0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các đối thủ cạnh tranh của Công ty LeLong Việt Nam

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY LELONG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 51 -51 )

8. Khung nghiên cứu

2.2.4.2. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty LeLong Việt Nam

Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm accu không sôi động như các sản phẩm khác. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có các sản phẩm có tên tuổi như GS, Đồng Nai (Công ty Pinaco), Globe (công ty LeLong)... ngoài ra hiện nay cũng xuất hiện một số sản phẩm accu nhập khẩu như: Panasonic, Solitte…kể cả

chính thức và tái nhập (sản xuất trong nước xuất rồi tái nhập). Nhìn chung ở Việt Nam sản phẩm accu được cung cấp ra thị trường theo 2 nguồn:

* Sản xuất trong nước: nguyên liệu ngoại nhập trong đó Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc là 3 nước chiếm ưu thế trong việc cung cấp các linh kiện vào.

* Nhập nguyên các sản phẩm: được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau nhưng đa số là nhập lậu.

Về cung thị trường: Hiện nay, sản phẩm accu trên thị trường Việt Nam với nhiều chủng loại sản phẩm accu trong và ngoài nước. Loại accu dẫn đầu vẫn tập trung vào các hãng có tên tuổi như GS, Pinaco, Panasonic, SB…bên cạnh đó còn có một số bình Accu do một số Công ty khác trong nước sản xuất như ắc quy Vĩnh Phú, Tia Sáng và một số hàng nhập khẩu chính nghạch và phi chính nghạch khác. Các hãng đang có xu hướng tăng mức tiêu thụ của mình tăng thêm so với các năm trước đó, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Về cầu thị trường: thị trường tiêu dùng mặt hàng accu đang có xu hướng mở rộng vì hiện tại trên thị trường xuất hiện nhiều các phương tiện giao thông cũng như mức thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy mặt hàng accu cho xe máy và xe ô tô sẽ có tiềm năng tiêu thụ lớn trong thời gian tới.

Theo dự đoán của công ty LeLong đến năm 2020 tại thị trường Việt Nam đối thủ công ty LeLong Việt Nam vẫn là hai sản phẩm công ty GS của Nhật Bản và accu Pinaco Đồng Nai. Hai đối thủ này hiện nay và sau này luôn cạnh tranh với Công ty LeLong về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như thương hiệu.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Hiện tại trên thị trường hiện nay xuất hiện một số hãng sản xuất các loại accu có chất lượng kém nhưng giá lại rẻ như: Jucon, Tia Sáng, Cente, Thailand…đặc điểm của các sản phẩm này là được sản xuất gia công trong nước, chất lượng kém, không ổn định và giá cả thấp. Nhưng lại có mạng lưới tiêu thụ khá rộng về khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Tây nguyên.

2.2.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Trong tất cả sự kiện và xu hướng môi trường có thể ảnh hưởng đến vị trí chiến lược của một doanh nghiệp, ảnh hưởng cạnh tranh thường được xem là quan trọng

nhất. Ma trận hình ảnh cạnh tranh giúp nhận diện các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty LeLong về những ưu, khuyết điểm của họ.

Bảng 2.2: Ma trận đánh giá hình ảnh cạnh tranh

Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng LeLong Việt Nam GS Việt Nam12 PINACO13 Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1.Khả năng tài chính-huy

động vốn. 0,12 3,50 0,42 3,50 0,42 2,50 0,30 2.Năng lực sản xuất chế

biến. 0,10 3,50 0,36 3,20 0,33 2,50 0,26

3. Khả năng cạnh tranh về

sản phẩm và giá. 0,09 3,00 0,27 2,90 0,26 3,50 0,32 4.Chất lượng nguồn nhân

lực. 0,09 3,10 0,28 2,80 0,25 3,50 0,32

5.Mạng lưới phân phối. 0,11 2,80 0,32 3,20 0,36 3,20 0,36 6.Lợi thế về vị trí địa lý. 0,12 4,00 0,47 3,00 0,35 2,50 0,29 7.Năng lực kinh doanh

marketing.

0,06 2,50 0,15 2,80 0,17 3,00 0,18 8.Chất lượng sản phẩm. 0,09 2,80 0,26 2,60 0,24 3,00 0,28 9.Khả năng đa dạng hóa

và phát triển sản phẩm. 0,10 2,80 0,29 3,00 0,31 3,00 0,31 10.Sự hỗ trợ của Nhà

nước về xuất khẩu 0,11 3,50 0,39 3,50 0,39 2,00 0,22

Cộng 1,00 3,20 3,08 2,83

Cách xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh như sau:

-“ Các yếu tố thành công” được lấy từ kết quả của phương pháp chuyên gia, tác giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành và chọn lấy 10 yếu tố được 12GS Việt Nam:Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam;

các chuyên gia cho là quan trọng nhất, có tính quyết định đến cạnh tranh của ngành. Các yếu tố được thể hiện trong ma trận là kết quả của việc phỏng vấn 10 chuyên gia.

-“Mức độ quan trọng” của các yếu tố chung của ngành được đo bằng phương pháp chuyên gia:

-Xác định điểm “phân loại” của các doanh nghiệp GS Việt Nam và của các doanh nghiệp khác căn cứ vào tình hình hoạt động của đối thủ cạnh tranh đã được phân tích.

Từ kết quả tính toán ở Bảng ta thấy, với số điểm quan trọng là 3.20/4 cho thấy năng lực cạnh tranh của Công ty LeLong Việt Nam cao hơn năng lực cạnh tranh của GS Việt Nam và PINACO.

- So với GS Việt Nam, Công ty LeLong Việt Nam có nhiều ưu thế hơn về năng lực sản xuất chế biến; về chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là Công ty LeLong Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi hơn. Công ty LeLong Việt Nam và GS Việt Nam đều có khả năng về tài chính-huy động vốn; những yếu tố còn lại lợi thế giữa 2 đơn vị này có sự hơn kém nhau không đáng kể.

- Đối với PINACO, Công ty LeLong Việt Nam có thuận lợi hơn về vị trí địa lý, về tài chính-huy động vốn. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh về sản phẩm và giá, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực kinh doanh marketing, thì lại là mặt hạn chế của Công ty LeLong Việt Nam so với các doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY LELONG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 51 -51 )

×