (Trang 77)

Công tác phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng yếu luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ ''... tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng lãng phí là đòi hỏi bức xúc của toàn xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy hiểm lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta''.

Tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia, mà đã trở thành vấn nạn có tính toàn cầu; xu hướng ngày càng diễn biến phức tạp với các hành vi tinh vi hơn. Cộng đồng quốc tế đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và có nhiều hành động tích cực với hàng loạt công cụ pháp lý quan trọng chống tham nhũng, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

73

Đối với nước ta, mặc dù đã đạt được qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; thể chế kinh tế, chất lượng, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điếm yếu cản trở sự phát triển; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chưa được phát huy đầy đủ.

Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, phức tạp. Với những kết quả đạt được và những kinh nghiệm rút ra trong nhiệm kỳ vừa qua, cùng với bề dày kinh nghiệm và truyền thống cách mạng kiên cường qua 88 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, 65 năm xây dựng đất nước, chúng ta tin tưởng rằng tham nhũng nhất định sẽ được ngăn chặn và đầy lùi góp phần thiết thực thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra, đáp ứng lòng mong đợi của toàn Đảng, toàn dân và niềm tin của cộng đồng quốc tế.

Tội phạm về tham nhũng đã trở thành quốc nạn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Phòng, chống tham nhũng như thế nào để có tác động mạnh mẽ đến tình hình an ninh chính trị, niềm tin của nhân dân đối với chế độ và sự ổn định của các lĩnh vực xã hội khác? Điều này cho thấy ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều vụ tham nhũng bị xử lý nghiêm theo các tội danh như: Tham ô tài sản, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ... khẳng định được quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh cam go, khốc liệt này. Đảng, Nhà nước xác định việc phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, lâu dài, thường xuyên, liên tục và coi phòng ngừa là giải pháp cơ bản, chiến lược.

74

Để cuộc đấu tranh này có hiệu quả, cần có hệ thống giải pháp mang tính chính trị, xã hội sâu sắc. Có nghĩa là việc phòng, chống tham nhũng phải bảo đảm góp phần ổn định chính trị, xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế, góp phần chỉnh đốn Đảng. Để phòng, chống tham nhũng hiệu quả, cần thường xuyên hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống tham nhũng, về cơ chế kiểm tra và kiểm soát thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, sung công quỹ toàn bộ tài sản không minh bạch của cán bộ, công chức. Cán bộ nhà nước phải kê khai tài sản một cách nghiêm túc khi được tuyển dụng, bổ nhiệm và kê khai bổ sung định kỳ hằng năm; xử lý nghiêm khắc đối với cán bộ, công chức kê khai không trung thực.

Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.

Nhìn lại kết quả chống tham nhũng, bên cạnh những thành tựu đáng trân trọng, thì tình hình tham nhũng vẫn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp hơn trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp; tham nhũng chưa được ngăn chặn, từng bước đẩy lùi. Tệ tham nhũng vẫn còn là vấn đề bức xúc và là mối quan tâm lớn của Đảng, của toàn xã hội.

Hạn chế, yếu kém trong công tác chống tham nhũng được thể hiện trên nhiều mặt: Giữa quyết tâm và hành động của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp trong công tác chống tham nhũng; một số cơ chế, chính sách, quy định về quản lý kinh tế-xã hội và về công tác chống tham nhũng chậm được bổ sung, sửa đổi, dẫn đến hiệu quả thực hiện thấp. Việc tự phát hiện hành vi tham nhũng trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất hạn chế; số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra; một số vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật.

75

Tình trạng thoái hóa phẩm chất đạo đức, nhũng nhiễu, gây phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức chậm được khắc phục; hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tội chưa được quan tâm chỉ đạo, làm rõ. Sự yếu kém trong quản lý, điều hành dẫn đến các sai phạm, gây thất thoát lớn tiền, tài sản của Nhà nước ở một số doanh nghiệp gây bất bình lớn trong xã hội…

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nói trên có nhiều nhưng nguyên nhân trước hết và trực tiếp là người đứng đầu ở không ít cơ quan, đơn vị chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm và tinh thần gương mẫu của mình trong công tác chống tham nhũng. Công tác phòng, chống tham nhũng có chuyển biến mạnh mẽ hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò cá nhân, người đứng đầu đơn vị.

Như vậy có thể khẳng định, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đóng vai trò trọng tâm, then chốt. Người đứng đầu phải phát huy vai trò trách nhiệm cũng như sự gương mẫu của bản thân trong cuộc chiến chống tham nhũng. Đồng thời, người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị cần phải có quy định cụ thể để bảo vệ những người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, không để họ bị trù úm, trấn áp, đe dọa. Qua đó, mọi người sẽ yên tâm, tin tưởng vào chính nghĩa, ủng hộ và sát cánh cùng người đứng đầu trong cuộc đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lý, đẩy lùi “giặc nội xâm”, giữ vững sự nghiêm minh của pháp luật.

Tham nhũng không đơn thuần là hiện tượng thuộc phạm trù kinh tế. Nó đang phát triển thành một hiện tượng chính trị - xã hội có một sức tác động đáng sợ đến thói quen ứng xử, có thể thay đổi cả nếp nghĩ, lối sống, làm đảo lộn các giá trị, thậm chí nó có thể làm lung lay cốt cách của một nền văn hóa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy mối họa lớn từ tham nhũng. Người coi tham ô, lãng phí, quan liêu là "giặc nội xâm", thứ "giặc ở trong lòng", đám giặc này còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm, vì giặc ngoại xâm còn rõ hình thù, có thể dùng súng đạn tiêu diệt.

76

Trước kia, những vụ tham nhũng lớn chỉ xảy ra trong lĩnh vực kinh tế, gần đây lại lan sang y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội... thậm chí lộ diện cả một số vụ tham ô, ăn chặn cả tiền chế độ, chính sách của thương binh, gia đình liệt sĩ, tiền cứu trợ đồng bào thiên tai, lũ lụt, xóa đói giảm nghèo... Nghiêm trọng hơn, tham nhũng, tiêu cực lại xảy ra ở nhiều khâu trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, dấu hiệu móc nối rõ ràng giữa bọn tội phạm ngoài xã hội với cán bộ, đảng viên có chức, có quyền của bộ máy công quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật.

Đất nước ta đang ở vào thời điểm mà mỗi cơ hội đều tiềm ẩn thách thức và ngược lại. Chính vì vậy, khi nắm bắt cơ hội cũng như khi đối mặt với thách thức, chúng ta đều phải kết hợp hài hòa giữa ý chí chính trị và trí tuệ. Đây là lúc chúng ta phải biết phát huy thế nước vừa mở ra trong quá trình hội nhập để tăng thêm những nguồn lực cần thiết cho đất nước. Thế nước ta đang lên mà lực ta chưa đủ mạnh. Vẫn còn đó biết bao chướng ngại, bất cập đang làm tắc nghẽn nhiều nguồn lực quý giá của đất nước, nguy hại nhất là tệ quan liêu, tham nhũng. Nếu chúng ta không chặt đứt được tệ quan liêu, tham nhũng thì hội nhập sẽ không có kết quả, công cuộc đổi mới sẽ khó bề thành công. Không thể không vạch ra nhiều bất cập, căn bệnh trầm kha, tệ hại nhất là nạn tham nhũng, hối lộ, quan liêu, đặc quyền, đặc lợi đang hủy hoại, làm tắc nghẽn những nguồn lực quý giá của đất nước.

Một phần của tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)