Thu nhập của ngƣời lao động trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 61)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Thu nhập của ngƣời lao động trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Do nhu cầu bức thiết hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi các doanh nghiệp vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp quản lý, đặc biệt là biện pháp kinh tế. Một trong những biện

pháp kinh tế là tiền lƣơng, tiền thƣởng. Tiền lƣơng là một yếu tố quan trọng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lƣơng trong kinh tế thị trƣờng liên quan đến quan hệ lao động hay hẹp hơn là quan hệ công nghiệp, quan hệ chủ - thợ, giữa một bên là ngƣời sử dụng lao động, một bên là ngƣời lao động trên thị trƣờng lao động. Tiền lƣơng, lợi ích ngƣời lao động không đảm bảo đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc tranh chấp lao động và đình công.

Bảng 3.7: Mức lƣơng bình quân của ngƣời lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc

2010 2011 2013 Khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc 3.015 3.983 4.897

DN tƣ nhân 2.654 3.092 4.032

Khu vực DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 3.798 4.732 5.096 Nguồn Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Qua số liệu cho thấy tốc độ tăng thu nhập của ngƣời laao động trong các doanh nghiệp tƣ nhân trong KCN tỉnh Vĩnh Phúc thấp hơn hẳn tốc độ tăng thu nhập của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp khu vực nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhìn chung thu nhập của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại KCN là 3.000.000– 5.000.000 triệu đồng/1 ngƣời /1ngƣời/1tháng, các doanh nghiệp DDI là 3- 4.500.000 triệu đồng/1 ngƣời/1 tháng.

Ngoài ra mức thu nhập của ngƣời lao động trong KCN của tỉnh còn diễn ra sự chênh lệch lớn giữa thu nhập của cán bộ quản lý với thu nhập của ngƣời công nhân lao động sản xuất trực tiếp. Thu nhập thấp nhất thuộc nhóm lao động phổ thông, thu nhập cao nhất thuộc nhóm lao động kỹ thuật và nhân viên quản lý doanh nghiệp. Mức thu nhập của hai nhóm này có thể chênh lệch từ 5-10 lần. Nguyên nhân từ trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngƣời lao động có tay nghề cao có thu nhập cao hơn với lao động phổ thông và trình độ sơ cấp.

Hơn nữa, đối với lao động quản lý và lao động chuyên môn nghiệp vụ thì doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có mức tiền lƣơng bình quân cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

Bảng 3.8: Thu nhập bình quân tháng theo loại lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2012

TT Mức thu nhập

Lao động trực tiếp Lao động quản lý Thu nhập bình quân tháng Chênh lệch (Lần) Thu nhập bình quân tháng Chênh lệch (Lần) 1 Thu nhập thấp nhất 1,8 – 2 triệu 1 4 triệu 1 2 Thu nhập trung bình 2,5 – 3 triệu 1,5 8 triệu 2 3 Thu nhập cao nhất 5 triệu 3,5 20 triệu 5

Nguồn : Tính toán từ báo cáo của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012

Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động dựa trên mức lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định, mức lƣơng thấp nhất không thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng do nhà nƣớc quy định. Công nhân trả lƣơng cao hơn mức lƣơng tối thiểu và lấy đó làm mức sàn để trả lƣơng cơ bản. Theo khảo sát của tác giả cho thấy 58% ngƣời công nhân trong các KCN không hài lòng với mức lƣơng của mình, khoảng 74% lao động làm việc ổn định thƣờng xuyên, 30 % lao động không ổn định, thiếu việc làm. Mặc dù lƣơng tối thiểu tăng dần qua các năm, tuy nhiên mức thu nhập này khiến công nhân rất khó khăn trong chi tiêu và sinh hoạt, so với cƣờng độ lao động và sự tăng nhanh của giá cả dịch vụ trên thị trƣờng thì đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn. Theo nhƣ kết luận của ông Bùi Hồng Đô – Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh Phúc thu nhập của công nhân lao động nƣớc ta còn quá thấp so với các nƣớc ngang bằng Việt nam trong khu vực Đông Nam Á. Tại Malaysia, mức lƣơng tối thiểu của ngƣời lao động nƣớc này hiện là 7 triệu VND/tháng; còn mức lƣơng tƣơng ứng ở Indonesia (nƣớc khá ngang bằng với VN về kinh tế - xã hội) là khoảng 5,3 triệu VND. Vậy mà hiện tại, lƣơng tối thiểu của CN nƣớc ta ở

vùng I chỉ có 2,7 triệu VND/ngƣời/tháng. Hơn nữa ở một số doanh nghiệp lấy mức lƣơng tối thiểu làm sàn để làm sản trả lƣơng cơ bản không có hệ số nên đại đa số công nhân hƣởng lƣơng thấp. Để có thêm thu nhập hầu hết công nhân phải làm thêm giờ ngoài thời gian làm khá vất vả trong doanh nghiệp. Đặc biệt là trong những ngành dệt may trong KCN tỉnh.

