0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược nghiên cứu thị trường để

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY LELONG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 91 -91 )

8. Khung nghiên cứu

3.4.2.3. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược nghiên cứu thị trường để

để xây dựng chính sách marketing hiệu quả.

Nội dung thực hiện: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu thị trường để có thông tin về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh có hiệu quả, từ đó có các chính sách marketing hiệu quả nhằm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm thuộc Công ty, giữ vững uy tín của một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp Accu, bình ắc quy và các sản phẩm công nghiệp. Để làm điều đó, Công ty cần thực hiện một số nội dung sau như: Xác lập các nhu cầu thông tin cần thiết.Thông tin về diễn biến và xu thế của môi trường vĩ mô, về đối thủ cạnh tranh, điều tra thị trường về tình hình phát triển của sản phẩm trên thị trường, thái độ của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty. Xác định nguồn thu thập và xử lý thông tin. Nguồn thông tin từ khách hàng là rất quan trọng và có ích cho doanh nghiệp. Để đạt được yêu cầu về thông tin, doanh nghiệp cần thực hiện các hình thức thu thập thông tin sau đây:

o Tổ chức các cuộc phỏng vấn, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: bố trí chuyên viên nghiên cứu thị trường tại các cửa hàng, đại lý, siêu thị để phỏng vấn trực tiếp trong thời gian khách hàng chờ thực hiện thủ tục.

o Tổ chức hội nghị khách hàng đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý ghi nhận ý kiến đóng góp nhằm cải tiến sản phẩm ngày càng tốt hơn. o Tổ chức các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường bằng các phiếu thăm dò ý kiến khách hàng kèm tặng quà.

- Thực hiện nghiên cứu thị trường cần chú ý đến từng loại đối tượng khách hàng như đã phân loại ở mục trên nhằm nắm bắt được xu hướng, sở thích và khả năng tài chính của từng loại khách hàng mà xây dựng chính sách marketing, chính sách phát triển sản phẩm phù hợp theo từng phân khúc thị trường.

- Trên cơ sở thông tin từ nghiên cứu thị trường phải mạnh dạn đề xuất các giải pháp khắc phục các điểm hạn chế của mình và phát triển các dịch vụ phù hợp nhu cầu thị trường.

- Các phiếu điều tra được thiết kế tùy theo mục đích nghiên cứu cụ thể của từng đợt và được phát đến khách hàng dựa vào mạng lưới các cửa hàng, đại lý.

- Thuê các công ty chuyên ngành nghiên cứu thị trường tổ chức các nghiên cứu chuyên sâu để cải tiến chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng và nắm bắt nhu cầu, thị hiếu sử dụng sản phẩm của khách hàng.

- Bộ phận tiếp thị bán hàng của Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiện.

3.4.3. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh.

Nội dung thực hiện: Sản xuất đa dạng các mặt hàng kinh doanh để làm tăng giá trị của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một số nội dung để thực hiện đa dạng hoá sản phẩm như: Tiến hành thu thập và xử lý thông tin về nhu cầu thị trường, về đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó nhận dạng những loại sản phẩm có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường để tiến hành sản xuất đa dạng hoá; thường xuyên nghiên cứu cho ra thị trường những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cũng chú trọng công tác cải tiến mẫu mã, nâng cao tính năng sử dụng của sản phẩm nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, cung cấp thông tin hai chiều giữa Công ty với cửa hàng, đại lý. Đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu các sản phẩm thay thế thuộc cùng ngành để tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có.

Tuy nhiên, đối với những sản phẩm mới, tùy theo từng phân khúc thị trường mà có chính sách bán hàng phù hợp để tiêu thụ sản phẩm đảm bảo mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Nhu cầu thị trường hiện nay là rất phong phú, đa dạng, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, thu nhập, thói quen tiêu dùng,…Do vậy, trong công tác nghiên cứu sản phẩm cần chú trọng vấn đề này để sản phẩm sản xuất ra đáp ứng tốt nhất cho từng đối tượng. Thực hiện tốt vấn đề này không những nâng cao uy tín, nhãn hiệu sản phẩm mà còn khai thác tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng.

Tính khả thi của giải pháp:

phẩm nhằm khai thác tối đa nhu cầu thị trường;

- Việc đầu tư trang bị hệ thống máy móc hiện đại của Công ty thuận lợi cho việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm;

- Với dân số hiện nay là trên 90 triệu và trên 1,4 triệu chiếc Ô tô; trên 35 triệu xe máy.

người thì nhu cầu thị trường đối với mặt hàng này là rất cao, thị trường tiêu thụ còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết;

3.4.4. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm và giá cạnh tranh.

