Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Trang 72)

- Bồi dưỡng phục vụ các vụ việc cụ thể 

2. 7.1 Mặt mạnh

3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp đã đề xuất

Trong khuôn khổ thời gian thực hiện luận văn, tôi không có điều kiện để tiến hành thực nghiệm sư phạm các biện pháp đã nêu, nên chỉ tiến hành xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp bằng phương pháp khảo nghiệm (thăm dò ý kiến của 6 cán bộ, chuyên viên sở giáo dục, hiệu trưởng của 12 trường THPT, 20 tổ trưởng tổ chuyên môn và 250 giáo viên ở 12 trường THPT tiêu biểu trong địa bàn tỉnh Hưng Yên. Kết quả điều tra thu dược như sau:

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

khảo sát lượ ng tính khả thi BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 Số ý kiế n % Số ý kiế n % Số ý kiế n % Số ý ki ến % Số ý kiến % Số ý kiế n % CBQL Sở GD&ĐT 6 5 83, 3 5 83, 3 4 66, 6 6 100 5 83, 3 5 83, 3 Hiệu trưởng 12 10 83,3 9 75 11 91,6 12 100 11 91,6 10 83,3 Tổ trưởng 20 16 80 16 80 18 90 19 95 16 80 15 75 Giáo viên 250 218 87,2 207 82,8 215 86 235 94 204 81,6 205 82 Tổng 288 249 86,4 237 82,3 248 86,1 272 94,4 236 81,9 235 81,6

Qua điều tra 288 người được hỏi ý kiến có 249 người (86,4 %) cho rằng các nhóm biện pháp đưa ra có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, nếu các biện pháp này được áp dụng một cách nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao của lãnh đạo các nhà trường, nó sẽ thực sự là đòn bẩy nâng cao chất lượng của GV ở các trường THPT trên đại bàn tỉnh. Có trên 80% các ý kiến đều thống nhất cho rằng các biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết với các nhà trường hiện nay. Bởi trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay việc đưa ra các biện pháp đổi mới công tác đánh giá chất lượng của giáo viên là hết sức cần thiết, khắc phục những hạn chế và những bất cập của đánh giá trước đây, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV các trường THPT. Với kết quả thu được chứng tỏ hệ thống các nhóm biện pháp mà tác giả đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đổi mới GD hiện nay. Tuy nhiên để các biện pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với việc quản lý hoạt động đánh giá hoạt động sư phạm của GV THPT, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ngành GD với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và

thống nhất trong quá trình thực hiện các biện pháp, trong đó sở GD chịu trách nhiệm chính. Mặt khác, hiệu trưởng các nhà trường phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình đội ngũ hiện có và điều kiện CSVC của nhà trường, phát huy được tiềm năng và thế mạnh của tập thể sư phạm nhà trường, nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu quản lý.

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

S TT Biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường.

200 69,4 73 25,4 0 0 173 63,4 100 40,2 0 0

2

Kế hoạch hoá các hoạt động đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của hiệu trưởng và tổ trưởng tổ chuyên môn các nhà trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

195 78,6 53 21,4 0 0 171 62,6 102 40,9 0 0

3

Xây dựng các tiêu chí trong đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên

250 91,9 22 80,8 0 0 162 59,3 111 44,6 0 0

4

Xây dựng quy trình đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên THPT.

190 80,5 46 19,5 0 0 165 60,4 108 43,4 0 0

5

Xây dựng lực lượng đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên

Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn để đi đến các biện pháp tôi rút ra một sô kết luận như sau:

- Những yếu tố tạo nên chất lượng đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên đó chính là hoạt động phối hợp của hai chủ thể: Giáo viên và người đánh giá, trong đó giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy học, người quyết định chất lượng của quá trình dạy học, chính vì vậy đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên chính xác, khách quan, công bằng sẽ là động lực nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như vậy sẽ nâng cao được chất lượng giảng dạy của nhà trường .Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu phát triển dân trí, nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, nhu cầu về học tập của nhân dân.

- Để nâng cao chất lượng đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên cần có hệ thông các biện pháp tác động đồng thời vào tất cả các khâu trọng yếu của quá trình đánh giá và các biện pháp này phải có tính khả thi, hay nói cách khác các biện pháp này phải phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Để có được những giải biện phù hợp chúng tôi đã phải đi từ những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, thực trạng của nhà trường về nguồn lực (con người, cơ sở vật chất) tìm hiểu nhu cầu của xã hội, của học sinh, của các thày cô giáo thông qua các phiếu thăm dò, phiếu hỏi trung cầu ý kiến, các phỏng vấn cá nhân, qua kinh nghiệm quản lý của bản thân, qua các nguồn tài liệu, các sô liệu từ các bộ phận, những bài học kinh nghiệm của thanh tra sở GD&ĐT và BGH các nhà trường THPT tỉnh Hưng Yên, việc rút kinh nghiệm khi thực hiện các biện pháp đã đưa trong các giai đoạn trước. Từ đó điều chỉnh, bổ sung những cái mới phù hợp hơn và cũng hiệu quả hơn.

