Các thành tựu đạt đƣợc trong việc thực hiện lợi ích ngƣời lao động

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 80)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Các thành tựu đạt đƣợc trong việc thực hiện lợi ích ngƣời lao động

trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc:

Một là, Giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động:

Đến năm 2015 mục tiêu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có đầy đủ các tiêu chí cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nƣớc. Vĩnh Phúc đã hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp hợp lý trên địa bàn tạo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung. Sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động trong đó chủ yếu là lao động địa phƣơng. Tính đến hết năm 2013 đã giải quyết việc làm cho 102.728 lao động tăng hơn nhiều so với năm 2011 với 73230 lao động. Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp và lộ trình tăng lƣơng tối thiểu của chính phủ, thu nhập của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp cũng tăng lên, đáp ứng những nhu cầu sống và sinh hoạt của ngƣời lao động, giúp ngƣời lao động yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hơn.

Việc thu hút lao động phụ thuộc rất lớn vào quy mô của doanh nghiệp, vào chủ trƣơng chính sách của tỉnh. Tuy nhiên một thực tế đặt ra là công nhân làm việc trong các KCN chủ yếu là lao động phổ thông, không đáp ứng đƣợc nhu cầu tuyển dụng của ngƣời lao động. Các doanh nghiệp thừa nhân lực phổ thông nhƣng thiếu ngƣời lao động có trình độ tay nghề cao.

Hai là, Đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động:

Nhằm tạo thật nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động và đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho các dự án trong KCN, trung tâm giới thiệu việc làm của Ban quản lý các KCN đã cung ứng

một số lao động cho KCN. Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp cùng với trình độ công nghệ ngày càng hiện đại đã tạo sức ép cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhờ đó việc đào tạo lao động đƣợc quan tâm, giúp tay nghề ngƣời lao động đƣợc nâng lên. Các lao động đƣợc doanh nghiệp bố trí qua trung tâm dạy nghề của tỉnh, hoặc chọn ra những ngƣời làm việc tốt nhất cử sang nƣớc ngoài học tập trong một thời gian nhất định. Từ đó ngƣời lao động học tập đƣợc kinh nghiệm của các doanh nghiệp bên nƣớc ngoài, áp dụng vào trong quá trình sản xuất cho doanh nghiệp mình sau khi quay trở về nƣớc, giúp doanh nghiệp mình phát triển hơn trong tƣơng lai. Tỉnh cũng có kế hoạch dạy nghề, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức cho ngƣời lao động để đáp ứng yêu cầu lao động trong các doanh nghiệp trong KCN của tỉnh, các lao động đƣợc bố trí qua các trung tâm dạy nghề và đƣợc những ngƣời thợ giỏi kèm.

Ba là, Đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động:

Tại hầu hết các doanh nghiệp, điều kiện làm việc của công nhân đƣợc cải thiện dần qua các năm, một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp họ cũng rất quan tâm đến môi trƣờng làm việc cho ngƣời lao động, môi trƣờng lao động làm việc tƣơng đối ổn định và tốt. Công tác kiểm tra của các cấp các ngành đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến môi trƣờng làm việc cho ngƣời công nhân mà còn quan tâm đến đời sống tinh thần của ngƣời công nhân giúp họ giảm bớt nguy cơ xuất hiện stress cao, những mệt mỏi căng thẳng sau khi làm việc, giúp họ có cuộc sống thỏa mái và yên tâm lao động hơn, họ cũng quan tâm hơn đến đời sống của công nhân và luôn lắng nghe, trao đổi với công nhân nhiều hơn để tạo cho công nhân thấy đƣợc thân thiện.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)