Tình hình thực hiện quyền và lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.Tình hình thực hiện quyền và lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các

trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1 Thực trạng việc đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong khâu tuyển dụng, kí kết hợp đồng.

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng nhƣ của tất cả mọi hoạt động trong đời sống văn hóa kinh tế xã hội. Cùng sự phát triển của các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc, lao động đã và đang trở thành bài toán cần sớm có lời giải cho sự phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh.

Nhƣ phân tích ở trên, nhìn tổng thể lao động trong các khu công nghiệp dồi dào, đáp ứng nhu cầu về số lƣợng, nhu cầu tuyển dụng, tuy nhiên chất lƣợng nguồn lao động chƣa đƣợc đáp ứng, cung về lao động phổ thông cao hơn nhiều so với cầu, còn lao động kỹ thuật công nhân lành nghề tốt nghiệp từ những trƣờng có tiếng thực sự thì coi là hàng hiếm của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi tuyển đƣợc ngƣời lao động còn phải tiến hành quá trình đào tạo lại ngƣời lao động cho phù hợp với nhu cầu cần tuyển dụng của mình.

Thời gian qua, mỗi doanh nghiệp, khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng các hình thức cung cấp thông tin tuyển dụng, thực hiện việc tuyển dụng theo các phƣơng thức khác nhau. Hình thức thông tin tuyển dụng đƣợc các khu công nghiệp áp dụng phổ biến là qua hệ thống thông tin đại chúng nhƣ trên các trang web, các báo, đài truyền hình, đài phát thanh của các địa phƣơng, sàn giao dịch việc làm, các trung tâm giới thiệu việc làm của Tỉnh đoàn, Liên đoàn lao động tỉnh. Có doanh nghiệp trực tiếp tổ chức các buổi hội thảo với chính quyền địa phƣơng để thực hiện việc cung cấp thông tin tuyển dụng lao động. Một số KCN lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ: KCN Bình Xuyên, KCN Khai Quang…có thể dễ dàng bắt gặp những tấm biển, pa-nô quảng cáo

treo trƣớc cổng doanh nghiệp với nội dƣng “ tuyển lao động”, “tuyển gấp công nhân”, “cần tuyển công nhân có tay nghề”. Nhiều doanh nghiệp còn đăng kèm cả những nội dung cụ thể nhƣ: tiền lƣơng tối thiểu, tiền thƣởng, thời gian làm việc.. nhằm thu hút sự chú ý của ngƣời lao động. Thực tế hiện nay thì các trung tâm giới thiệu việc làm chỉ là nơi cung cấp thông tin về tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển dụng hoặc thi tuyển vẫn do doanh nghiệp thực hiện, điều này làm lãng phí và tốn nhiều thời gian cho cả doanh nghiệp và ngƣời lao động.

Theo điều 26, chƣơng IV của Bộ Luật lao động: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Hợp đồng lao động phải đƣợc giao kết theo một trong những loại sau đây: + Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến 3 năm

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dƣới một năm.

Theo Điều 27 của Bộ luật lao động đƣợc sửa đổi, bổ sung: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dƣới 12 tháng.

Gần đây một số doanh nghiệp không còn khắt khe trong việc chọn lọc, tuyển dụng lao động, ngƣời lao động thì rất quan tâm đến tới các thông báo tuyển dụng lao động phổ thông của các doanh nghiệp trong các khu công

nghiệp. Đặc biệt là một số doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với mức lƣơng trung bình cao đã thu hút số đông ngƣời lao động.