Tiểu kết chương 3

Đổi mới và nâng cao hiệu quả đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở tỉnh Hưng Yên được thực hiện bằng một hệ thống các biện pháp tác động vào các nhân tố chi phối hiệu quả đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên. Đây thực chất là quá trình chuẩn bị tâm thế và các điều kiện cần thiết cho đội ngũ cán bộ QLGD và giáo viên ở các nhà trường tiến hành một cách đồng bộ các khâu, các thành tố của QTGD, đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Các biện pháp trên có vị trí, vai trò không ngang bằng nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau phát huy kết qủa của nhau trong một chỉnh thể. Tuy nhiên ở mỗi địa phương, mỗi nhà trường có các điều kiện về CSVC, đội ngũ khác nhau, nên việc nghiên cứu, vận dụng các nhóm biện pháp phải mềm dẻo, linh hoạt để mang lại hiệu quả quản lý một cách cao nhất, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ dạy học của các trường THPT trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Qua việc trưng cầu các ý kiến của các cán bộ, chuyên viên sở GD, hiệu trưởng các nhà trường, các tổ trưởng tổ chuyên môn và một số giáo viên trực tiếp tham gia đánh giá các trường THPT trên địa bàn tỉnh, phần nào đã chứng minh được tính khả thi và tính cấp thiết của các nhóm biện pháp mà chúng tôi đưa ra, nhằm khuyến khích năng lực tự đánh giá của lãnh đạo và giáo viên các nhà trường, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng và chất lượng GD toàn diện nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng GD&ĐT và công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên THPT tỉnh Hưng Yên, luận văn đã nêu lên một cách khái quát về tình hình GD chung của tỉnh, tình hình đội ngũ cán bộ QLGD và giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, luận văn đã chỉ ra đúng thực trạng vấn đề kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên THPT. Qua các kết quả điều tra, có thể khẳng định rằng, biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên tỉnh Hưng Yên tuy đã có những chuyển biến tích cực, những cải tiến đáng kể, song trong thực tiễn vẫn còn một bộ phận không nhỏ lãnh đạo các nhà trường do năng lực còn hạn chế, nên có tình trạng buông lỏng quản lý, còn xem nhẹ vai trò của công tác đánh giá hoạt động sư phạm của GV dẫn đến tình trạng đánh giá giáo viên thiếu dân chủ, công khai, không đảm bảo tính khách quan. Việc đánh giá còn nặng về tình cảm, do ngại va chạm và nặng về báo cáo thành tích nên chất lượng toàn diện không đồng đều giữa các nhà trường. Điều này cho thấy vấn đề quản lý chất lượng dạy học của giáo viên càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.

Với các biện pháp đổi mới công tác đánh giá hoạt động sư phạm của GV ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên được nêu trong luận văn, tác giả muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc tăng cường, đổi mới một cách toàn diện giáo dục THPT, biến những quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng về mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục THPT nói riêng được cụ thể hoá vào hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở mỗi trường THPT trên địa bàn tỉnh. Từ những cở sở lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp cơ bản nhằm quản lý tốt công tác kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên là:

Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường.

Biện pháp 2: Kế hoạch hoá các hoạt động đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của hiệu trưởng và tổ trưởng tổ chuyên môn các nhà trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Biện pháp 3:Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, thang đo trong đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên

Biện pháp 4: Xây dựng quy trình đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên THPT.

Biện pháp 5:Xây dựng lực lượng đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên

Những kết quả điều tra, khảo sát, trưng cầu ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, các cán bộ, chuyên viên sở giáo dục và chính những ý kiến đóng góp trực tiếp của hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đã xác nhận tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp này.

Như vậy: các nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã đạt được. Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rõ rệt.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ GDĐT

Có sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao và định hướng cho các địa phương làm tốt khâu quy hoạch đội ngũ cán bộ QLGD. Cần coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại giáo viên để giáo viên được cập nhật thông tin giáo dục một cách nhanh nhất.

Cần có những giải pháp tuyển chọn từ khâu đầu vào - quá trình đào tạo và đầu ra ở mạng lưới các trường sư phạm thực sự có chất lượng.

Kịp thời có các văn bản hướng dẫn cụ thể, cũng như các tài liệu khoa học để tổ chức chỉ đạo việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.

Trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra cho lãnh đạo các nhà trường cần chú ý hơn đến quy trình nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, kịp thời phát huy những nhân tố mới trong công tác này và trong công tác quản lý trường THPT nói chung, biết cách hướng dẫn cho GV học tập, nghiên cứu về lý luận đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức và rút kinh nghiệm sư phạm. Kiến thức khoa học QLGD cần được cập nhật, đa dạng, liên thông không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà phải trên diện rộng và nhiều vùng khác nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w