5. Kết cấu của luận văn
1.5. Kinh nghiệm của các tỉnh về việc đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao
lao động trong các KCN
1.5.1. Kinh nghiệm của Bình Dương
Bình Dƣơng là một tỉnh trong vùng Đông nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm của phía nam. Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác đối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm ở phía nam, Bình Dƣơng chủ động hội nhập kinh tế cao, nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ kết hợp bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo quốc phòng. Quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2020 xây dựng Bình Dƣơng – một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện.
Bình Dƣơng đang là một trong những địa phƣơng đứng đầu cả nƣớc về thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc với 26 cụm và KCN. Bình Dƣơng thu hút đông đảo lao động nhập cƣ làm việc tại các xí nghiệp nhà máy ở các KCN. Tình hình tranh chấp lợi ích giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động
cũng xảy ra. Năm 2012 trên địa bàn tình xảy ra 234 vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công trong đó có 135 vụ đình công, nguyên nhân do một số doanh nghiệp chƣa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, trì hoãn giải quyết các yêu cầu của ngƣời lao động, chƣa điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu. Nhất là thời gian vừa qua công nhân làm việc trên địa bàn diễu hành phản đối việc Trung Quốc đặt dàn khoan Hải Dƣơng 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của nƣớc ta, nhờ nỗ lực thực hiện chỉ đạo của các cấp các ngành, tình hình diễu hành của công nhân đƣợc kiểm soát và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Để giải quyết quan hệ lao động tại các doanh nghiệp, UBND tỉnh cùng sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội, tổ chức Công đoàn của tỉnh tuyên truyền, hƣớng dẫn cho các doanh nghiệp về chính sách, pháp luật lao động; tổ chức hội nghị ngƣời lao động đối thoại với doanh nghiệp; Vận động các chủ doanh nghiệp tự nguyện thực hiện các chính sách hỗ trợ cho ngƣời lao động đồng thời vận động doanh nghiệp tạo điều kiện về thời gian, phƣơng tiện cho ngƣời lao động về quê ăn tết, vui xuân đối với công nhân không có điều kiện về quê; tăng cƣờng kiểm tra việc thực hiện chính sách dành cho ngƣời lao động nhƣ thuế thu nhập cá nhân, BHXH, BHYT, nhà trọ củng cố tổ chức công đoàn thƣờng xuyên tổ chức đối thoại, gặp gỡ giữa lãnh đạo lao động tỉnh với doanh nghiệp, ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh để tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc. Ở một số doanh nghiệp phát động các phong trào thi đua về chấp hành nội quy lao động, xây dựng tác phong công nghiệp.
Phát động phong trào thi đua về chấp hành nội quy lao động, xây dựng tác phong công nghiệp, tăng năng suất lao động nâng cao chất lƣợng sản phẩm để kinh doanh ngày càng ổn địn và phát triển, tạo ra mối quan hệ tốt giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.
1.5.2. Kinh nghiệm của Bắc Ninh
Bắc Ninh có diện tích hơn 800 km2
, nằm ở cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội trong tam giác tăng trƣởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nƣớc và thế giới, Bắc Ninh đƣợc biết đến nhƣ một điểm sáng về phát triển công nghiệp, đang chuyển mình mạnh mẽ với bƣớc đi dài công nghiệp hóa – hiện đại hóa để cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trong năm 2015.
Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 15 KCN tập trung, một khu công nghệ thông tin và 30 cụm công nghiệp. Theo thống kê của Ban quản lý dự án các KCN, hiện tại các KCN có 261 doanh nghiệp đi vào hoạt động sử dụng 72.210 lao động có 149 công đoàn cơ sở đƣợc thành lập. Các KCN huy động đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ của các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc, nâng cao hiệu quả sử dụng đất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa của toàn tỉnh. Trên thực tế những năm vừa qua các doanh nghiệp trong KCN cơ bản thực hiện tốt việc đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động. Một điểm quan trọng khiến cho quan hệ lợi ích tại các doanh nghiệp luôn ổn định, hài hòa là đã xây dựng và chấp hành tốt thỏa ƣớc lao động tập thể, hầu hết các doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách và quyền lợi cho ngƣời lao động, tăng thu nhập nhƣ làm thêm giờ, tiền ăn trƣa phụ cấp nhà ở, công nhân đƣợc hƣởng chế độ thai sản, đau ốm đóng BHXH. Tỉnh triển khai mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, tăng cƣờng kiểm tra vệc sử thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động.
