5. Kết cấu của luận văn
4.2.1.4. Chính sách về an sinh xã hội
Cải tiến chế độ thu và chi BHXH nhằm tạo điều kiện để NLĐ không bị ràng buộc bởi đơn vị hoặc thành phần kinh tế nào miễn họ tham gia đóng góp đầy đủ BHXH theo nghĩa vụ và pháp luật
Tăng cƣờng pháp chế trong thu và nộp BHXH. Hiện nay do chế độ thu chƣa hợp lý và chế tài chƣa đủ mạnh nên tình trạng trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ còn phổ biến. Đối với doanh nghiệp đã đóng BHXH thì nhiều nới đóng thuế, khai giảm lao động giảm quỹ lƣơng để giảm mức đóng
Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính của hệ thống ngành BHXH trong lĩnh vực thu và giải quyết chính sách cho ngƣời thụ hƣởng các chế độ BHXH
Cần tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách BHXH, BHYT thƣờng xuyên sâu rộng nâng cao nhận thức của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động về quyền vfa trách nhiệm trong quá trình tham gia BHXH
4.2.2. Nhóm giải pháp tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, công tác kiểm tra giám sát của nhà nƣớc, của các tổ chức công đoàn, và các tổ chức chính trị khác.
4.2.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác kiểm tra giám sát của nhà nước trong việc thực thi pháp luật, các chính sách liên quan đến lợi ích kinh tế của người lao động.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng chỉ có nhà nƣớc mới có đủ điều kiện vật chất và tƣ cách để hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô mà không có tổ chức nào có thể làm nổi. Bằng công cụ chủ yếu là hệ thống pháp luật nhà nƣớc mới có thể bắt buộc các tổ chức và cá nhân thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô đó.
Nhà nƣớc khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho ngƣời lao động và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời lao
động, ngƣời sử dụng lao động, tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định. Quan hệ lao động chỉ thật sự tiến bộ, lành mạnh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khi mục tiêu và lợi ích các bên đƣợc đảm bảo và ngày càng thỏa mãn.
Xây dựng củng cố những văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến ngƣời lao động để ngƣời lao động và doanh nghiệp có thông tin đầy đủ chính xác tạo điều kiện cho các bên có khả năng theo dõi, nắm chắc quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Nhà nƣớc đẩy mạnh công tác hƣớng dẫn, kiểm tra giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, đảm bảo việc thực thi quyền lợi của ngƣời lao động, xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp luật, chính sách. UBND tỉnh cần nắm chắc hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN để có biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề vƣớng mắc xảy ra.
Cần tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc đến ngƣởi sử dụng lao động và ngƣời lao động, có những biện pháp nâng cao trình độ vắn hóa, pháp luật, chuyên môn, tay nghề cho ngƣời lao động để từ đó họ xác định
Nhà nƣớc luôn tạo cho tổ chức công đoàn về điều kiện vật chất, ban hành các văn bản pháp lý tạo cơ sở pháp lý cho công đoàn hoạt động. Nhà nƣớc cũng cần thành lập một ủy ban về quan hệ lao động và chủ doanh nghiệp nhằm giám sát việc thực hiện thỏa thuận giữa ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng lao động.
4.2.2.2 Nâng cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị khác trong việc thực thi pháp luật, các chính sách liên quan đến lợi ích kinh tế.
Muốn đảm bảo công tác chăm lo đời sống ngƣời lao động đi đúng hƣớng phải nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội, trong đó chúng ta nhấn mạnh đến vai trò của công đoàn. Giải
quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nƣớc và công đoàn sẽ khẳng định đƣợc vị trí của công đoàn trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội của đất nƣớc.
Công đoàn là tổ chức quần chúng rông lớn nhất của giai cấp công nhân, có vai trò to lớn trong lao động sản xuất, góp phần cùng toàn dân tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Nói đến vai trò của công đoàn , trƣớc hết công đoàn phải dấy lên một phong trào cách mạng của quần chúng công nhân thi đua lao động sản xuất với năng suất cao, chất lƣợng tốt. Công đoàn thƣờng xuyên giáo dục công nhân xây dựng thực hiện đầy đủ định mức lao động, các kế hoạch sản xuất của từng cá nhân và tập thể, đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến sáng kiến hợp lý hóa trong sản xuất. Đồng thời công đoàn vận động công nhân, viên chức phát huy tinh thần chủ động sáng tạo giải quyết khó khăn trong sản xuất không ỷ lại vào cấp trên
Trước hết công đoàn phải tạo ra ở tất cả mọi ngƣời một thái độ lao động mới thật sự đúng đắn đối với ngƣời lao động. Từ việc nhân thức ấy ngƣời lao động đem hết nhiệt tình và tài năng làm ra nhiều sản phẩm có chất lƣợng tốt, là động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy công nhân hăng say sản xuất, luôn luôn chuẩn bị các điều kiện, phƣơng án để thƣơng lƣợng, đối thoại với ngƣời sử dụng lao động, hƣớng dẫn tập thể lao động thực hiện các bƣớc thƣơng lƣợng, hòa giải theo trình tự thủ tục quy trinh quy định.
