Tư thê, củ chỉ vàn ét măt

Một phần của tài liệu Phương pháp cho trẻ em làm quen với tác phẩm văn học (Trang 34)

Ngoài những thủ thuật âm thanh để đọc (kể) diễn cảm tác phẩm văn học thì sức truyền cảm của âm thanh, giọng nói sẽ được nhân lên gấp nhiều lần nếu như nó được kết hợp chặt chẽ, hài hoà với sự biểu lộ trên tư thế, cử chỉ, nét m ặt của người đọc (kể).

f l , T ư t h ế

Người đọc (kểĩ cần giữ sao cho tư thê của m ình được tự nhiên, thoải mái. không gò bó, tránh đi lại lăng xăng trước măt người nghe. Thông thường với các cháu nhà tre. mẫu giáo chúng ta thưòng ngồi kẻ chuyện, đọc truyện hoặc đọc thơ cho trẻ nghe.

f2. N ét m ặt

Nét mặt của người trình bày tác phẩm văn học rất quan trọng cho việc truyền cảm tác phẩm, v ẻ mặt của người đọc (kể) giúp cho người nghe dễ dàng tiếp thu được ý nghĩa của tác phẩm. Nét m ặt người đọc (kể) phải thể hiện làm sao cho phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện. Nếu là câu chuyện vui, nét mặt người truyền thụ phải lộ vẻ hân hoan chào đón... Nếu là cáu chuyện buồn, người trình bày phải biểu lộ nét mặt buồn rầu, thương cảm. Tuy nhiên, không nên gắng sức biểu hiện một cách giả tạo, vẻ mặt phải tự nó xuất hiện khi đọc, khi kể mới có thể giúp trẻ cảm thụ sâu sắc nội dung và hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, v ẻ m ặt thờ ơ, lãnh đạm, không biểu lộ gi cả là một điều cần hết sức trán h trong khi đọc (kể) tác phẩm, nhất là khi kể (đọc) cho trẻ nghe, vì như th ế nó làm cho trẻ nhỏ không nhận thức được ý nghĩa của tác phẩm một cách đầy đủ và trọn vẹn. Tuy vậy, giáo viên chúng ta cũng cần phải chú ý, đây là loại nghệ thuật dùng âm thanh, giọng nói để truyền cảm là chủ yếu, vì vậy nên tránh lạm dụng nét mặt, làm như vậy ngưòi cảm thụ tác phẩm sẽ ít chú ý đến ngôn ngữ ngưòi truyền đạt.

/3. Cử chỉ

Cử chỉ là động tác sửa tay, cũng là một trong những phương tiện sử dụng vào việc đọc (kể) tác phẩm. Cử chỉ phải phù hợp với sự xúc động trong tâm hồn người đọc. Cử chỉ của người đọc (kê) dùng để biểu lộ thái độ của họ đối với tác phấm. các nhân vật, các sự kiện được miêu tả trong tác phẩm. Ta không nên lặp đi, lặp lại cử chỉ một cách thường xuyên, vì như vậy sẽ làm mất đi sức biếu cảm và ta cùng không nên dùng cử chỉ đe thay thê lời nói mà chỉ nên dùng để hỗ trợ cho lòi nói mà thôi. Muôn sử

dụng tư thế, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp, các cô giáo nên nghiên cứu kĩ tác phẩm.

K ế t lu â n : Phương pháp đọc (kể) diễn cảm tác phẩm văn

học cho trẻ nghe là một công việc vừa khoa học. vừa nghệ thuật, đòi hỏi ở mỗi người giáo viên (đặc biệt các cô giáo mầm non) phải công phu rèn luyện với sự nỗ lực rất cao. Trong quá trình dạy truyện thơ cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi đòi hỏi người giáo viên mầm non phải tích cực tích luỹ được những kinh nghiệm riêng của bản thân mình, để góp phần nâng cao chất lượng của những giờ đọc thơ (kể chuyện) cho trẻ.

Một phần của tài liệu Phương pháp cho trẻ em làm quen với tác phẩm văn học (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)