- Bồi dưỡng phục vụ các vụ việc cụ thể
2. 7.1 Mặt mạnh
3.2.4. Xây dựng phương thức đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên
viên THPT.
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
- Đưa ra được các bước đánh giá một cách khách quan.
- Phân tích định tính và định lượng các dữ kiện, các sự kiện quan sát được và các thông tin thu được về:
+ Trình độ chuyên môn (nội dung giảng dạy, phương pháp, phong thái...) + Thực hiện quy chế chuyên môn (soạn giáo án, thực hiện chương trình, chấm điểm, thực hành thí nghiệm, bồi dưỡng...).
+ Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác. + Kết quả học tập của học sinh.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Việc đánh giá thiên về chất lượng hơn số lượng. Đánh giá ai hoặc cái gì là đưa ra hay đề xuất một sự ước lượng hoặc định giá. Các hệ thống quy chiếu được xây dựng dần dần ngay cả trong quá trình đánh giá. Vì vậy, những yếu tố quy chiếu cũng không nằm ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, cũng không xuất hiện trước như những tiêu chuẩn cần trong thao tác kiểm tra.
- Nghiên cứu các chuẩn đánh giá và xác định các tiêu chí đánh giá.
- Nghiên cứu các hồ sơ thanh tra trước đó (chú ý đến lần thanh tra gần nhất).
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Xác định mục đích đánh giá.
- Lập một bản ghi nhận chính xác thực tế, xuất phát từ những thông tin đáng tin cậy và xác thực.
- Đối chiếu với khung chuẩn, nêu bật các ưu điểm, nhược điểm và các vấn đề tồn tại.
- Đánh giá các nguy cơ nẩy sinh từ các vấn đề được ghi nhận.
- Chẩn đoán những nguyên nhân gây rối loạn chức năng thông qua các sự kiện (phương pháp quy nạp).
- Nêu những đề xuất và kiến nghị cho những người thực hiện để tránh hoàn toàn hay một phần những vấn đề và nguy cơ có thể nẩy sinh.
- Tổng hợp kết quả và các đề xuất.
- Theo dõi hiệu quả của việc thực hiện các đề xuất. - Phân tích và xử lý thông tin.
- Hình thành các nhận định. - Làm báo cáo kết quả đánh giá.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Các cán bộ quản lý ở các nhà trường phải có kế hoạch chi tiết cụ thể từng tháng, từng học kỳ. Khuyến khích giáo viên tự đánh giá là chính.
- Phương thức đánh giá phải được thực hiện đúng từng bước, từng khâu trong quá trình thực hiện, không chủ quan mà bỏ qua bất kỳ một bước nào trong quá trình đánh giá.