Nội dung thực hiện: Thay đổi mẫu mã mới cao cấp hơn, đẹp hơn, nâng cao tính năng của sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay, sản phẩm thay thế nhiều, rào cản xâm nhập ngành thấp. Vì vậy Công ty cần có chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng để có thể cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại, đặc biệt là cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong điều kiện hội nhập hiện nay. Đầu tư máy móc thiết bị ở những khâu sử dụng nhiều lao động thủ công, để giảm bớt chi phí lao động, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiếp tục thực hiện và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn ISO .

Tổ chức thi đua khen thưởng cho các sáng kiến, cải tiến làm lợi cho Công ty nhất là trong sản xuất nhằm, phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Sử dụng các định mức kỹ thuật trong sản xuất; tuyên truyền giáo dục mọi người có tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí nhằm hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt có năng lực chuyên môn và trình độ quản lý, kỹ năng lãnh đạo giỏi để thực hiện tốt công g tác quản lý. Tổ chức bộ máy nhân viên tinh gọn, bố trí lao động phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ để tăng năng suất lao động. Phân định rõ hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của mình. Xác định kinh doanh là phải có lợi nhuận, còn hoạt động công ích là nhắm đến lợi ích cộng đồng, giá trị mang lại cho cộng đồng được xác định là cao nhất.

- Khả năng nghiên cứu và phát triển của Công ty tốt sẽ tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu sản phẩm có tính năng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

- Tổng Công ty đang thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000.

- Máy móc thiết bị được trang bị hiện đại. Các phòng ban đơn vị đã chủ động lập kế hoạch đầu tư các hệ thống kho bãi, phát huy tốt hiệu quả, chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún các kho nhỏ có hiệu quả sử dụng thấp.

3.5. Một số kiến nghị.

3.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, kiểm soát chặt chẽ và hạn chế đến mức tối thiểu lượng hàng hoá nhập lậu qua biên giới ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh tại thị trường trong nước. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. - Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường nước ngoài. Cung cấp kịp thời thông tin hữu ích về thị trường, chính sách mới, hệ thống pháp luật nước sở tại thông qua các tham tán thương mại, văn phòng Đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài cho các doanh nghiệp. Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại hiệu quả và tạo thương hiệu cho các sản phẩm các năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

3.5.2. Kiến nghị đối với các Bộ ngành

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Đề nghị Bộ xem xét lại các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn gặp khó khăn về kinh tế xã hội. Cần phải có những chính sách nới lỏng hơn nữa về thuế, thủ tục hải quan,… nhằm giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh của mình.

- Ngân hàng Nhà nước: nghiên cứu qui chế tín dụng bảo đảm tiền vay, có ưu tiên cho các doanh nghiệp có uy tín và tài chính lành mạnh; Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu thanh toán xuất khẩu, bao gồm chiết khấu trả chậm, bảo lãnh thanh toán để duy trì thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới trong trường hợp có khó khăn về thanh toán phải bán trả chậm.

3.5.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp trong ngành

Các doanh nghiệp trong ngành sản xuất cần phải tạo được các quan hệ với nhau nhằm tránh tình trạng hoạt động phân tán, manh mún bị khách hàng lợi dụng ép giá, tạo dần cơ sở cạnh tranh lành mạnh, từng bước xây dựng tinh thần cộng đồng doanh nghiệp, tạo ra sức mạnh tổng hợp để cạnh tranh trên thương trường thế giới. Đồng thời phải lien kết lại với nhau, trên nguyên tắc tự nguyện, công khai, bình đẳng.

Các doanh nghiệp cùng ngành phải thường xuyên tập hợp những ý kiến phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong kinh doanh cũng như nguyện vọng của các doanh nghiệp khác. Trên cơ sở đó, đề nghị với Chính phủ, các Bộ ngành những biện pháp cụ thể để giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp.

Giữa các doanh nghiệp phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để có được đối sách chung phù hợp với từng thị trường, từng khách hàng, tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng xuất khẩu để khách hàng lợi dụng ép giá gây ảnh hưởng đến lợi ích chung làm giảm năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp không nên chạy theo số lượng tự hạ giá bán ảnh hưởng đến lợi ích chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích và dự báo nhu cầu sản phẩm của Công ty, tác giả đã xây dựng chiến lược phát triển của Công ty LeLong Việt Nam đến năm 2020. Đồng thời qua phân tích các phương án khai thác, khắc phục các yếu tố tác động đến hoạt động của Công ty và đánh giá mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố, xác định các yếu tố then chốt bằng sơ đồ xương cá, tác giả đã xác định 6 nhóm giải pháp chiến lược then chốt sau:

(1) Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

(2) Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu; (3) Giải pháp đa dạng hoá các mặt hàng;

(4) Giải pháp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; (5) Giải pháp củng cố và phát triển thị trường theo chiều sâu;

(6) Giải pháp nghiên cứu thị trường để xây dựng chính sách marketing hiệu quả.