Bảng 3.6 Khảo sát tình hình ký kết các loại hợp đồng trong khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Các loại hợp đồng lao động Tỷ lệ %

Ký hợp đồng lao động từ 1 đến 3 năm 51,7 % Ký hợp đồng lao động không thời hạn 20,3%

Ký hợp đồng mùa vụ dƣới 12 tháng 28%

Nguồn: Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013

Tỷ lệ ngƣời lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn chiếm 20,3%, Bảng 3.7 cho thấy ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp còn nhiều e ngại khi ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với ngƣời lao động. Việc ký kết hợp đồng lao động ngắn hạn giống con dao hai lƣỡi . Đối với ngƣời sử dụng lao động né tránh đƣợc thực hiện các chế độ chính sách đối với ngƣời lao động, còn đối với ngƣời lao động thì họ cảm nhận doanh nghiệp không quan tâm, từ đó ít gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thậm chí họ có thể bỏ doanh nghiệp bất cứ lúc nào họ muốn. Hơn nữa nhƣ chúng ta thấy những công nhân lao động có trình độ cao đẳng, đại học và công nhân kỹ thuật cao có tỷ lệ ký kết hợp đồng lao động dài hạn cao hơn so với công nhân, lao động có trình độ thấp, lao động phổ thông. Nhiều doanh nghiệp áp dụng biện pháp kéo dài thời gian thử việc đối với ngƣời lao động để giảm bớt quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhƣ áp dụng thời gian thử việc.

Theo Điều 73 Thỏa ƣớc lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và ngƣời sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt đƣợc thông qua thƣơng lƣợng tập thể. Thỏa ƣớc tập thể đƣợc ký kết giữa đại diện tập thể lao động với ngƣời sử dụng lao động hoặc ngƣời sử dụng lao động.

Thỏa ƣớc lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu để từ đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể, tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm

của cả hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động. Thực hiện ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể góp phần điều hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh không cần thiết, tạo những điều kiện cho sự gắn bó chặt chẽ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.

Theo thống kê của Ban quản lý dự án các KCN Vĩnh Phúc, lũy kế đến hết tháng 6 năm 2014 các KCN tỉnh Vĩnh Phúc có 110 doanh nghiệp hoạt động, sản xuất trong đó doanh nghiệp FDI là 81, DDI là 29 doanh nghiệp, sử dụng 37,981 lao động, có 74 công đoàn đƣợc thành lập trong đó các doanh nghiệp FDI là 58, doanh nghiệp DDI là 16. Số Doanh nghiệp có Thỏa ƣớc lao động tập thể là 44 chiếm 36,6 %, số chƣa có thỏa ƣớc lao động tập thể là 70 chiếm 63,7 %. Qua công tác phối hợp, kiểm tra tình hình thực tế các doanh nghiệp những năm gần đây, đa số các công đoàn cơ sở các doanh nghiệp đã chủ động yêu cầu ngƣời sử dụng lao động để thƣơng lƣợng, ký kết, sửa đổi bổ sung thỏa ƣớc lao động tập thể, một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả luôn duy trì việc ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể với công đoàn cơ sở, luôn sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp FDI, tỷ lệ ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể đạt thấp, việc thƣơng thảo, xây dựng còn nhiều khó khăn, nhiều thỏa ƣớc còn nặng về hình thức. Nguyên nhân do một số quy định của pháp luật chƣa rõ ràng đồng bộ, chƣa thực sự là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp, việc thỏa thuận với chủ doanh nghiệp làm tăng quyền lợi cho ngƣời lao động là rất khó khăn, hơn nữa chúng ta cũng thấy rằng kỹ năng đối thoại, thƣơng lƣợng của cán bộ công đoàn còn hạn chế, một số doanh nghiệp còn chƣa thể hiện sự quan tâm đến đời sống, vật chất của ngƣời lao động.

3.2.2. Thu nhập của ngƣời lao động trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Do nhu cầu bức thiết hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi các doanh nghiệp vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp quản lý, đặc biệt là biện pháp kinh tế. Một trong những biện

pháp kinh tế là tiền lƣơng, tiền thƣởng. Tiền lƣơng là một yếu tố quan trọng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lƣơng trong kinh tế thị trƣờng liên quan đến quan hệ lao động hay hẹp hơn là quan hệ công nghiệp, quan hệ chủ - thợ, giữa một bên là ngƣời sử dụng lao động, một bên là ngƣời lao động trên thị trƣờng lao động. Tiền lƣơng, lợi ích ngƣời lao động không đảm bảo đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc tranh chấp lao động và đình công.

