Vài nét về giáo dục THPT tỉnh Hưng Yên trong năm học vừa qua

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Trang 30)

- Bồi dưỡng phục vụ các vụ việc cụ thể 

2.1.2.Vài nét về giáo dục THPT tỉnh Hưng Yên trong năm học vừa qua

a) Cơ sở pháp lý của thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên

2.1.2.Vài nét về giáo dục THPT tỉnh Hưng Yên trong năm học vừa qua

Căn cứ chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GDĐT, kế hoạch năm học của Sở GDĐT Hưng Yên hướng dẫn các trường THPT trong toàn tỉnh thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2010 - 2011.

Nhìn chung quy mô trường lớp ổn định, ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh, số học sinh bỏ học giảm hơn so với năm học trước.

Bảng 2.1: Tình hình học sinh và quy mô trường lớp khối THPT

Khối lớp Đầu năm học Cuối năm học Ghi chú

Số lớp Số HS Số lớp Số HS

Khối 10 286 12394 286 12393 giảm 1

Khối 11 373 12422 373 12410 giảm 12

Khối 12 297 13412 297 13406 giảm6

Tổng 956 38228 956 38209 giảm 19

Căn cứ vào số lượng đầu năm, đối chiếu, so sánh với số lượng cuối năm học, tổng số lớp không thay đổi, số học sinh giảm 19 em, trong đó chuyển đi nơi khác là 15 em, số học sinh bỏ học giữa chừng là 4 em. Nhìn chung quy mô trường lớp ổn định, ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh, số học sinh bỏ học giảm hơn so với năm học trước 0,4%.

Đội ngũ giáo viên:

- Đội ngũ giáo viên trong các trường học nhìn chung ổn định. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao dần so với trước đây.

Công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên được coi trọng, số giáo viên đạt chuẩn 100%, số giáo viên vượt chuẩn hơn 20%. Trước đây đội ngũ giáo viên ở một số trường còn thiếu trầm trọng về số lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu. Số đạt chuẩn vẫn còn những hạn chế trong cập nhật kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên tuy bước đầu đã được điều chỉnh, song vẫn còn nhiều khó khăn trong việc dạy học nhất là các môn học như: tin học, công nghệ, thể dục...Có trường GV chỉ dạy rất ít tiết (14-16 tiết/ tuần), nhưng có trường GV phải dạy nhiều (trên 20 tiết/ tuần), làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khoẻ của giáo viên.

Bảng 2. 2: Tổng hợp về đội ngũ giáo viên và cán bộ QL trường THPT công lập Năm học T.số CBQl Giáo viên đứng lớp Ghi chú Biên chế Hợp đồng Đạt chuẩn Vượt chuẩn 2008-2009 1670 62 1449 159 1566 104 2009-2010 1670 65 1485 120 1508 162 2010-2011 1656 69 1535 52 1441 215

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Cụ thể là, số giáo viên có trình độ vượt chuẩn ngày càng tăng trong các năm học, đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đây chính là những nhân tố chủ đạo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Xây dựng cơ sở vật chất:

- Tiếp tục thực hiện đề án xây dựng cơ sở vật chất trường học của Ủy ban nhân dân nhân dân tỉnh, các trường học tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương củng cố bổ sung cơ sở vật chất cho trường học.

- Huy động được các nguồn lực xã hội, để phát triển giáo dục và đào tạo. cùng với việc tăng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục. Nguồn tài chính ngoài nhân sách nhà nước tăng lên đáng kể trong đó học phí và đóng góp xây dựng trường hàng năm thu được 23,7 tỷ đồng. Quỹ khuyến học các cấp trong tỉnh hàng năm nhận được hàng tỷ đồng: Quỹ khuyến học tỉnh là trên 610 triệu, quỹ khuyến học huyện trên 5,8 tỷ, quỹ khuyến học xã phường thị trấn trên 7,9 tỷ, quỹ khuyến học các dòng họ trên 4,1 tỷ. Năm học 2010-2011 tỉnh đã huy động nguồn vốn để phát triển GD&ĐT: xây mới được 315 phòng học với kinh phí 44,7 tỷ; đầu tư mua sắm thiết bị tăng cường cơ sở vật chất 5,1 tỷ đồng.

Chỉ đạo dạy và học:

Căn cứ văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ GDĐT, Sở GDĐT tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục bậc trung học, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tích hợp trong giáo dục; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.