Biểu 3.2 Mức chi tiêu hàng tháng của ngƣời lao động theo tiền lƣơng:

(Tỷ lệ % đánh giá trên tổng số người lao động được khảo sát)

56 35 9 Đủ Không đủ Ý kiến khác

Phần lớn ngƣời sử dụng lao động sử dụng hình thức trả lƣơng theo thời gian kết hợp với trả lƣơng theo sản phẩm. Họ lấy quy định về mứ c lƣơng tối thiểu làm căn cứ để xây dựng mức lƣơng đối với ngƣời lao động, mức lƣơng ngƣời lao động đƣợc trả thấp, nhƣng thời gian làm việc và áp lực công việc lại rất lớn.

Qua khảo sát thực tế ở một số khu công nghiệp đều thấy rằng các doanh nghiệp thực hiện đúng theo hợp đồng lao động đã ký kết. Về tiền lƣơng ngƣời lao động đều đƣợc trả lƣơng vào cuối tháng, không có tình trạng chậm lƣơng, nợ lƣơng, các doanh nghiệp đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về mức lƣơng tối thiểu, nhƣng bên cạnh đó có một số doanh nghiệp vẫn tìm mọi cách để hạ tiền lƣơng của ngƣời lao động một cách thấp nhất có thể.

Trả tiền làm thêm giờ cho người lao động: Pháp luật lao động Việt Nam từ 1947 đã quy định, ngày làm việc của công nhân lao động là 8h, 8h đƣợc xem là quỹ thời gian làm việc bắt buộc hợp lý của ngƣời lao động. Các

nƣớc trên thế giới cũng đều có quy định trong luật thời gian làm việc bắt buộc này và đều mong muốn nâng cao năng suất lao động, tăng sản phẩm thặng dƣ, rút ngắn thời gian lao động tất yếu, đóng góp tăng phúc lợi xã hội.

Thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều tăng ca để hoàn thành sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết, thƣờng làm việc 10 tiếng/ 1 ngày. Hơn nữa hầu hết công nhân làm việc trong các KCN 1 tuần đều làm ca đêm từ 3- 4 buổi, hoặc có những doanh nghiệp làm một tuần làm ngày rồi một tuần làm đêm. Khi thời gian làm việc bị kéo dài nhƣ vậy ảnh hƣởng rất nhiều đến sức khỏe và tình thần ngƣời công nhân. Theo Điều 97 của Bộ Luật lao động ngƣời làm việc vào ban đêm thì đƣợc trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lƣơng tính theo đơn giá tiền lƣơng hoặc tiền lƣơng theo công việc của ngày làm việc bình thƣờng. Ngƣời lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lƣơng theo quy định ngƣời lao động còn đƣợc trả thêm 20% tiền lƣơng tính theo đơn giá tiền lƣơng theo công việc làm vào ban ngày.

Bảng 3.9: Việc trả tiền làm thêm giờ cho ngƣời lao động tại các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Vĩnh Phúc:

(Tỷ lệ % đánh giá trên tổng số người lao động được khảo sát)

Thời điểm làm thêm

DN trả thêm

Vào ngày thƣờng Vào ngày nghỉ Vào ngày lễ

Đúng quy định 51 55 41

Vƣợt mức quy định 3 2,1 1,2

Dƣới mức quy định 2 6,8 4,5

Không biết 44 30,3 28

Nhƣ vậy tỷ lệ ngƣời lao động đi làm thêm giờ đƣợc doanh nghiệp trả thù lao theo đúng quy định của pháp luật là chƣa cao, có nhiều lao động cũng không rõ mức tiền thêm giờ mà doanh nghiệp trả cho mình đã đúng với quy

định của pháp luật chƣa, vì họ cũng không nắm rõ những quy định của pháp luật và không rõ đơn giá tiền lƣơng, tiền công mà họ đƣợc hƣởng là bao nhiêu. Hơn nữa với thu nhập thấp và giá cả tăng, nhiều khoản chi phí sinh hoạt nên ngƣời lao động gặp nhiều khó khăn, ngƣời lao động rất muốn làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập. Nhƣng việc trả lƣơng làm thêm lại phụ thuộc vào chủ quan của ngƣời sử dụng lao động.

