Cơ cấu tổ chức của Công ty LeLong Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh công ty LeLong Việt Nam đến năm 2020 (Trang 39)

8. Khung nghiên cứu

2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Công ty LeLong Việt Nam

Bộ máy tổ chức của Công ty LeLong có sự pha trộn giữa mô hình trực tuyến chức năng và cơ cấu theo sản phẩm. Ngoài ra, nó còn mang chút hơi hướng của loại hình thái phân theo địa dư.

CHI SẢN

NHÁNH KẾ LẮP KỶ XUẤT KCS TÀI QUẢN

ĐÀ HOẠCH RÁP THUẬT LẮC VỤ LÝ NẲNG BỘ PHẬN KINH DOANH PHÒNG IT TỒNG GIÁM ĐỐC VP.TỔNG GĐ BỘ PHẬN QUẢN LÝ CHI NHÁNH HÀ NỘI XƯỞNG TRƯỞNG CHI NHÁNH TP.HCM

Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức của công t y LeLong Việt Nam

2.1.3 KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2009-2012 Bảng 2.1: Doanh thu đạt được từ năm 2009-2012 của công ty LeLong

Doanh thu/ Năm Năm 2009 Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012 Doanh thu của công ty

mẹ & các chi nhánh 3,823,685 4,396,73 6 4,830,31 3 4,944,75 7 Sau thuế 5.07 6.82 3.90 3.99

Hình 2.7: Biểu đồ doanh thu công ty LeLong Việt Nam 8

Đơn vị tính:Nghìn đồng

- Năm 2010, doanh thu công ty LeLong Việt Nam đạt 44.486.000 USD, trong đó tỷ lệ nội địa 42%, xuất khẩu đạt 58%.

- Tháng 8/2011, doanh thu là 42.636.000 USD, nội địa 29%, xuất khẩu 71%. - Doanh thu của công ty gia tăng nhẹ trong 2 năm 2010–2011; trong giai đoạn kinh tế khó khăn, hàng tồn kho nhiều đã làm cho doanh thu sụt giảm vào năm 2012. Cuối năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 là giai đoạn khó khăn của công ty làm cho doanh thu trung bình năm 2012 so với 2009 giảm 13.77%.

2.1.4 CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

Xuất nhập khẩu: Công ty LeLong Việt Nam được biết đến như một nhà sản xuất chuyên xuất khẩu với tỷ lệ 58% năm 2010, 71% năm 2011 và 58.9% trong năm 2012.

Trách nhiệm xã hội: để đáp ứng nhu cầu của con người công ty LeLong cung cấp cho công nhân môi trường đáng tự hào, đồng thời quan tâm thoả đáng đến điều kiện làm việc hợp lý và vệ sinh môi trường công nhân. Công ty LeLong không hoàn toàn lấy tăng trưởng và lợi nhuận làm mục đích chính. Phương chăm hoạt động của công ty LeLong luôn là:"thành thật,công bằng và tôn trọng phạm vi xã hội,tích cực hưởng ứng bảo vệ nhân quyền và hoạt động công ích"

Để công bằng hoạt động thương mại và phúc lợi xã hội, nền tảng của công ty LeLong luôn quan tâm đến cộng đồng và môi trường địa phương: hỗ trợ cho học sinh, các gia đình có thu nhập thấp và các tổ chức phúc lợi xã hội. Công ty LeLong luôn muốn cống hiến sự quan tâm chân thành và chủ động sự kiện toàn và phát triển đa dạng của xã hội.

Hoạt động của công nhân: LeLong cung cấp một môi trường làm việc khoẻ mạnh,

cung cấp các loại hình giải trí, có thư viện cho công nhân mượn sách đọc. Mỗi tháng các bộ phận sẽ chuẩn bị những hoạt động có ý nghĩa sáng tạo và tổ chức không định kỳ các hoạt động thi đua đồng thời chủ động mời các gia đình công nhân hoạt động mục đích là để các hoạt động giải trí này có thể đề cao tinh thần và sự phồi hợp ăn ý với nhau.

Các uỷ viên hội đồng phúc lợi công nhân của LeLong do các bộ phận bầu ra , hội đồng không ngừng cung cấp cho công nhân nhiều hạng mục phúc lợi của cơ sở đoàn như:liên hoan cuối năm, bốc thăm trúng thưởng cuối năm, thưởng lễ tết, chúc mừng sinh nhật và quà sinh nhật, hỗ trợ chi phí du lịch cho công nhân, hỗ trợ học bổng cho con của công nhân, chi tiền tang gia cưới hỏi....chủ động quan tâm công nhân nâng cao năng suất hiệu quả làm việc.

2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

Bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong với các yếu tố phân tích then chốt như:

2.2.1. Môi trường vĩ mô.

2.2.1.1. Ảnh hưởng của luật pháp, chính trị.

Môi trường chính trị và pháp luật tác động bởi thái độ và phản ứng của con người, của chỉ trích xã hội và của chính quyền. Chủ nghĩa dân tộc có thể tác động đến môi trường kinh doanh. Môi trường pháp luật có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và càng mạnh hơn khi liên quan đến khía cạnh bảo hộ quyền lợi người tiêu dùng và tự do cạnh tranh.