Thứ hai, Công đoàn cùng cơ quan quản lý nhà nƣớc chăm lo việc nâng cao trình độ nghề nghiệp cho công nhân giúp công nhân nắm vững thao tác và thành thạo chuyên nghiệp hơn trong công việc, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất thời gian lao động, đối tƣợng lao động và công cụ lao động để tăng năng suất lao động
Thứ ba, Công đoàn phải giáo dục công nhân nghiêm chỉnh, tự giác chấp hành kỷ luật lao động. Xây dựng và thƣc hiện nghiêm chỉnh các định mức kinh tế - kỹ thuật, các chế độ nội dung quản lý. Công đoàn thực hiện các biện pháp giáo dục chính trị , tƣ tƣởng đi đôi với tăng cƣờng quản lý lao
động, thuyết phục đi đôi với kích thích kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân.
Thứ tư, Công đoàn tham gia thực hiện chế độ phân phối công bằng và thực hiện chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng hợp lý
Thứ năm, khi có tranh chấp lao động tập thể đại diện ban chấp hành công đoàn nhanh chóng gặp gỡ, tiếp xúc với tập thể lao động hoặc đại diện để tìm hiểu tình hình, tâm tƣ, nguyện vọng và các ý kiến kiến nghị yêu cầu của ngƣời lao động , đồng thời vận động ngƣời lao động ổn định trật tự và trở lại vị trí làm việc.
Ngoài ra công đoàn cần tự đổi mới về phƣơng thức tổ chức, hoạt động, cần có sự chủ động trong các hoạt động thay vì trông chờ vào sự hƣớng dẫn hoặc chỉ định của nhà nƣớc. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong quá trinh tham gia bảo vệ lợi ích của ngƣời lao động.
Lao động nữ làm việc trong các KCN tỉnh chiếm đa số nên Hội phụ nữ các cấp cũng có vai trò không kém phần quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích ngƣời lao động trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. Đại diện hội phụ nữ phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của lao động nữa khi họ bị xâm hại đồng thời động viên, thuyết phục họ hăng hái lao động, học tập nâng cao tay nghề.
4.2.3. Đối với chủ doanh nghiệp
4.2.3.1. Tăng cường những hiểu biết về pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh quy định về nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với người lao động
Ngay khi buổi đầu thành lập doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu pháp luật lao động, từ đó chấp hành nghiêm chỉnh quy định về nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với ngƣời lao động theo pháp luật. Trên cơ sở nắm vững những quy định về pháp luật, các chủ doanh nghiệp xây dựng hệ thống nội quy và quy chế cho doanh nghiệp mình một cách rõ ràng cụ thể. Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn làm ăn nghiêm chỉnh và phát triển
đều phải xây dựng bản nội quy lao động để căn cứ giữ nghiêm kỷ luật, xây dựng tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn lao động và xử lý những trƣờng hợp vi phạm pháp luật. Đồng thời việc nắm và hiểu rõ pháp luật giúp ngƣời sử dụng lao động giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội theo pháp luật, hạn chế tình trạng xung đột trong mối quan hệ với ngƣời lao động.
Cần tăng cƣờng buổi đối thoại xã hội trong doanh nghiệp thể hiện bằng những buổi gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giữa ngƣời lao động với doanh nghiệp, giữa ngƣời lao động với công đoàn, công đoàn với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể định kỳ tổ chức các diễn đàn theo các chủ đề nhất định nhƣ nói về công việc, về dự định tƣơng lai, về môi trƣờng làm việc. Đây là dịp để doanh nghiệp hay công đoàn lắng nghe ý kiến đóng góp của ngƣời lao động, từ đó điều chỉnh các chủ trƣơng chính sách, hoạt động sao cho phù hợp, bổ ích và thiết thực.
4.2.3.2. Tạo điều kiện để người lao động được học tập và bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
Chất lƣợng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động của doanh nghiệp, đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngƣời sử dụng lao động luôn quan tâm tạo điều kiện để ngƣời lao động đƣợc học tập, bồi dƣỡng nâng cao tay nghề, coi đó là việc làm thƣờng xuyên, nằm trong kế hoạch phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Để có thể xây dựng đƣợc đội ngũ công nhân lao động lành nghề, doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, các doanh nghiệp không tiếc tiền của công sức để đầu tƣ đào tạo nâng cao trình đọ cho những ngƣời lao động đang làm việc, mặt khác liên tục tuyển dụng với mong muốn xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao.
- Doanh nghiệp cần phối hợp với các trƣờng kỹ thuật tiến hành đào tạo, đào tạo lại để ngƣời lao động có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc. Nhờ vậy, công tác đào tạo sẽ gắn liền với nhu
cầu thực sự của doanh nghiệp, nội dung đào tạo phù hợp với công nghệ mà doanh nghiệp hiện có.