Tiền thưởng cho người lao động:

Đa số các doanh nghiệp ở khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đều xây dựng chế độ tiền thƣởng để khuyến khích ngƣời lao động làm việc. Với những doanh nghiệp lớn, làm ăn có lãi thì tiền thƣởng áp dụng cho công nhân khá cao, còn những doanh nghiệp làm ăn kém hơn thì tiền thƣởng có phần hạn chế. Ngƣời sử dụng lao động chỉ thƣởng cho ngƣời làm việc trong doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh có lãi, thƣởng theo hợp đồng hay theo thỏa ƣớc lao động tập thể. Tiền thƣởng dành cho những công nhân làm có năng suất lao động cao, hay có những sáng kiến trong quá trình lao động, tiền thƣởng vào dịp tết Nguyên Đán hay chế độ trợ cấp khi doanh nghiệp cho công nhân đi du lịch…Ở một số doanh nghiệp, họ quy định rõ từng mức thƣởng của công nhân, vào từng dịp tết và quy định về tháng lƣơng thứ 13 cho những ai đƣợc hƣởng. Tuy nhiên do không có điều luật nào bắt buộc nên ngƣời sử dụng lao động chỉ thƣởng cho ngƣời lao động làm việc trong doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh có lãi, vì thế nên với những doanh nghiệp lớn làm ăn có lãi mức tiền thƣởng cho ngƣời lao động là khá cao.

Bảng 3.10 : Nguyên nhân của các mâu thuẫn về lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Vĩnh Phúc

( Tỷ lệ % đánh giá trên tổng số lao động được điều tra)

Nguyên nhân Tỷ lệ( %)

Mức lƣơng thấp, không tăng lƣơng nhƣ cam kết 40

Không trả thƣởng nhƣ cam kết 22

Làm thêm giờ quá nhiều 43

Không trả lƣơng cho những giờ làm thêm 12

3.2.3. Điều kiện, môi trường làm việc của công nhân trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

* Điều kiện an toàn vệ sinh lao động

Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo các yêu cầu về ATVSLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động cho mỗi doanh nghiệp. Tai nạn lao động những năm gần đây ở nƣớc ta vẫn ở mức cao và có xu hƣớng gia tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Năm 2013, có 6795 vụ TNLĐ làm 6987 ngƣời bị nạn, trong đó có 562 vụ TNLĐ chết ngƣời, làm 637 ngƣời chết. Nguyên nhân chủ yếu là do ngƣời lao động không đƣợc huấn luyện về công tác ATVSLĐ.

Với số lƣợng lớn công nhân lao động làm việc trong các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc, việc quản lý công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp rất phức tạp. Tuy nhiên với sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của UBND tỉnh, Ban quản lý các KCN, Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội và các cấp về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, nhìn tổng quan, môi trƣờng lao động ở các doanh nghiệp tại khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc cải thiện, nhiều năm qua các vụ tai nạn lao động không nhiều, nếu có là do ngƣời lao động bất cẩn hay coi thƣờng

những quy tắc vận hành máy móc là chính, hầu hết các doanh nghiệp đều trang bị quần áo bảo hộ lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho ngƣời công nhân thƣờng là 1 năm/ 1 lần. Theo số liệu báo cáo thống kê năm 2013 toàn tỉnh có 20 vụ tai nạn lao động trong đó. Nguyên nhân của các vụ lao động đƣợc thống kê nhƣ sau:

Bảng 3.11 Báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2013

STT Nguyên nhân gây tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh Số vụ TNLĐ 1 Ngƣời lao động vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm kỹ

thuật an toàn lao động

3

2 Ngƣời sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp an toàn lao động

2

3 Chƣa huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động không đảm bảo

1

4 Ngƣời lao động vi phạm quy trình an toàn lao động 2 5 Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động 1 6 Không có phƣơng tiện bảo vệ cá nhân 1