Việt Nam được thế giới đánh giá là nước có tình hình chính trị ổn định và là quốc gia an toàn tại khu vực Châu Á. Tuy nhiên, luật pháp kinh doanh Việt Nam con nhiều bất cập, nhiều điều Luật chưa quy định rõ ràng, chưa nhất quán, hay thay đổi, thiếu đồng bộ trong việc thực thi giữa các cấp có thẩm quyền, các địa phương và chưa sát với tình hình thực tế gây khó khăn không ít cho các doanh nghiệp. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập, Chính phủ Việt Nam đã và đang chỉnh sửa để hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh. Tuy nhiên, các rào cản về thuế, hải quan và những thủ tục hành chính dù đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần thay đổi cho phù hợp; các hành vi buôn lậu, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trốn thuế vẫn còn là vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Luật doanh nghiệp thống nhất chính thức được ban hành và áp dụng từ năm 2006 (thay thế dần cho Luật Doanh nghiệp cũ và Luật Doanh nghiệp Nhà Nước) nhằm thể hiện sự bình đẳng trong đối xử của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế.

Công ty cần phải nghiên cứu lịch trình thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty và phải nghiên cứu luật chơi mới trong sân chơi toàn cầu hoá hiện nay.

Ngoài ra, để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, Chính phủ cũng đã có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Đây là thuận lợi to lớn của doanh nghiệp trong việc huy động vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.2. Ảnh hưởng về kinh tế.

và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong giai đoạn tới. Với tỉ lệ tăng GDP vào khoảng trên 5,9%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao và lý tưởng đối với tiềm năng phát triển thị trường; điều này cho phép dự báo sẽ có sự gia tăng đáng kể về dung lượng thị trường, nhất là đối với sản phẩm thuộc ngành năng lượng tiêu dung.

ĐVT: USD/người

Hình 2.8 : Biểu đồ thể hiện GDP bình quân đầu người tính bằng USD qua các năm9.

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy, nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định. Được thể hiện từ năm 2000 đến năm 2012, tăng trưởng kinh tế đã phục hồi trở lại, liên tục đạt tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty LeLong Việt Nam yên tâm đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Tình hình lạm phát trong những năm gần đây tương đối cao nhưng đã được kiểm soát tương đối tốt. Chính sách tiền tệ, chính sách ngoại hối, tỉ giá ngoại tệ tương đối ổn định.

Lãi suất được điều tiết bởi Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo ổn định, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây lãi suất cho vay

tiền đồng Việt Nam tương đối ổn định.

Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP nếu thời kỳ 2006-2010 lên đến 39,2%/năm, thì từ năm 2011 đến nay đã liên tục giảm xuống. Năm 2011 còn 31,8%, năm 2012 còn 30,5%, kế hoạch 2013 là 30%, ước thực hiện năm 2013 giảm còn 29,1%. Điều này đã làm cho chênh lệch giữa tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP và tỷ lệ để dành/GDP giảm xuống khá nhanh. Năm 2008 là 6,3%, năm 2009 tăng 9,97% do kích cầu, thì năm 2010 đã giảm xuống còn 7,8%, năm 2011 còn 2,8%, năm 2012 gần như không đáng kể và khả năng năm 2013 chênh lệch tỷ lệ trên còn mang dấu âm sẽ giảm xuống còn ở mức thấp hơn 10

.

Đây là xu hướng tích cực để giảm dần áp lực dựa chủ yếu vào yếu tố tăng lượng vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế.

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ tháng 7/1995; được kết nạp vào APEC tháng 11/1998; đã và kết các Hiệp định thương mại đa phương, song phương với nhiều quốc gia, đặc biệt là BTA (2000); đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới-WTO; và tham gia vào nhiều tổ chức, ký kết nhiều hiệp định thương mại khác. Có thể xem như là chiếc chìa khoá mở toang cánh cửa cho việc thông thương trong môi trường toàn cầu hoá, nó sẽ mở ra những cơ hội to lớn cũng như những thách thức không nhỏ cho Công ty LeLong Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.

2.2.1.3. Ảnh hưởng về văn hoá, xã hội, địa lí và nhân khẩu.

- Về văn hoá: Môi trường văn hoá xã hội tác động đến lối sống, nhu cầu và sở thích của con người. Có thể nói, với tư cách là yếu tố môi trường, văn hoá có ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động của các doanh nghiệp.

Văn hoá có ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chiến lược như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược chung, các quyết định về mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh.

Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sách lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể là hoạt động thị trường trong quá trình kinh doanh.

Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Tác động của văn hoá đến hoạt động kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp.

Việt Nam có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của quá trình hội nhập, nhiều nền văn hoá nước ngoài đã thâm nhập vào Việt Nam, nhất là tại những đô thị lớn, tầng lớp trung lưu và giới thanh niên đã bị ảnh hưởng rất nhiều về lối sống, cách suy nghĩ. Điều đó đã tác động đến hành vi tiêu dùng, mua sắm của họ: xu hướng ưa chuộng hàng ngoại, quan tâm đến thương hiệu, chất lượng, giá trị của sản phẩm.

