8. Khung nghiên cứu
3.3.1.3. Phân tích khả năng khai thác cơ hội
Căn cứ các cơ hội được lấy từ kết quả phân tích điểm mạnh tại chương 2 (mục 2.2.3.1) và mức độ tác động được sử dụng kết quả của ô “mức độ quan trọng” tại bảng 2.10 chương 2-Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Công ty LeLong Việt Nam, tác giả xác định các giải pháp nhằm khai thác các cơ hội của Công ty LeLong Việt Nam như sau:
Nội dung Mức độ tác động
Giải pháp khai thác các cơ hội
Tình hình chính trị-xã hội trong nước ổn định.
Mạnh Tận dụng những chế độ, chính sách ổn định để tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh ra nước ngoài.
Vị trí địa lý thuận lợi. Mạnh Giảm chi chí vận chuyển trong việc thu mua nguyên liệu để giảm giá thành sản phẩm.
Có mối quan hệ tốt với ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Trung bình
Tạo niềm tin để duy trì uy tín với ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Kinh tế trăng trưởng ổn định, đời sống của người dân ngày một nâng cao, mức chi tiêu của người dân càng lớn, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm.
Mạnh Chủ động nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm phù hợp.
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách khuyến khích xuất khẩu.
Mạnh Chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường nước ngoài, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển cộng với việc khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu, trang bị máy móc, công nghệ hiện đại.
Mạnh Nâng cao chất lượng sản phẩm; Đa dạng hoá sản phẩm;
Tăng cường công tác tiếp thị, bán hàng để tiêu thụ nhiều sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ cả nội địa và xuất khẩu còn nhiều tiềm năng.
Mạnh Tăng cường công tác tiếp thị, bán hàng để tiêu thụ nhiều sản phẩm, mở thêm thị trường mới từ thị trường tiềm năng.
Các đối thủ cạnh tranh trong nước hiện còn yếu, quy mô nhỏ.
Trung bình
Có chính sách giá cả linh hoạt tiêu thụ sản phẩm mở rộng thị phần, thị trường.
Sự ra đời và phát triển của hệ thống các đại lý, cửa hàng
Mạnh Tăng cường sự hiện diện những sản phẩm chất lượng cao ở những hệ thống này.