Để tính khả thi được nâng cao, các chiến lược này phải được kết hợp thực hiện đồng bộ và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Công ty.

PHẦN KẾT LUẬN

Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa sống còn, là một phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi của mình trong quá trình phát triển.

Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay nếu chỉ dựa vào những ưu thế trước đây mà không thích ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường thì khó có thể đứng vững và giành thắng lợi được. Thực tế hiện nay vẫn còn không ít doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện việc hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp mình một cách nghiêm túc và khoa học. Do vậy, đề tài này trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp và trên cơ sở đó vận dụng chiến lược phát triển của Công ty LeLong Việt Nam đến năm 2020.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ chủ yếu, chúng ta tiến hành phân tích các khả năng khai thác các cơ hội, điểm mạnh và hạn chế, khắc phục các điểm yếu và nguy cơ đó; sử dụng sơ đồ xương cá để đánh giá mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố và xác định các yếu tố then chốt. Từ đó, xác định các giải pháp thực hiện nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Công ty. Qua đó, tác giả xác định 6 nhóm giải pháp thực hiện chiến lược phát triển then chốt của Công ty LeLong Việt Nam đến năm 2020 như sau:

(1) Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (2) Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu; (3) Giải pháp đa dạng hoá các mặt hàng;

(4) Giải pháp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; (5) Giải pháp củng cố và phát triển thị trường theo chiểu sâu;

(6) Giải pháp nghiên cứu thị trường để xây dựng chính sách marketing hiệu quả.

Thực hiện linh hoạt và đồng bộ các giải pháp được đề ra sẽ góp phần mang lại thắng lợi trong việc thực hiện mục tiêu của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Tổng Công ty phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của Công ty.

Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp là một vấn đề rộng và phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và có sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy, với thời gian và khả năng còn hạn chế, các kết quả nghiên cứu còn nhiều điều phải bổ sung, hoàn thiện. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC

1. Hà Minh Thiện Hảo (2013). Văn hóa doanh nghiệp, yếu tố quan trọng trong kinh doanh - Culture in Corporations, Major factor in business, Tạp chí

Kinh tế - Công nghiệp, Số 01-tháng 9/2013, 76-79, ISSN: 0866-8124

2. Hà Minh Thiện Hảo (2014). Nghề nuôi ngựa Đức Hòa, nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn- Duc Hoa horse breeding, a cultural beauty should be preserved, Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp, Số 02-tháng 01/2014, 69-74, ISSN: 0866-8124

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đào Duy Huân (2007). Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế. NXB Thống Kê.

[2]. David, Fred R. (2003). Khái niệm quảm trị chiến lược. NXB Thống Kê.

[3]. Fredr. David, Biên dịch: Trương Công Minh – Trần Tuấn Thạc – Trần Thị Tường Như (2006). Khái Luận về quản trị chiến lược. NXB Thống Kê.

[4]. Garry D.Smith – Danny R.Arnol – Dbobby G.Bzzell, Biên dịch: Bùi Văn Đông – Hoàng Oanh (2008). Cẩm nang chiến lược và sách lược kinh doanh. NXB Thống Kê. [5]. Hax, A.C và Wilde II, D.L (2001). Dự án Delta khám phá các nguồn tiềm năng sinh lãi mới trong nền kinh tế kết nối. Palgrave, New York.

[6]. Hồ Đức Hùng (2000). Quản trị toàn diện doanh nghiệp. NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.

[7]. Kotler, Philip (1997). Quảng trị Marketing, người dịch: Vũ Trọng Hùng. NXB Thống Kê.

[8]. Lê Ngọc Phương Anh tổng hợp (2007). Tư duy chiến lược. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[9]. Lê Thế Giới – Nguyễn Thanh Liêm – Trần Hữu Tài (2007). Quản trị chiến lược. NXB Thống Kê.

[10]. Nguyễn Cảnh Chất (2007). Quản trị chiến lược con đường đi đến sự thành công. NXB Lao động – Xã hội.

[11]. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007). Nghiên cứu thị

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY LELONG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 91 -91 )

×