- Việc bồi dƣỡng đào tạo lại cho ngƣời lao động phải có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng. Doanh nghiệp cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích ngƣời lao động học tập nâng cao trình độ nhƣ tạo điều kiện về kinh phí, thời gian cho ngƣời lao động an tâm tham gia học tập. Hình thức đào tạo có thể tập trung hay tại chức, ngắn hạn hoặc dài hạn, trong nƣớc hoặc ngoài nƣớc.
- Ngƣời lao động đã đƣợc đào tạo, nâng cao tay nghề doanh nghiệp phải sử dụng họ một cách hợp lý, tƣơng xứng với khả năng và trình độ mà họ đã đạt đƣợc. Đồng thời doanh nghiệp cũng có chính sách giữ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và thu hút những lao động đó ở nơi khác về làm việc cho doanh nghiệp.
- Bồi dƣỡng nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động đồng thời với nâng tiền lƣơng, bậc lƣơng cho ngƣời lao động. Ngƣời sử dụng lao động phải thực hiên nghiêm chỉnh chế độ trả lƣơng cho ngƣời lao động, tƣơng xứng với khả năng và trình độ lao động của họ, là một trong những động lực lớn để ngƣời lao động cố gắng học tập, cống hiến cho doanh nghiệp.
4.2.4. Đối với ngƣời lao động
4.2.4.1. Nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn, ý thức kỷ luật khi làm việc trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Cùng với chủ trƣơng kế hoạch đào tạo cho ngƣời lao động có trình độ chuyên môn nhất định của các cấp, của doanh nghiệp, thì ngƣời lao động tự mình cũng không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề, rèn luyện cho mình những tác phong công nghiệp, cần cù, chịu khó, tiết kiệm, phát huy năng lực cá nhân gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đó là những phẩm chất cực kỳ quan trọng nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta. Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động thể hiện qua sự hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện công việc của mình. Trình độ chuyên môn càng sâu, nắm bắt các kỹ năng, kỹ xảo càng thành thạo thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm ngày càng đƣợc rút ngắn, góp phần nâng cao năng suất lao động. Hơn nữa, ngày nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao, công cụ đƣa vào sản xuất hiện đại, các doanh nghiệp đƣa những dây chuyền sản xuất tiên tiến vào quá trình sản xuất, đòi hỏi ngƣời lao động phải có một trình độ chuyên môn tƣơng ứng để có khả năng sử dụng, điều khiển máy móc trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn của ngƣời lao động là một yếu tố không thể thiếu, có ý nghĩa lớn đối với việc tăng năng suất lao động, đến sự phát triển của doanh nghiệp.
- Ngƣời lao động biết chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp trong lúc cấp bách, không chỉ vì quyền lợi của mình mà sẵn sàng từ bỏ doanh nghiệp hoặc có những hành động phá hoại doanh nghiệp.
- Ngƣời lao động cũng cần tăng cƣờng tìm hiểu, nắm vững luật pháp, các quy định để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, xử sự đúng theo pháp luật, trong đó nắm vững nội dung của hợp đồng lao động, thỏa ƣớc tập thể, nội quy lao động để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết cũng nhƣ yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động.
- Ngƣời lao động cần xây dựng ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc, tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất cũng nhƣ xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhất là văn hóa ứng xử với đồng nghiệp, với chủ doanh nghiệp trong công việc. Bởi một ngƣời lao động có đầy đủ những yếu tố đó sẽ hoàn thành tốt công việc, đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm.
4.2.4.2. Tăng cường tìm hiểu, nắm vững luật pháp, các quy định để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, xử sự đúng theo pháp luật
Ngƣời lao động cần chú trọng, tìm hiểu pháp luật lao động, trong đó nắm vững nội dung của hợp đồng lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể, nội quy lao động để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết, cũng nhƣ yêu cầu ngƣời sử dụng lao động thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà pháp luật lao động đã quy định.
Tăng cƣờng tìm hiểu, nắm vững pháp luật đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp và ngƣời lao động là rất lớn nhƣ hạn chế việc đình công, tranh chấp lao động trái pháp luật, ổn định môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động. Ngƣời lao động cần có nhận thức đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Để những nội dung pháp luật có thể đến với ngƣời lao động, ngoài sự nỗ lực của ngƣời lao động còn phải kể đến sự phối hợp tuyên truyền của nhà nƣớc, công đoàn và của doanh nghiệp, mở rộng tuyên truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ phối hợp với cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình trung ƣơng và địa phƣơng, các doanh nghiệp có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho công nhân ở doanh nghiệp mình nhƣ hình thức thi viết, sân khấu hóa và các hình thức khác. UBND tỉnh cần xây dựng cơ chế khuyến khích ngƣời sử dụng lao động đầu tƣ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục pháp luật cho ngƣời lao động, hỗ trợ kinh phí đầu tƣ, trang bị cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo bồi dƣỡng cán bộ làm công tác