Một số doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả luôn duy trì việc ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể với công đoàn, thƣờng xuyên sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và kết quả kinh doanh. Thỏa ƣớc lao động tập
thể có tác dụng khuyến khích, phát huy dân chủ, vai trò và vị trí của công đoàn cơ sở đã đƣợc thể hiện rõ nét.
Những năm qua, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã phát huy vai trò là tổ chức đại diện cho công nhân và ngƣời lao động, đảm bảo quyền và lợi ích ngƣời lao động, đặc biệt là ngƣời lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp tập trung. Bắc Ninh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và Công đoàn các khu công nghiệp phối hợp tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động. Ngoài ra Liên đoàn lao động thƣờng xuyên phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, để từ đó thực sự là chỗ dựa tin cậy cho ngƣời lao động. Ở một số doanh nghiệp có tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp về lợi ích kinh tế giữa ngƣời lao động với ngƣời sử dụng lao động lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra để kịp thời ngăn chặn và giải quyết kịp thời các tranh chấp phát sinh. Đồng thời, tỉnh giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành chức năng khi xảy ra đình công, một mặt yêu cầu Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, ban quản lý các KCN và lực lƣợng công an phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để có biện pháp giải quyết kịp thời cũng nhƣ giữ vững an ninh chính trị khi xảy ra đình công. Mặt khác phải lắng nghe tiếng nói ngƣời lao động và đại diện ngƣời lao động phản ánh những bất cập đối với doanh nghiệp để tìm cách giải quyết tốt nhất. Đồng thời, một biện pháp tiên quyết là phải tăng cƣờng đối thoại trực tiếp 3 bên: ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và cơ quan quản lý Nhà nƣớc để bảo đảm sự công bằng, tránh những cuộc đình công bất hợp pháp xảy ra. Yếu tố chính vẫn là ở chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động phải có sự thỏa hiệp thỏa đáng, vì lợi ích chung.
Như vậy, từ những kinh nghiệm của Bình Dƣơng và Bắc Ninh về đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động, chúng ta có thể rút ra bài học kinh
nghiệm về vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ sau:
+UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra để kịp thời ngăn chặn và giải quyết kịp thời các tranh chấp phát sinh. Đồng thời, tỉnh giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành chức năng khi xảy ra đình công, một mặt yêu cầu Sở LĐ – TB và XH tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, ban quản lý các KCN và lực lƣợng công an phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để có biện pháp giải quyết kịp thời cũng nhƣ giữ vững an ninh chính trị khi xảy ra đình công. Đồng thời, triển khai mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.
+ Khi có tranh chấp lao động xảy ra cần thực hiện tăng cƣờng đối thoại ba bên: ngƣời sử dụng lao đông- ngƣời lao động- nhà nƣớc, từ đó cơ quan nhà nƣớc lắng nghe đƣợc hết ý kiến của các bên khi xảy ra tranh chấp lao động để có những biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời và hiệu quả.
+ Về phía doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật nhƣ chính sách tiền lƣơng, tiền thƣởng, BHXH, vấn đề về an toàn vệ sinh lao động.., về vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần quan tâm chú ý đến đời sống ngƣời lao động đảm bảo hài hòa lợi ích giữa hai bên trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời thƣờng xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý lao động sao cho hiệu quả, đề phòng và xử lý những mâu thuẫn nhỏ phát sinh một cách kịp thời.
+ Về phía công đoàn, công đoàn có quyền phối hợp với ngƣời sử dụng lao động kiểm tra, xem xét xử lý những trƣờng hợp làm trái với thỏa ƣớc lao động đã ký, phát hiện những vƣớng mắc tồn tại để kiến nghị.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Lợi ích kinh tế là một trong những hiện tƣợng phổ biến nhất của đời sống xã hội, là một trong những động lực thúc đẩy con ngƣời hành động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu lợi ích kinh tế đƣợc nhận thức đúng và thực hiện đúng thì nó là động lực kinh tế thúc đẩy con ngƣời hành động, có ý nghĩa sâu sắc trong việc phát huy nhân tố con ngƣời.
