Những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ lợi ích kinh tế của ngƣời lao

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2.Những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ lợi ích kinh tế của ngƣời lao

Qua phân tích, tìm hiểu thực trạng đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chúng ta có thể rút ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó nhƣ sau:

Thứ nhất, về phía người lao động:

+ Nhƣ chúng ta đã biết lao động làm việc trong các khu công nghiệp phần lớn là những lao động trẻ, lao động phổ thông, hầu hết các doanh nghiệp đều tuyển ngƣời lao động chƣa thông qua đào tạo, sau đó tổ chức đào tạo một số ngày ngay tại dây chuyền sản xuất theo kiểu cầm tay chỉ việc, tiếp tục vừa làm vừa học tại dây chuyền sản xuất. Mặt khác kỹ năng làm việc của lao động qua đào tạo cũng không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Đa số lao động có chuyên môn kỹ thuật khi đƣợc tuyển dụng đều đƣợc các doanh nghiệp đào tạo lại. Ngƣời lao động phổ thông làm việc trong các khu công nghiệp chiếm phần lớn, vốn xuất thân từ nông thôn, đã quen với nếp làm việc tự do, một số lao động trẻ khác phần lớn có trình độ học vấn, tay nghề thấp, chƣa từng làm trong môi trƣờng công nghiệp, khi bƣớc chân vào các nhà máy, xí nghiệp không quen làm việc dƣới sự quản lý, lại bị rang buộc bởi nhiều nội quy, quy chế, giờ giấc nên rất dễ nản chí, bỏ việc.

+ Ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật chƣa cao đặc biệt chƣa rèn luyện đƣợc tác phong công nghiệp.

+Ngƣời lao động hiểu biết về pháp luật, nhất là Luật Lao động còn hạn chế, nên họ không hiểu hết đƣợc các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình ký kết hợp đồng với ngƣời sử dụng lao động. Hơn nữa, nhƣ chúng ta biết một trong những giải pháp hàng đầu để xây dựng đƣợc mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong mỗi doanh nghiệp là phải nâng cao hiểu biết về pháp luật cho ngƣời lao động. Có hiểu biết pháp luật ngƣời lao động mới có ý thức chấp hành và có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nhờ đó hạn chế đƣợc hiện tƣợng đình công, tranh cãi trong mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với công nhân.

Nguyên nhân:

+ Đa số ngƣời nông dân xuất thân từ nông thôn nên có thói quen của ngƣời sản xuất nhỏ, chƣa rèn luyện đƣợc tác phong công nghiệp.

+ Cách nhìn của ngƣời lao động còn thiển cận, nhiều khi chỉ vì lợi ích trƣớc mắt mà không thấy lợi ích lâu dài, dễ bị kích động phản ứng.

+ Hiểu biết về xã hội, pháp luật nhất là luật lao động còn rất hạn chế, ngƣời lao động không hiểu rõ đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

Thứ hai, Về phía người sử dụng lao động

+ Có thể nói điều kiện làm việc, bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã có những mặt tiến bộ, tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót: ở một số doanh nghiệp ngƣời lao động vẫn còn làm việc trong điều kiện môi trƣờng làm việc không đảm bảo, có nhiều yếu tố độc hại chƣa đƣợc trang bị đầy đủ các phƣơng tiện bảo hộ lao động. Các doanh nghiệp đã dùng bảo hộ lao động nhƣng không đủ tiêu chuẩn với chi phí giá thấp mà vẫn đƣợc đánh giá trang bị đầy đủ cho ngƣời lao động.

+ Một số doanh nghiệp còn tình trạng trả lƣơng thấp, chậm, nợ lƣơng kéo dài, không trả thƣởng. Nhiều công ty không xây dựng thang, bảng lƣơng, quy chế trả lƣơng không thực hiện tăng tiền lƣơng tối thiểu theo quy định của nhà nƣớc hoặc tăng lƣơng nhƣng lại cắt những phần phụ cấp, chậm trả lƣơng kéo dài…Chế độ trả lƣơng của ngƣời lao động thấp chƣa thực sự hấp dẫn nguồn lao động chất lƣợng cao.

