8. Khung nghiên cứu
2.2.1.3. Ảnh hưởng về văn hoá, xã hội, địa lí và nhân khẩu
- Về văn hoá: Môi trường văn hoá xã hội tác động đến lối sống, nhu cầu và sở thích của con người. Có thể nói, với tư cách là yếu tố môi trường, văn hoá có ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động của các doanh nghiệp.
Văn hoá có ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chiến lược như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược chung, các quyết định về mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh.
Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sách lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể là hoạt động thị trường trong quá trình kinh doanh.
Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Tác động của văn hoá đến hoạt động kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp.
Việt Nam có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của quá trình hội nhập, nhiều nền văn hoá nước ngoài đã thâm nhập vào Việt Nam, nhất là tại những đô thị lớn, tầng lớp trung lưu và giới thanh niên đã bị ảnh hưởng rất nhiều về lối sống, cách suy nghĩ. Điều đó đã tác động đến hành vi tiêu dùng, mua sắm của họ: xu hướng ưa chuộng hàng ngoại, quan tâm đến thương hiệu, chất lượng, giá trị của sản phẩm.
Trình độ văn hoá của người Việt Nam ngày càng được nâng cao, người tiêu cùng Việt Nam không những đòi hỏi sản phẩm phải có giá trị vật chất mà còn lớn hơn là giá trị phi vật chất. Đây chính là yếu tố cần quan tâm khi xây dựng chiến lược phát triển của công ty LeLong Việt Nam.
- Về nhân khẩu, xã hội: Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về quy mô dân số. Với 90 triệu người, chúng ta có 90 triệu người tiêu dùng. Điều đó cho thấy, Việt Nam là thị trường lớn, tiềm năng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và đây cũng là thời điểm “dân số vàng”… Việt Nam đang có nhiều cơ hội để liên kết quốc gia, khu vực trong chuỗi giá trị toàn cầu khi nền kinh tế của đất nước ngày càng hội nhập sâu, rộng với khu vực và thế giới. Điều đó sẽ tạo đà cho Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Đây là một trong những nhân tố hấp dẫn đối với nhà kinh doanh vì có thể nói đây chính là yếu tố tạo nên thị trường. Dân số tăng có nghĩa là nhu cầu của con người tăng, nhưng không có nghĩa là thị trường tăng lên trừ khi có đủ sức mua. Nếu dân số tăng gây sức ép quá mức cho nguồn cung ứng thực phẩm và tài nguyên hiện có thì chi phí sẽ tăng vọt và mức lời sẽ giảm xuống.
Dân số nước ta đông và ngày càng tăng qua các năm nên có thể nhận thấy thị trường tiêu thụ nội địa cho các doanh nghiệp còn nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác hết. Hơn nữa, việc khai thác triệt để thị trường trong nước cũng là một nhiệm vụ có tính chất chiến lược quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành nhằm ổn định thị trường trong nước, cạnh tranh với hàng ngoại nhập và làm cơ sở nền tảng để xuất khầu ra nước ngoài.
Ngoài ra, thị hiếu của người tiêu dùng cũng khác nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp. Thông thường, ở khu vực nông thôn (người có thu nhập thấp) quan tâm nhiều đến số lượng, giá cả trong khi người dân thành thị (người có thu nhập cao) quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng, mức độ an toàn. Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong việc phân khúc thị trường của công ty LeLong khi xây dựng định hướng kinh doanh trong nước.
-Về địa lý, điều kiện tự nhiên:
Việt Nam là một quốc gia nửa lục địa có bờ biển trải dài suốt chiều dọc của đất nước, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nguồn tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi. Rừng có nhiều hệ sinh thái đặc sắc đa dạng; bờ biển dài, sông ngòi có nhiều kênh rạch.
Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang làm cho tài nguyên bị khai thác bừa bãi. Tình trạng khai thác rừng bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá và thu hẹp nhanh chóng khiến cho các diễn biến về khí hậu và thời tiết trong những năm gần đây ngày càng thất thường, phức tạp; Về tài nguyên đất, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ ở nước ta
Một trong những lợi thế của Công ty LeLong Việt Nam là có một hệ thống nhà máy sản xuất từ Miền Bắc vô Miền Nam với các vị trí kinh doanh thuận lợi, có tiềm năng để khai thác vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu kỹ yếu tố môi trường tự nhiên này để có thể có những dự báo tin cậy và có chiến lược phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm chủ lực của mình nói riêng, các sản phẩm thuộc ngành năng lượng nói chung.