Nói tới lợi ích kinh tế của ngƣời lao động là chúng ta nói tới khả năng lao động và thành quả lao động với những cách thức, mức độ thỏa mãn những nhu cầu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của ngƣời lao động. Các yếu tố cấu thành của lợi ích kinh tế của ngƣời lao động bao gồm: thu nhập, điều kiện môi trƣờng làm việc, chế độ bảo hiểm, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao tay nghề… Khi lợi ích kinh tế của ngƣời lao động đƣợc thực hiện sẽ tạo động lực to lớn để nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp khiến ngƣời lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn. Chính vì vậy, để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất các chủ doanh nghiệp phải quan tâm đến ngƣời lao động, khai thác tốt nhất tiềm năng của ngƣời lao động, đến những lợi ích thiết thực của họ, đảm bảo thu nhập xứng đáng với khả năng đóng góp của ngƣời lao động. Đồng thời, để đạt đƣợc những lợi ích tốt nhất cho mình, ngƣời lao động luôn luôn làm việc một cách tự giác, sáng tạo, có hiệu quả, phát huy hết tiềm năng của mình làm việc với năng suất và chất lƣợng cao nhất.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƢỢC SỬ DỤNG
2.1.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử
Đây là phƣơng pháp cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin đƣợc sử dụng trong nhiều môn khoa học, là phƣơng pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thức tiễn. Nó đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế phải đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Và nó cũng là phƣơng pháp luận đặc trƣng trong các công trình nghiên cứu khoa học đặc biệt là khoa học xã hội, làm cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn. Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu thực trạng đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, đƣa ra một số những giải pháp đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣờ lao động, muốn vậy phải có những đánh giá khách quan, trung thực về thực trạng đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động, vì vậy các số liệu sử dụng trong luận văn gắn liền với logic lịc sử và đƣợc đánh giá trên cơ sở duy vật biện chứng.
2.1.2. Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học
Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học đƣợc sử dụng đẻ nâng từ nhận thức kinh nghiệm lên thành nhận thức khoa học, từ trực quan sinh động lên tƣ duy trừu tƣơng. Để sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời ta thƣờng tìm đến các biện pháp để loại bỏ những yếu tố, những quan hệ không bản chất để tập trung vào những yếu tố và quan hệ bản chất hơn của các sự vật, hiện tƣợng.
Trong luận văn ngƣời viết sẽ sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu những cái đơn giản ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc, từ đó tìm ra bản chất các hiện tƣợng và quá trình,
hình thành các phạm trù – khái niệm về lợi ích kinh tế, và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó. Qua đó xem xét vào vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Phƣơng pháp này sẽ đƣợc tác giả sử dụng trong toàn bộ luận văn
2.1.3. Phƣơng pháp logic – lịch sử
Đây là phƣơng pháp căn cứ vào tiến trình lịch sử kết hợp tƣ duy và suy luận logic để vạch ra quy luật tác động chi phối. Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp diễn lại tiến trình phát triển của các hiện tƣợng và sự kiện (ra đời, phát triển và tiêu vong) với mọi tính chất cụ thể của nó. Phƣơng pháp logic là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng trong hình thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hƣớng chung trong sự vận động của chúng.
Phƣơng pháp logic – lịch sử đƣợc sử dụng để luận văn vừa mang tính liên tục vừa mang tính kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả về vấn đề lợi ích kinh tế của ngƣời lao động . Lịch sử không chỉ là các sự kiện mà còn là tính quan hệ tất yếu logic giữa các sự kiện mới quan trọng và có ý nghĩa hơn, bản chất hơn, quy luật hơn.
2.1.4. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu
Phân tích là phân chia các toàn bộ ra từng bộ phận để nhận thức đi sâu cái bộ phận đó. Tổng hợp là phƣơng pháp liên kết thống nhất các bộ phận đã đƣợc phân tích nhằm nhận thức cái toàn bộ. Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp nhận thức khác nhau song lại thống nhất biện chứng với nhau. Sự thống nhất của phân tích và tổng hợp là một yếu tố quan trọng của phƣơng pháp biện chứng.
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc tiến hành thông qua các công đoạn: thu thập dữ liệu, kiểm tra dữ liệu, phân tích dữ liệu và kiểm tra kết quả phân tích(các số liệu đƣợc tổng hợp báo cáo của Sở Lao động thƣơng binh xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở kết quả phân tích, đề tài tổng hợp và đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của vấn đề lợi ích kinh tế ngƣời
lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh, đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề còn hạn chế, từ đó đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp
Từ những dữ liệu từ Sở Lao động và Thƣơng binh xã hội tỉnh Vĩnh