+Một số doanh nghiệp còn xảy ra tình trạng không ký kết hợp đồng lao động, kéo dài thời gian thử việc, không đóng BHXH cho ngƣời lao động.

+Các doanh nghiệp trong quá trình sử dụng lao động đã tìm mọi cách tối đa hóa sức lao động của ngƣời lao động làm thuê nhƣ kéo dài thời gian thử việc. Việc trả thêm giờ cho ngƣời lao động tùy tiện không đủ với quy định của pháp luật nhƣng khi lao động có phản kháng thì có hành động trù dập, sa thải đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng.

Ngoài những vi phạm về thời gian thử việc, mức lƣơng…các doanh nghiệp còn vi phạm ở các hình thức khác nhƣ không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động với những điều khoản không rõ ràng, không tính lƣơng khi ngƣời lao động làm thêm giờ hay đi làm vào các ngày ngỉ lễ, tết….Các doanh nghiệp luôn luôn tìm cách giảm chi phí trả lƣơng cho ngƣời lao động

Nguyên nhân:

+ Một số doanh nghiệp còn khó khăn về tài chính, chỉ chú tâm đến việc đầu tƣ cho sản xuất nên thiếu quan tâm đến vấn đề công tác bảo hộ lao động. Ngƣời lao động chƣa đƣợc huấn luyện về kiến thức bảo hộ lao động cho nên ý thức bảo vệ quyền và nghĩa vụ của họ cũng chƣa cao.

+ Nhiều chủ doanh nghiệp do chƣa hiểu đầy đủ về pháp luạt lao động hoặc không cập nhập các thông tin về các quy định của pháp luật lao động một cách kịp thời nên đã vi phạm pháp luật.

+ Nhiều chủ doanh nghiệp chƣa thực sự coi ngƣời lao động là lực lƣợng cộng tác mà chỉ coi họ nhƣ là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, không chăm lo cải thiện đời sống cho họ.

Thứ ba, về phía cơ quan quản lý nhà nước

+ Công tác quản lý nhà nƣớc về lao động của tỉnh trong những năm qua có nhiều tiến bộ tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Việc tăng cƣờng kiểm tra thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp chƣa đƣợc thƣờng xuyên, công tác xử lý chƣa nghiêm, giải quyết chƣa dứt điểm.

+ Phần lớn các cán bộ công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp là hoạt động kiêm nhiệm, do thời gian hạn chế nên không nắm bắt đƣợc kịp thời đƣợc những thông tin của ngƣời lao động nên chƣa phát huy đƣợc vai trò của công đoàn.

+ Công tác tuyên truyền pháp luật cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động chƣa đƣợc coi trọng.

+ Các chế tài xử lý các vi phạm chính sách đối với ngƣời lao động chƣa đủ mạnh, mức phạt còn nhẹ không có tác dụng răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Mục đích, hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là lợi nhuận, mục đích của ngƣời lao động là lợi ích cụ thể, là lợi ích kinh tế bao gồm thu nhập, tiền lƣơng, và các chế độ chính sách khác, đƣợc trả công tƣơng xứng với thành quả lao động mà ngƣời lao động đạt đƣợc. Đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Hài hòa ổn định quan hệ lợi ích giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động sẽ tạo ra mối quan hệ lành mạnh hơn đƣa doanh nghiệp phát triển, không ngừng nâng cao đời sống của ngƣời lao động. Nhận thức đƣợc điều đó, ngƣời sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh càng quan tâm hơn đến chế độ cho ngƣời lao động nhƣ tiền lƣơng, tiền thƣởng và các phụ cấp khác khiến ngƣời lao động muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp.

CHƢƠNG 4:

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ LỢI ÍCH KINH TẾ

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81)