Nhóm giải pháp thực hiện các chiến lược về thị trường

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh công ty LeLong Việt Nam đến năm 2020 (Trang 88)

8. Khung nghiên cứu

3.4.2. Nhóm giải pháp thực hiện các chiến lược về thị trường

3.4.2.1.Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.

Nội dung thực hiện: Đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hành nước ngoài, tăng cường công tác tiếp thị nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ từ các nước trên thế giới.

Đi đôi với việc củng cố và phát triển thị trường trong nước là việc không ngừng mở rộng, phát triển thị trường nước ngoài. Không ngừng tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng mới ở những thị trường tiềm năng bên cạnh việc duy trì tục mối quan hệ ổn định với khách hàng truyền thống. Để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu, Công ty cần thực hiện một số nhiệm vụ sau: Duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với những khách hàng

truyền thống như Đài Loan, Phillipines, Malaysia, Inđônesia,…Tổ chức các chuyến đi khảo sát, tiềm hiểu thị trường nước ngoài; tìm kiếm khách hàng mới thông qua internet, những đợt hội chợ thương mại quốc tế được tổ chức trong và ngoài nước hoặc từ những kiều bào hay trung gian giới thiệu; gửi mẫu, catologe tới những nước, khu vực có tiềm năng nhưng chưa được khai thác; tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại, quan hệ chặt chẽ với các tham tán thương mại tại các nước nhằm nắm rõ thông tin thị trường, các chế độ chính sách mới, nhu cầu thị trường… để có những đánh giá chính xác về thị trường xuất khẩu. Từ đó có chiến lược sản xuất và marketing phù hợp.

Bên cạnh việc xuất khẩu cần đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng phụ trợ nhằm làm tăng giá trị gia tăng và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu; do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng của người dân ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực là khác nhau.

Vì vậy, cần chú ý nghiên cứu và phân tích kỹ để có mẫu mã, thành phần cấu tạo nên sản phẩm,… phù hợp trước khi tiến hành xuất khẩu tránh tình trạng hàng hoá xuất khẩu bị trả về gây tổn thất kinh tế, ảnh hưởng đến uy tín và mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa khách hàng với Công ty. Tùy từng thời điểm, từng điều kiện cụ thể, công ty có thể áp dụng một vài chính sách ưu đãi như về phương thức thanh toán, giá cả,… trên cơ sở có cân nhắc đến hiệu quả lâu dài để khuyến khích xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài. Phải đảm bảo uy tín về chất lượng sản phẩm xuất khầu trên cơ sở thực hiện và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO.

Tính khả thi của giải pháp thể hiện qua:

- Hàng năm tổ chức lãnh đạo thuộc Công ty những chuyến đi nước ngoài để khảo sát, tìm kiếm thị trường ở những thị trường tiềm năng như Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ;

- Công ty thường xuyên tham gia hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế; - Nhu cầu lương thực, thực phẩm trên thế giới ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và ngày càng có nhiều đối tác xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh công ty LeLong Việt Nam đến năm 2020 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)