Trình độ ngƣời lao động

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1 Trình độ ngƣời lao động

Nhƣ chúng ta đã biết trình độ ngƣời lao động có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của họ. Với ngƣời lao động có trình độ cao sẽ có mức thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ thấp hơn bởi để đạt đƣợc trình độ đó ngƣời lao động phải bỏ ra một khoản chi phí tƣơng đối cho việc đào tạo đó. Có thể ngƣời lao động đƣợc đào tạo dài hạn ở trƣờng lớp cũng có thể ngƣời lao động đƣợc đào tạo tại doanh nghiệp. Để làm đƣợc những công việc đòi hỏi có hàm lƣợng kiến thức, trình độ cao mới thực hiện đƣợc đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp thì mức lƣơng cao là tất yếu.

Tìm hiểu về trình độ ngƣời lao động chúng ta đi tìm hiểu những luận điểm của C.Mác về hàng hóa sức lao động. “ Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con ngƣời đang sống, và đƣợc ngƣời đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [7, tr 251]

Giá trị sức lao động do những bộ phận đƣợc hợp thành:

+ Một là, giá trị những tƣ liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của công nhân

+ Hai là, phí tổn đào tạo công nhân

+Ba là, giá trị những tƣ liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái công nhân

Nhƣ vậy, một trong những yếu tổ hợp thành giá trị sức lao động là chi phí đào tạo của ngƣời công nhân. Ngƣời lao động muốn thu nhập cao thì ngƣời đó phải có trình độ học vấn, có kiến thức, có tay nghề và những thói

quen khéo léo trong một ngành nghề nhất định. Điều này chỉ có đƣợc khi ngƣời lao động phải trải qua một chƣơng trình đào tạo nhất định với một chi phí cần thiết nào đó mà sức lao động bình thƣờng không cần đến. Đó là những chi phí làm tăng giá trị sức lao động, giúp ngƣời lao động có ƣu thế hơn trên thị trƣờng lao động

Trong xã hội ngày nay, khi lực lƣợng sản xuất ngày càng phát triển, nguồn nhân lực hay chất lƣợng nguồn nhân lực không chỉ là yếu tố tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của chính ngƣời lao động mà còn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia và sự sống còn còn của các doanh nghiệp.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta hiện nay, vấn đề chất lƣợng nguồn lực vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội. Chúng ta vẫn thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề và có tay nghề cao. Những lao động có trình độ cao chỉ đáp ứng đƣợc 15-20 % của doanh nghiệp, nhƣng vẫn phải tiếp tục đào tạo them 2- 3 năm nữa. Một điều đáng nói là nguồn lao động của chúng ta dồi dào, tỷ lệ thất nghiệp ở nƣớc ta trong những năm gần đây liên tục tăng nhƣng các doanh nghiệp vẫn kêu thiếu lao động. Ngay nhƣ đội ngũ sinh viên cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp mà nhƣợc điểm lớn nhất của họ hiện nay là thiếu khả năng tƣ duy sáng tạo và tính chủ động trong công việc. Nguyên nhân là ở nƣớc ta mới đáp ứng về nhu cầu số lƣợng lao động chứ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về chất lƣợng lao động. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà còn khiến cho ngƣời lao động mất cơ hội việc làm.

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, chất lƣợng lao động Việt Nam còn thấp. Với thang điểm 10 thì chất lƣợng lao động Việt Nam mới chỉ đƣợc 3,79 điểm. Theo các chuyên gia thì có 2 vấn đề tồn tại song song nhƣng chƣa có lời căn cơ khiến cho chất lƣợng lao động Việt Nam chƣa đáp ứng

đƣợc nhu cầu đó là: quy mô đào tạo và trình độ tay nghề của công nhân. Bản thân giáo trình, mô hình đào tạo của trƣờng trung tâm dạy nghề ở Việt Nam luôn luôn “lệch pha” so với nhu cầu của doanh nghiệp.

Vậy để xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng hiện nay thì chúng ta cần có chiến lƣợc xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập kinh tế quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa giai cấp công nhân và ngƣời sử dụng lao động. Nhà nƣớc và toàn xã hội không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của công nhân, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân. Đồng thời đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng tri thức hóa cho giai cấp công nhân, đây là một nhiệm vụ chiến lƣợc. Đặc biệt xây dựng hệ thống công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm với khu vực và quốc tế…

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)