Thu nhập:

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Thu nhập:

tồn tại xã hội, quyết định phân phối, bởi chúng ta chỉ có thể thực hiện phân phối khi đã có sản phẩm phân phối. Nếu phân phối đúng sẽ là đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển, ngƣời lao động sẽ đem hết nhiệt tình và sáng tạo lao động để tăng năng suất lao đông và làm nhiều sản phẩm, nếu phân phối không hợp lý nó sẽ kìm hãm thậm chí phá hoại sản xuất, không hợp lý sẽ dẫn tới ngƣời lao động không gắn bó với xí nghiệp, không tha thiết với lao động. Thu nhập là toàn bộ những khoản tiền mà ngƣời lao động nhận đƣợc từ doanh nghiệp bao gồm tiền lƣơng, tiền thƣởng, tiền làm thêm giờ và các phụ cấp hay đƣợc hƣởng một phần lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tiền lương là hình thức biểu hiện cụ thể của quy luật phân phối theo lao động, là nguồn thu nhập nguồn sống chính của ngƣời công nhân. Tiền lƣơng là một hiện tƣợng kinh tế phản ánh tính hai mặt, một mặt tiền lƣơng phản ánh mối quan hệ của nhà nƣớc đối với doanh nghiệp, mặt khác tiền lƣơng phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngƣời lao động. Do vậy tiền lƣơng là nơi phản ánh tập trung mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế: Nhà nƣớc- doanh nghiệp và ngƣời lao động. Tiền lƣơng trong kinh tế thị trƣờng liên quan đến quan hệ lao động, quan hệ chủ - thợ, giữa một bên là ngƣời sử dụng lao động (chủ) và một bên là ngƣời lao động (thợ) trên thị trƣờng lao động

Tiền lƣơng là số tiền thù lao trả cho ngƣời lao động theo định kỳ, thƣờng là hàng tháng. Các tổ chức kinh tế,doanh nghiệp, ngƣời thuê lao động trả công cho ngƣời lao động theo số lƣợng và chất lƣợng lao động họ đã đóng góp. Mức tiền lƣơng sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do ngƣời lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Mức tiền lƣơng cũng phụ thuộc

vào nơi thuê lao động và nhu cầu, nó còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và mức độ phức tạp của công việc mà ngƣời đó đang đảm nhận, phụ thuộc vào độ dài ngày lao động và cƣờng độ lao động. Nếu nhu cầu về lao động cao thì tiền lƣơng sẽ có xu hƣớng tăng. Ngƣợc lại, tiền lƣơng sẽ có xu hƣớng giảm ở nơi thừa lao động. Tiền lƣơng của ngƣời lao động tại một số quốc gia cũng chêch lệch nếu giới tính, chủng tộc của họ khác nhau.

Ngày nay trong các doanh nghiệp, các công ty do có sự khác nhau về đặc điểm sản xuất kinh doanh nên các hình thức trả lƣơng thƣờng áp dụng không giống nhau. Thƣờng thì có hai hình thức đƣợc áp dụng là hình thức trả lƣơng theo sản phẩm và hình thức trả lƣơng theo thời gian. Hình thức trả lƣơng theo thời gian là hình thức tiền lƣơng mà số lƣợng nó nhiều hay ít tùy theo thời gian lao động của công nhân ( giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn. Tiền lƣơng tính theo sản phẩm là hình thức tiền lƣơng mà số lƣợng nó phụ thuộc vào số lƣợng sản phẩm hay số lƣợng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lƣợng công việc đã hoàn thành.

Yêu cầu thực tiễn của phân phối tiền lƣơng trong kinh tế thị trƣờng: + Khi tổ chức tiền lƣơng trong doanh nghiệp phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động. Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm thực hiện đúng chức năng của tiền lƣơng. Yêu cầu này đặt ra tiền lƣơng cần phải đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu của ngƣòi lao động và gia đình họ, tiền lƣơng phải là khoản thu nhập chính ổn định thƣờng xuyên lâu dài. Một phần đủ để họ chi trả những chi phí sinh hoạt tái sản xuất sức lao động một phần dùng cho nâng cao chất lƣợng đời sống vật chất, tinh thần. Đảm bảo đƣợc cho ngƣời lao động hăng say chú tâm vào công việc từ đó nâng cao năng suất lao động, giảm thấp chi phí, hạ giá thành cho doanh nghiệp.

+ Đảm bảo nguyên tắc công bằng phân phối tiền lƣơng và thu nhập trong doanh nghiệp

+ Phân phối tiền lƣơng và thu nhập trong doanh nghiệp phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa lợi ích giữa nhà nƣớc, ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động giữa ngắn hạn và dài hạn

+ Phân phối tiền lƣơng liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

+ Phải đảm bảo tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc với tiền lƣơng đối với doanh nghiệp trong kinh tế thị trƣờng.

Mức lƣơng của ngƣời lao động không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định. Mức lƣơng tối thiểu là một mức lƣơng thấp nhất theo quy định của Luật lao động do Quốc hội Việt Nam ban hành. Đó là số tiền trả cho ngƣời lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cƣờng độ lao động bình thƣờng, lao động chƣa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để ngƣời lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con. Mức lƣơng tối thiểu này đƣợc dùng làm cơ sở để tính các mức lƣơng trong hệ thống thang lƣơng, bảng lƣơng, mức phụ cấp lƣơng và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Tiền thưởng là một nguồn thu nhập quan trọng của công nhân. Cùng các phụ cấp và trợ cấp khác. Tiền thƣởng thực chất là khoản tiền bổ sung lƣơng, tiền thƣởng góp phần làm thỏa mãn nhu cầu vật chất của ngƣời lao động và trong chừng mực nhất định đƣợc ngƣời sử dụng lao động sử dụng nhƣ một biện pháp khuyến khích vật chất có hiệu quả đối với ngƣời lao động, nhằm tác động đến động cơ, thái độ, năng suất và hiệu quả làm việc của ngƣời lao động.

Để đảm bảo công bằng trong trả lƣơng cho ngƣời lao động, chủ DN phải xây dựng thang, bảng lƣơng và định mức lao động. Số bậc của bảng thang bảng lƣơng phụ thuộc vào mức độ phức tạp, cấp bậc công việc và quản lý. Định mức lao động đƣợc xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc và phù hợp với trình độ công nhân.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)