Trình độ văn hoá của người Việt Nam ngày càng được nâng cao, người tiêu cùng Việt Nam không những đòi hỏi sản phẩm phải có giá trị vật chất mà còn lớn hơn là giá trị phi vật chất. Đây chính là yếu tố cần quan tâm khi xây dựng chiến lược phát triển của công ty LeLong Việt Nam.

- Về nhân khẩu, xã hội: Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về quy mô dân số. Với 90 triệu người, chúng ta có 90 triệu người tiêu dùng. Điều đó cho thấy, Việt Nam là thị trường lớn, tiềm năng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và đây cũng là thời điểm “dân số vàng”… Việt Nam đang có nhiều cơ hội để liên kết quốc gia, khu vực trong chuỗi giá trị toàn cầu khi nền kinh tế của đất nước ngày càng hội nhập sâu, rộng với khu vực và thế giới. Điều đó sẽ tạo đà cho Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Đây là một trong những nhân tố hấp dẫn đối với nhà kinh doanh vì có thể nói đây chính là yếu tố tạo nên thị trường. Dân số tăng có nghĩa là nhu cầu của con người tăng, nhưng không có nghĩa là thị trường tăng lên trừ khi có đủ sức mua. Nếu dân số tăng gây sức ép quá mức cho nguồn cung ứng thực phẩm và tài nguyên hiện có thì chi phí sẽ tăng vọt và mức lời sẽ giảm xuống.

Dân số nước ta đông và ngày càng tăng qua các năm nên có thể nhận thấy thị trường tiêu thụ nội địa cho các doanh nghiệp còn nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác hết. Hơn nữa, việc khai thác triệt để thị trường trong nước cũng là một nhiệm vụ có tính chất chiến lược quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành nhằm ổn định thị trường trong nước, cạnh tranh với hàng ngoại nhập và làm cơ sở nền tảng để xuất khầu ra nước ngoài.

Ngoài ra, thị hiếu của người tiêu dùng cũng khác nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp. Thông thường, ở khu vực nông thôn (người có thu nhập thấp) quan tâm nhiều đến số lượng, giá cả trong khi người dân thành thị (người có thu nhập cao) quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng, mức độ an toàn. Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong việc phân khúc thị trường của công ty LeLong khi xây dựng định hướng kinh doanh trong nước.

-Về địa lý, điều kiện tự nhiên:

Việt Nam là một quốc gia nửa lục địa có bờ biển trải dài suốt chiều dọc của đất nước, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nguồn tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi. Rừng có nhiều hệ sinh thái đặc sắc đa dạng; bờ biển dài, sông ngòi có nhiều kênh rạch.

Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang làm cho tài nguyên bị khai thác bừa bãi. Tình trạng khai thác rừng bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá và thu hẹp nhanh chóng khiến cho các diễn biến về khí hậu và thời tiết trong những năm gần đây ngày càng thất thường, phức tạp; Về tài nguyên đất, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ ở nước ta

Một trong những lợi thế của Công ty LeLong Việt Nam là có một hệ thống nhà máy sản xuất từ Miền Bắc vô Miền Nam với các vị trí kinh doanh thuận lợi, có tiềm năng để khai thác vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu kỹ yếu tố môi trường tự nhiên này để có thể có những dự báo tin cậy và có chiến lược phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm chủ lực của mình nói riêng, các sản phẩm thuộc ngành năng lượng nói chung.

2.2.1.4. Ảnh hưởng về công nghệ - kỹ thuật.

Một trong những yếu tố mà doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và thích ứng được với điều kiện cạnh tranh trên thị trường là trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ được vận dụng vào doanh nghiệp.

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã cung cấp hay tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành mua hoặc tự mô phỏng để có được máy móc công nghệ hiện đại nhằm nâng cao công suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,… Do vậy, doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh phải ứng dụng được máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại.

Hơn nữa, để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Chính phủ đã khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ. Điều tất yếu là doanh nghiệp nào tiếp cận, vận dụng máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại thì khả năng đứng vững và giành thắng thắng lợi trong cạnh tranh càng lớn. Điều quan trọng cần chú ý là máy móc, công nghệ hiện đại phải phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền công nghệ thế giới đã và đang phát triển từng ngày nhất là công nghệ thông tin, viễn thông đã làm cho thế giới như nhỏ lại và không còn nhiều rào cản như trước. Vì vậy, với xu hướng hội nhập hiện nay, việc tranh thủ tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến là một tất yếu khách quan cho quá trình phát triển kinh tế.

Cùng với xu hướng chung đó, Công ty LeLong Việt Nam cần đặc biệt lưu ý thường xuyên cập nhật công nghệ thông tin, tổ chức nghiên cứu phát triển sao cho sản phẩm kinh doanh của mình có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh công ty LeLong Việt Nam đến năm 2020 (Trang 39)