Bảng 3.7: Mức lƣơng bình quân của ngƣời lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc

2010 2011 2013 Khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc 3.015 3.983 4.897

DN tƣ nhân 2.654 3.092 4.032

Khu vực DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 3.798 4.732 5.096 Nguồn Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Qua số liệu cho thấy tốc độ tăng thu nhập của ngƣời laao động trong các doanh nghiệp tƣ nhân trong KCN tỉnh Vĩnh Phúc thấp hơn hẳn tốc độ tăng thu nhập của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp khu vực nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhìn chung thu nhập của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại KCN là 3.000.000– 5.000.000 triệu đồng/1 ngƣời /1ngƣời/1tháng, các doanh nghiệp DDI là 3- 4.500.000 triệu đồng/1 ngƣời/1 tháng.

Ngoài ra mức thu nhập của ngƣời lao động trong KCN của tỉnh còn diễn ra sự chênh lệch lớn giữa thu nhập của cán bộ quản lý với thu nhập của ngƣời công nhân lao động sản xuất trực tiếp. Thu nhập thấp nhất thuộc nhóm lao động phổ thông, thu nhập cao nhất thuộc nhóm lao động kỹ thuật và nhân viên quản lý doanh nghiệp. Mức thu nhập của hai nhóm này có thể chênh lệch từ 5-10 lần. Nguyên nhân từ trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngƣời lao động có tay nghề cao có thu nhập cao hơn với lao động phổ thông và trình độ sơ cấp.

Hơn nữa, đối với lao động quản lý và lao động chuyên môn nghiệp vụ thì doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có mức tiền lƣơng bình quân cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

Bảng 3.8: Thu nhập bình quân tháng theo loại lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2012

TT Mức thu nhập

Lao động trực tiếp Lao động quản lý Thu nhập bình quân tháng Chênh lệch (Lần) Thu nhập bình quân tháng Chênh lệch (Lần) 1 Thu nhập thấp nhất 1,8 – 2 triệu 1 4 triệu 1 2 Thu nhập trung bình 2,5 – 3 triệu 1,5 8 triệu 2 3 Thu nhập cao nhất 5 triệu 3,5 20 triệu 5

Nguồn : Tính toán từ báo cáo của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012

Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động dựa trên mức lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định, mức lƣơng thấp nhất không thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng do nhà nƣớc quy định. Công nhân trả lƣơng cao hơn mức lƣơng tối thiểu và lấy đó làm mức sàn để trả lƣơng cơ bản. Theo khảo sát của tác giả cho thấy 58% ngƣời công nhân trong các KCN không hài lòng với mức lƣơng của mình, khoảng 74% lao động làm việc ổn định thƣờng xuyên, 30 % lao động không ổn định, thiếu việc làm. Mặc dù lƣơng tối thiểu tăng dần qua các năm, tuy nhiên mức thu nhập này khiến công nhân rất khó khăn trong chi tiêu và sinh hoạt, so với cƣờng độ lao động và sự tăng nhanh của giá cả dịch vụ trên thị trƣờng thì đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn. Theo nhƣ kết luận của ông Bùi Hồng Đô – Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh Phúc thu nhập của công nhân lao động nƣớc ta còn quá thấp so với các nƣớc ngang bằng Việt nam trong khu vực Đông Nam Á. Tại Malaysia, mức lƣơng tối thiểu của ngƣời lao động nƣớc này hiện là 7 triệu VND/tháng; còn mức lƣơng tƣơng ứng ở Indonesia (nƣớc khá ngang bằng với VN về kinh tế - xã hội) là khoảng 5,3 triệu VND. Vậy mà hiện tại, lƣơng tối thiểu của CN nƣớc ta ở

vùng I chỉ có 2,7 triệu VND/ngƣời/tháng. Hơn nữa ở một số doanh nghiệp lấy mức lƣơng tối thiểu làm sàn để làm sản trả lƣơng cơ bản không có hệ số nên đại đa số công nhân hƣởng lƣơng thấp. Để có thêm thu nhập hầu hết công nhân phải làm thêm giờ ngoài thời gian làm khá vất vả trong doanh nghiệp. Đặc biệt là trong những ngành dệt may trong KCN tỉnh.