7 Điều kiện làm việc không tốt 1

8 Nguyên nhân khác 9

Nguồn: Sở Lao động và Thương binh – Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Phần lớn các doanh nghiệp đã có trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, tuy nhiên ở một số doanh nghiệp công nhân lao động chƣa đƣợc cấp phát đầy đủ các phƣơng tiện cá nhân cần thiết, nhiều công nhân vẫn làm việc trong điều kiện máy móc không có trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết nhƣ găng tay, ủng, khẩu trang… Một số chủ doanh nghiệp lý giải việc doanh nghiệp không trang bị phƣơng tiện bảo hộ nhƣ găng tay, kính, giày… cho ngƣời lao động là doanh nghiệp đã tính tất cả chi phí bảo hộ lao động vào

đơn giá sản phầm và tính vào lƣơng của ngƣời lao động, nhƣ vậy ngƣời lao động phải tự trang bị phƣơng tiện bảo hộ cho mình. Hơn nữa hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều phƣơng tiện bảo hộ lao động không rõ nguồn gốc, chất lƣợng không đảm bảo và hiện nay chúng ta cũng chƣa kiểm soát đƣợc chất lƣơng của các phƣơng tiện này. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe của ngƣời lao động.

Bên cạnh những chủ lao động quan tâm đến vấn đề phổ biến, huấn luyện quy trình kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh – an toàn lao động cho ngƣời lao động, thì có nhiều chủ doanh nghiệp không quan tâm tổ chức huấn luyện, hay công tác huấn luyện ATVSLĐ còn mang tính hình thức, đối tƣợng cử tham gia học tại một lớp huấn luyện không đồng nhất về trình độ nên hiệu quả chƣa cao, còn xảy ra các vụ tai nạn lao động. Ngƣời sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, thiết bị không đảm bảo an toàn lao động, ở một số doanh nghiệp sử dụng thiết bị cũ, không đảm bảo. Ở một số doanh nghiệp quan tâm phổ biến huấn luyện quy trình kỹ thuật an toàn lao động tuy nhiên không phải 100% lao động đƣợc tham gia.

Điều kiện an toàn vệ sinh lao động cụ thể của các doanh nghiệp thể hiện ở nhiều tiêu chí nhƣ thoáng mát hay nóng bức, chật chội hay rộng rãi, đủ ánh sáng hay tối tăm… Ngoài ra điều kiện làm việc còn đƣợc đánh giá qua độ bụi, độ ồn, khí độc… của môi trƣờng xung quanh hoạt động sản xuất, điều kiện làm việc có ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe của ngƣời lao động cũng nhƣ năng suất lao động của họ. Hiện nay, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cũng rất quan tâm đến điều kiện làm việc của ngƣời lao động, ở một số doanh nghiệp môi trƣờng làm việc cũng đƣợc cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, môi trƣờng, điều kiện làm việc cũng khác nhau. Bên cạnh những doanh nghiệp tích cực cải thiện môi trƣờng làm việc cho công nhân lao động, còn có những doanh nghiệp chƣa đảm bảo yêu cầu, công nhân phải làm việc trong tình trạng ô

nhiễm môi trƣờng nhƣ nóng, bụi, tiếng ồn, độ rung vƣợt chuẩn cho phép. Phần lớn đội ngũ công nhân lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh chủ yếu xuất thân từ nông thôn, chƣa qua đào tạo qua các trƣờng cho nên hiểu biết về pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp chƣa cao…thậm chí họ không nhận thức đƣợc tâm quan trọng của điều kiện môi trƣờng làm việc cũng nhƣ công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bảng 3.12 Điều kiện chất lƣợng nhà xƣởng trong các khu công nghiệp của tỉnh vĩnh phúc: STT Chất lƣợng nhà xƣởng Năm 2012 Năm 2013 1 Tốt 73,2 85,4 2 Chật chội 16,5 12,3 3 Dột nát, ẩm thấp 0,25 0 4 Sân trơn, gồ ghề 0,42 0,10

5 Tối, không thông thoáng 9,63 2.2

Nguồn: LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc(2013), báo cáo về kết quả môi trường lao động

Qua bảng chúng ta thấy môi trƣờng làm việc của công nhân đƣợc cải thiện đáng kể qua các năm, chứng tỏ các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đều chấp hành quy định về chất lƣợng nhà xƣởng ở mức độ tƣơng đối

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)