Các hình thức lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 25)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Các hình thức lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế có cơ cấu đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào quan hệ sản xuất trƣớc hết là quan hệ sở hữu. Nếu chúng ta xét từ góc độ tái sản xuất có hệ thống lợi ích của các khâu của quá trình sản xuất: lợi ích của ngƣời sản xuất, lợi ích của ngƣời phân phối, lợi ích của ngƣời trao đổi và lợi ích của ngƣời tiêu dùng.

Dƣới góc độ của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nƣớc ta, các lợi ích kinh tế tƣơng ứng với các thành phần kinh tế đó.

Dƣới góc độ khái quát: Lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân có thể hiểu là lợi ích của con ngƣời, cho con ngƣời và vì con ngƣời riêng rẽ. Nó trực tiếp đáp ứng nhu cầu vật chất của từng cá nhân, của từng chủ thể đó khi tham gia vào các hoạt động của sản xuất xã hội. Lợi ích cá nhân là ngƣời lao động có quyền đƣợc đem tài năng và trí tuệ của mình để lao động sáng tạo để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và gia đình. Lợi ích cá nhân của ngƣời lao động biểu hiện ở tiền lƣơng, tiền thƣởng trong các xí nghiệp quốc doanh.

Lợi ích của tập thể là lợi ích của những ngƣời cùng hoạt động trong một tổ chức cụ thể nhƣ xí nghiệp, hợp tác xã…là lợi ích của một tập thể và vì tập thể. Lợi ích tập thể là quyền đƣợc sử dụng có hiệu quả nhân lực, tƣ liệu sản xuất, tài nguyên trong khuôn khổ của pháp luật để tạo ra nhiều giá trị, góp phần vào lợi ích chung của toàn xã hội và mang lại lợi ích riêng cho bản thân đơn vị mình.

Lợi ích kinh tế của xã hội là lợi ích của nhân dân lao động trên phạm vi cả nƣớc, lợi ích của tất cả các tập đoàn, các thành viên của xã hội xã hội chủ nghĩa, là lợi ích của toàn xã hội, đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Lợi ích kinh tế của toàn xã hội là lợi ích xuất phát và chủ đạo trong hình thái kinh tế xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đó cũng chính là sự thể hiện của các quy luật kinh

tế trong thời kỳ quá độ. Lợi ích này đƣợc thực hiện qua sự quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền nhà nƣớc, vì thế còn đƣợc gọi là lợi ích nhà nƣớc.

Suy cho cùng thì có 3 loại lợi ích kinh tế là mang tính khái quát nhất về hệ thống lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng. Các lợi ích kinh tế này có ranh giới rất cụ thể nhƣng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Trong lợi ích chung của xã hội hoặc lợi ích chung của tập thể, doanh nghiệp luôn có lợi ích của mỗi cá nhân trong xã hội, tập thể, doanh nghiệp đó. Mặt khác lợi ích của xã hội, của tập thể lại do chính các cá nhân lao động trong xã hội, trong tập thể, doanh nghiệp đó tạo ra vì thế đảm bảo lợi ích cá nhân sẽ thúc đẩy các cá nhân lao động có hiệu quả hơn, vừa nâng cao lợi ích cho bản thân vừa nâng cao đóng góp của mình vào lợi ích chung của xã hội, của tập thể hay của doanh nghiệp. Ba lợi ích trên cấu thành hệ thống lợi ích trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp thúc đẩy xã hội phát triển nhanh nhất.

Việc kết hợp các lợi ích trong điều kiện nƣớc ta hiện nay chỉ đƣợc giải quyết có hiệu quả khi chúng ta nhận thức rõ các loại lợi ích trên suy cho cùng là lợi ích kinh tế cá nhân cho cá nhân con ngƣời mà thôi. Trong nền kinh tế hàng hóa lợi ích cá nhân thể hiện trƣớc hết ở tiền lƣơng mà ngƣời lao động nhận đƣợc trƣớc hoặc trong quá trình sản xuất hàng hóa, về điều kiện môi trƣờng làm việc, chế độ bảo hiểm, nâng cao tay nghề… Khái niệm lợi ích kinh tế của ngƣời lao động ở nƣớc ta thể hiện ở hai nội dung sau:

+ Ngƣời lao động phát huy đƣợc khả năng sáng tạo trong một môi trƣờng làm việc tốt, ngƣời lao động sẽ lao động tự giác sáng tạo và có hiệu quả, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

+ Ngƣời lao động thỏa mãn tốt hơn những nhu cầu về vật chất và tinh thân cá nhân và gia đình mình. Ngƣời lao động không chỉ quan tâm đến mức độ thỏa mãn những nhu cầu về đời sống vật chất( tiền lƣơng, tiền thƣởng) mà

còn quan tâm đến việc hƣởng thụ các phúc lợi xã hội khác nhƣ các khoản phụ cấp, trợ cấp, quyền có việc làm…

1.3.CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐẾN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)