0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đối với thị trường trong nước

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY LELONG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 47 -47 )

8. Khung nghiên cứu

2.2.2.1.1. Đối với thị trường trong nước

Khách hàng của Công ty LeLong Việt Nam gồm cả khách hàng là người tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp.

- Người tiêu dùng cá nhân là khách hàng tiêu thụ các sản phẩm: Bình ắc quy khô, bình ắc quy ướt, accu…Hiện nay nhóm khách hàng này là đối tượng chính mang lại lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong nước của Công ty LeLong Việt Nam. Đây là đối tượng khách hàng cần đặc biệt quan tâm khi mà trong tương lai sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hàng hoá, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều sản phẩm thay thế nên khách hàng có nhiều sự chọn lựa . Nếu sản phẩm của Công ty LeLong Việt Nam có chất lượng, mẫu mã tốt, phong phú, đa dạng mới có khả năng chiến thắng và giành thắng lợi trong cạnh tranh.

- Khách hàng doanh nghiệp: gồm các nhà sản xuất, lắp ráp linh kiện; các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, các nhà kinh doanh bán lẻ như: đại lý, cửa hàng trưng bày sản phẩm,…

Do giá trị sử dụng và tính chất của mặt hàng kinh doanh không có sự khác biệt nhiều so với sản phẩm thay thế nên để duy trì được hệ thống tiêu thụ tốt với các khách hàng truyền thống và tạo thêm khách hàng mới, Công ty LeLong Việt Nam phải xây dựng được lợi thế cạnh tranh thông qua giá, chất lượng, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, khả năng cung ứng, các dịch vụ chăm sóc khách hàng và đặc biệt là phải tăng cường công tác marketing.

Trong các khách hàng doanh nghiệp của Công ty LeLong Việt Nam thì các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực (chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có qui mô vừa và nhỏ) có lúc là đối tác tiêu thụ hàng hoá với khối lượng lớn, có lúc họ lại là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty LeLong Việt Nam.

2.2.2.1.2. Đối với thị trường nước ngoài:

“ Dự kiến đến năm 2050, nhu cầu năng lượng trên toàn cầu sẽ tăng 50% và nhu cầu về năng lượng tại Việt Nam sẽ tăng lên 15 lần. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không kịp thời có những chính sách phát triển năng lượng bền vững, nhiều khả năng Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng trong giai đoạn 2030-205011

…” Tổng hợp khái quát tình hình nhập khẩu sản phẩm năng lượng trên cho chúng ta thấy thị trường xuất khẩu hiện nay trên thế giới còn rất nhiều thị trường tiềm năng mà Công ty LeLong Việt Nam hiện chưa khai thác được, việc cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu chủ yếu vẫn là yếu tố cạnh tranh về giá.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY LELONG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 47 -47 )

×