Biểu 3.2 Mức chi tiêu hàng tháng của ngƣời lao động theo tiền lƣơng:

(Tỷ lệ % đánh giá trên tổng số người lao động được khảo sát)

56 35 9 Đủ Không đủ Ý kiến khác

Phần lớn ngƣời sử dụng lao động sử dụng hình thức trả lƣơng theo thời gian kết hợp với trả lƣơng theo sản phẩm. Họ lấy quy định về mứ c lƣơng tối thiểu làm căn cứ để xây dựng mức lƣơng đối với ngƣời lao động, mức lƣơng ngƣời lao động đƣợc trả thấp, nhƣng thời gian làm việc và áp lực công việc lại rất lớn.

Qua khảo sát thực tế ở một số khu công nghiệp đều thấy rằng các doanh nghiệp thực hiện đúng theo hợp đồng lao động đã ký kết. Về tiền lƣơng ngƣời lao động đều đƣợc trả lƣơng vào cuối tháng, không có tình trạng chậm lƣơng, nợ lƣơng, các doanh nghiệp đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về mức lƣơng tối thiểu, nhƣng bên cạnh đó có một số doanh nghiệp vẫn tìm mọi cách để hạ tiền lƣơng của ngƣời lao động một cách thấp nhất có thể.

Trả tiền làm thêm giờ cho người lao động: Pháp luật lao động Việt Nam từ 1947 đã quy định, ngày làm việc của công nhân lao động là 8h, 8h đƣợc xem là quỹ thời gian làm việc bắt buộc hợp lý của ngƣời lao động. Các

nƣớc trên thế giới cũng đều có quy định trong luật thời gian làm việc bắt buộc này và đều mong muốn nâng cao năng suất lao động, tăng sản phẩm thặng dƣ, rút ngắn thời gian lao động tất yếu, đóng góp tăng phúc lợi xã hội.

Thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều tăng ca để hoàn thành sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết, thƣờng làm việc 10 tiếng/ 1 ngày. Hơn nữa hầu hết công nhân làm việc trong các KCN 1 tuần đều làm ca đêm từ 3- 4 buổi, hoặc có những doanh nghiệp làm một tuần làm ngày rồi một tuần làm đêm. Khi thời gian làm việc bị kéo dài nhƣ vậy ảnh hƣởng rất nhiều đến sức khỏe và tình thần ngƣời công nhân. Theo Điều 97 của Bộ Luật lao động ngƣời làm việc vào ban đêm thì đƣợc trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lƣơng tính theo đơn giá tiền lƣơng hoặc tiền lƣơng theo công việc của ngày làm việc bình thƣờng. Ngƣời lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lƣơng theo quy định ngƣời lao động còn đƣợc trả thêm 20% tiền lƣơng tính theo đơn giá tiền lƣơng theo công việc làm vào ban ngày.

Bảng 3.9: Việc trả tiền làm thêm giờ cho ngƣời lao động tại các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Vĩnh Phúc:

(Tỷ lệ % đánh giá trên tổng số người lao động được khảo sát)

Thời điểm làm thêm

DN trả thêm

Vào ngày thƣờng Vào ngày nghỉ Vào ngày lễ

Đúng quy định 51 55 41

Vƣợt mức quy định 3 2,1 1,2

Dƣới mức quy định 2 6,8 4,5

Không biết 44 30,3 28

Nhƣ vậy tỷ lệ ngƣời lao động đi làm thêm giờ đƣợc doanh nghiệp trả thù lao theo đúng quy định của pháp luật là chƣa cao, có nhiều lao động cũng không rõ mức tiền thêm giờ mà doanh nghiệp trả cho mình đã đúng với quy

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58)