Xây dựng lực lượng đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Trang 70)

- Bồi dưỡng phục vụ các vụ việc cụ thể 

2. 7.1 Mặt mạnh

3.2.5. Xây dựng lực lượng đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên

Lực lượng tham gia đánh giá quyết định đến chất lượng đánh giá, vấn đề ai đánh giá? đánh giá như thế nào? nhằm mục đích gì? phải được nhận thức một cách đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Nếu những người tham gia đánh giá có uy tín, có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cao, có lương tâm và trách nhiệm với công việc thì hiệu quả đánh giá sẽ cao, sẽ thúc đẩy được sự phát triển của nhà trường. Ngược lại lực lượng tham gia đánh giá quá mỏng, yếu về phẩm chất và năng lực chuyên môn thì hiệu quả đánh giá sẽ thấp và mất tác dụng.

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

- Xây dựng lực lượng đánh giá đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, số lượng người tham gia đánh giá, đem lại kết quả đánh giá có độ tin cậy cao.

- Hình thành những tiêu chuẩn về chất lượng đội ngũ GV, tư vấn cho các nhà QL hoạch định chính sách bồi dưỡng, luân chuyển, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lực lượng đánh giá.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng thành phần tham gia đánh giá, xếp loại giờ dạy của GV THPT.

- Khai thác và xử lý thông tin trong quá trình đánh giá, để đem lại kết quả cao hơn.

- Đưa ra được những mục đích, yêu cầu của mỗi cấp độ đánh giá. Trách nhiệm của mỗi thành viên tham gia đánh giá.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Việc xây dựng lực lượng tham gia đánh giá phải phù hợp với từng loại hình đánh giá: Đánh giá trong hay đánh giá ngoài.

Đánh giá ngoài:

Sự trợ giúp bên ngoài sẽ không có hiệu quả nếu chỉ dừng lại ở cung cấp tài liệu không thôi. Việc cử các đoàn đánh giá đồng nghịêp, thẩm định xuống trường là phần công việc quan trọng của đảm bảo chất lượng. Đoàn thanh tra, kiểm tra không chỉ trao đổi với các nhà quản lý mà còn gặp gỡ giáo viên và học sinh của nhà trường để tìm hiểu thực chất các hoạt động của nhà trường. Hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ đạt kết quả hơn nếu tạo được bầu không khí cởi mở, trong quá trình làm việc, báo cáo tự đánh giá của nhà trường sẽ được so sánh và phân tích bằng sự kiện và ý kiến cụ thể. Đánh giá ngoài kết thúc bằng những kết luận công khai kết quả thanh tra toàn diện, thanh tra từng mặt giáo dục và đặc biệt là kết quả đánh giá, xếp loại của GV

Đánh giá trong (tự đánh giá):

Thành phần tham gia phải có ít nhất một đại diện BGH, tổ chuyên môn và giáo viên trong tổ (ba thành phần) thì việc đánh giá mới đảm bảo tính khách quan và công bằng. Không nên giao khoán cho tổ chuyên môn tất cả, bởi nếu chỉ có 1-2 GV họ dễ thông cảm với nhau về các lỗi, đặc biệt là họ chỉ đánh giá qua loa, nên kết quả xếp loại thiếu khách quan và công bằng.

Khuyến khích tự đánh giá.

Chất lượng chỉ được bảo đảm một cách chắc chắn nhất bởi các hoạt động của chính các trường THPT. Cơ sở quan trọng của các hoạt động đó là tự đánh giá. Thanh tra và kiểm soát chất lượng áp đặt từ bên ngoài không có tác dụng trong bảo đảm chất lượng. Thế nhưng nếu thiếu 3 sự hỗ trợ từ bên ngoài thì quá trình tự đánh giá không thể tiến hành tốt được. Sự hỗ trợ thứ nhất là các cơ quan kiểm nhận, thẩm định, thanh tra tạo ra sự cam kết để nhà trường

tự phê phán và nghiêm túc tự đánh giá hoạt động của mình. Sự hỗ trợ thứ hai là đào tạo, tập huấn để cán bộ nhà trường biết cách tự đánh giá. Sự hỗ trợ thứ ba là cung cấp các thông tin trong nước và quốc tế về các chỉ số thực hiện. Các kinh nghiệm đổi mới trong dạy và học, đánh giá nói chung cũng như đánh giá với mục đích chuyên biệt. Việc cung cấp những thông tin này cần đến kinh phí nhưng đó là kinh phí cần thiết và nên được các cơ quan tài trợ ưu tiên đáp ứng. Việc trợ giúp bên ngoài có thể còn tạo điều kiện cho các nhà trường nhận được thông tin phản hồi từ xã hội.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:

Đội ngũ những người tham gia đánh giá phải thực sự, có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cao, có uy tín trong ngành giáo dục, tôn trong đồng nghiệp và công việc được phân công.

Thực sự có kiến thức khoa học về kiểm tra, đánh giá, có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trong của việc đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm thúc đẩy tư vấn và phát triển.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w