II. PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠ
c. Đàm thoại để tái hiện tác phẩm
Qua hệ thống câu hỏi của phần đàm thoại sẽ giúp trẻ nhớ lại trình tự câu chuyện. Tình tiết nào xảy ra trưỏc hỏi trước, tình tiết nào xảy ra sau hỏi sau, không nên sa vào nhũng tình tiết vụn vặt.
Ví d ụ : Chuyên kể “Ba cô gái”, đến tiết 3 cô có thể đặt hê
thống câu hỏi:
Câu 1: Bà vêu thương các con của bà như th ế nào? (Bà
chăm sóc các con từng ly, từng tý. Được mẹ chăm sóc ba cô đều lớn nhanh như thổi, cô nào cũng đẹp như tràng rằm).
C ãu 2: Bà già bị ốm, bà nhò ai đi gọi các con về? (B à nhờ sóc
đưa thư cho ba cô con gái).
C âu 3: Sóc đã nói với chị c ả như thê nào? (Chị c ả ơi! mẹ chị
ôm đấy, mẹ chị nhớ chị lam. chị hãy vê chăm và cho mẹ chị được gặp chị ngay đi).
Câu 4: Chị c ả đã nói gì với sóc (Thật ư sóc? Mẹ chị ốm thật
ư? Ôì chị thương mẹ chị quá! Chị chỉ muổh về thăm mẹ phị ngay! Nhưng chị còn cọ cho xong cái chậu này đã).
Tương tự như vậy cô đặt cáu hỏi với nhân vật cô Hai. cô Út...
Đàm thoại tái hiện tác phẩm có xen kẽ với việc cùng cố nhũng hiểu biết của trẻ về tác phẩm, vì -,)y yêu cáu trẻ nói có ngữ điệu đối với những câu trả lời về ngôn ngữ của các nhân vật. Một điều quan trọng trong việc sử dụng phương pháp đàm thoại là khi cô đặt câu hỏi, cần dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, không được cắt đứt liên tưởng của trẻ khi trẻ đang trả lời. Cô cần tập trung theo dõi, đánh giá sửa sai cho trẻ về phát âm, dùng từ, sử dụng câu.