5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Điều kiện, môi trƣờng làm việc
Trong những năm gần đây, số khu công nghiệp phát triển nhanh chóng nhƣng điều kiện làm việc của công nhân, lao động lại ít đƣợc cải thiện. So với các các nƣớc tiên tiến thì phần lớn doanh nghiệp ở các khu công nghiệp Việt Nam, công nghệ, máy móc đã lạc hậu. Điều kiện làm việc của công nhân, lao động còn khó khăn, ảnh hƣởng đến sức khỏe và năng suất lao động của công nhân.
+ Điều kiện an toàn vệ sinh lao động: là một trong những vấn đề ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất lao động của ngƣời lao động. Ngƣời sử dụng lao động phải đảm bảo môi trƣờng an toàn và vệ sinh lao động, đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho ngƣời lao động trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động có ý nghĩa bảo đảm sức khỏe và tính mạng của ngƣời lao động, góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất và đời sống xã hội. Đây là hoạt động mang ý nghĩa rộng lớn gắn với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn bảo hộ lao động với bảo vệ môi trƣờng và văn hóa trong sản xuất.
Việc doanh nghiệp đảm bảo về an toàn vệ sinh lao động cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã tạo ra điều kiện để bảo vệ và duy trì khả năng lao động lâu dài của công nhân trong úa trình lao động, là một trong những nguyên tắc của tái sản xuất sức lao động cho con ngƣời.
An toàn vệ sinh lao động tạo ra những điều kiện vệ sinh cho ngƣời lao động đƣợc đánh giá qua độ bụi, độ ồn, khí độc của môi trƣờng xung quanh hoạt động sản xuất. Việc cảm nhận của ngƣời công nhân về mức độ các ô nhiễm môi trƣờng không chỉ là một trong những căn cứ để có thể xem xét sự an toàn trong lao động nhƣ thế nào mà còn khắc hoạ rất rõ nét “bức tranh” về môi trƣờng , nhà xƣởng làm việc của doanh nghiệp đó một cách chân thực, công khai. Trong những năm gần đấy số khu công nghiệp phát triển nhanh chóng nhƣng điều kiện làm việc của công nhân lại ít đƣợc cải thiện. So với
các nƣớc tiên tiến phát triển thì phần lớn các khu công nghiệp ở Việt Nam máy móc đã lạc hậu. Ở nhiều doanh nghiệp, có nhiều yếu tố nhƣ tiếng ồn, nóng, bụi, ánh sáng, chất thải vƣợt mức quy định nhƣng các doanh nghiệp ít đầu tƣ chi phí để khắc phục những yếu tố ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng. Phần lớn doanh nghiệp đã có đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, tuy nhiên công nhân chƣa đƣợc cấp phát đầy đủ các phƣơng tiện bảo hộ lao động. Hơn nữa pháp luật đã quy định phải trang bị đầy đủ các phƣơng tiện cá nhân đúng quy định cho công nhân nhƣng hiện nay chúng ta chƣa kiểm soát đƣợc chất lƣợng của các phƣơng tiện.
+ Đời sống tinh thần: Đời sống tinh thần của ngƣời công nhân cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất lao động, hiệu quả làm việc của họ. Khi đƣợc thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần, công nhân sẽ gắn bó chặt chẽ với doanh nghiệp, năng suất lao động cao hơn và giảm đƣợc những hệ lụy đáng tiếc cho xã hội.
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung cho sản xuất, rất ít quan tâm đến nhu cầu sinh hoạt, giải trí cho ngƣời lao động, ngoài việc xem ti vi thì họ ít có các hoạt động vui chơi giải trí khác, hơn nữa việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho công nhân thì chƣa đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao của CN lao động còn ít, điều kiện bố trí thời gian để CN tham gia vui chơi, giải trí còn rất hạn chế, chỉ có một số ít doanh nghiệp có sân bóng chuyền, sân cầu lông cho CN hoặc tổ chức Hội thao nội bộ, tổ chức các trò chơi, sinh hoạt văn nghệ vào các ngày kỷ niệm thành lập doanh nghiệp, ngày lễ, cuối năm... Thực trạng trên cho thấy, đời sống vật chất của CN lao động trong các doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn; sức khỏe của nhiều CN lao động bị giảm sút, ảnh hƣởng đến năng suất lao động.
Khẳng định tầm quan trọng của công tác giải trí văn hóa mang lại cho công nhân, nên ngàu 12/10/2012 Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định số
1780/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các KCN đến năm 2015, định hƣớng 2010”. Mục tiêu của đề án là phấn đấu năm 2015 có 70% công nhân và ngƣời sử dụng lao động ở các khu công nghiệp đƣợc phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa, đến 2010 100% công nhân và ngƣời sử dụng lao động trong các KCN đƣợc phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa, trên 70 % công nhân ở các KCN tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
1.3.3.Vấn đề nhà ở
Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp tập trung cũng nảy sinh vấn đề bất cập, đặc biệt là vấn đề nhà ở cho ngƣời lao động làm việc trong các khu công nghiệp. Khó khăn về nhà ở đối với ngƣời lao động sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của ngƣời lao động do điều kiện sinh hoạt, điều kiện nghỉ ngơi không đảm bảo, đồng thời ảnh hƣởng đến trật tự an ninh xã hội từ nơi làm việc đến nơi cƣ trú. Số lao động họ phải thuê nhà ở khu vực xung quanh khu công nghiệp để cƣ trú với chất lƣợng thấp không đảm bảo vệ sinh ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe của ngƣời lao động, số lƣợng ngƣời lao động có điều kiện sống rất khó khăn, số lao động làm việc thì liên tục tăng về số lƣợng nhƣng các chủ đầu tƣ hạ tầng và khu công nghiệp chƣa chú trọng đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân giá rẻ.