- Xác định được tầm quan trọng của cấp quản lý cơ sở trong việc đổi mới công tác quản lý giáo dục, trong năm học Sở GDĐT tập trung chỉ đạo tập huấn, tổ chức hội thảo về công tác tổ trưởng chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp. Cụ thể ở khối các trường THPT đã tổ chức được 120 cuộc Hội thảo với sự tham gia của 2.955 cán bộ, giáo viên, 81 cuộc Hội nghị xoay quanh nội dung tập huấn theo sự chỉ đạo của Bộ, Sở GDĐT với sự tham gia của 3.727 cán bộ, giáo viên, tiêu biểu là các trường THPT Mỹ Hào, Trần Quang khải, Dương quảng Hàm, Khoái Châu, Nguyễn Siêu, Ân Thi, Nghĩa Dân, Kim Động, Tiên Lữ...;

- Việc đổi mới PPGD, đổi mới KTĐG tiếp tục được triển khai đồng bộ và toàn diện. Trong năm học Sở đã tổ chức bồi dưỡng về đổi mới PPDH và KTĐG theo chuẩn kiến thức kỹ năng của 8 môn có nội dung nâng cao cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán, chỉ đạo bồi dưỡng củng cố cho giáo viên về kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra cho các môn học. Tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, một số PPDH tích cực, tập huấn về giáo dục giá trị và kỹ năng sống...

- Xây dựng và nhân rộng mô hình nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá tích cực và hiệu quả ở từng cấp học, từng địa phương, tiêu biểu là các trường THPT Mỹ Hào, Dương Quảng Hàm, Trần Quang Khải, Khoái Châu, Nguyễn Siêu...

- Sở GDĐT đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về: công tác giáo viên chủ nhiệm, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm

chuyên môn...; tăng cường giao lưu chuyên môn giữa các cụm trường. Trong học kỳ qua, nhiều đơn vị đã sáng tạo trong cách tổ chức đạt hiệu quả cao.

- Trong năm học, Sở đã tổ chức Hội thi GVDG cấp THCS và THPT đối với 2 bộ môn Sinh học và Vật lý. Việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng, việc ứng dụng CNTT và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã được thể hiện rất thành công trong hội giảng cho thấy sức lan toả và hiệu quả của của việc đổi mới PPDH ở các nhà trường.

Kết quả hai mặt giáo dục học sinh THPT:

+ Hạnh kiểm: Tốt 63.8%, Khá 27.8 %, Trung bình 7.2%, Yếu 1.1%. + Học lực: Giỏi 5.6%, Khá 47.3%. TB: 43.4%, Yếu 3.7%, Kém 0.12%. So với kỳ trước chất lượng giáo dục THPT ổn định tỉ lệ học sinh có học lực khá, giỏi tăng nhẹ (THPT tăng 14,8%).

Đổi mới quản lý giáo dục:

- Sở GDĐT chỉ đạo thực hiện công tác cải tiến quản lý giáo dục, ngay từ đầu năm học, các trường tổ chức học tập, nghiên cứu “Luật giáo dục” và Điều lệ nhà trường, lãnh đạo nhà trường phân công trách nhiệm từng thành viên trong nhà trường, giao chỉ tiêu phấn đấu trong năm học cho tập thể, cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lên kế hoạch công tác giảng dạy cho từng tuần, từng tháng; hàng tuần tổ chức giao ban đầu tuần, tổ chức kiểm tra định kỳ thường xuyên, 100% giáo viên soạn giáo án mới, cải tiến việc chấm điểm, đánh giá xếp loại học sinh, bảo đảm chính xác, đúng quy chế.

- Tăng cường công tác thanh tra trường học, kiểm tra chuyên môn, củng cố duy trì nền nếp, kỷ cương - tình thương - trách nhiệm trong trường học.

- Tổ chức tốt Hội thi giáo viên giỏi từ cấp trường, cấp cụm tới cấp tỉnh.

Thanh tra, kiểm tra.

Ngay từ đầu các năm học, Sở đã xây dựng kế hoạch thanh tra(VD : tại Công văn số 1811/SGDĐT-T.Tr ngày 06/9/2010) và hướng dẫn các đơn vị

trực thuộc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học (VD : Công văn số 1810/SGDĐT-T.Tr ngày 06/9/2010).

Tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cộng tác viên thanh tra. Cụ thể ở bậc THPT trong năm học 2010 – 2011 bổ nhiệm 62 cộng tác viên thanh tra, đạt tỉ lệ ≈ 1 CTV/31 giáo viên.

Đội ngũ cộng tác viên Thanh tra được tập huấn chu đáo về nghiệp vụ Thanh tra giáo dục; đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu các môn học, ngành học, bậc học; có năng lực chuyên môn khá, tốt; có bản lĩnh chính trị vững vàng, làm việc trách nhiệm, nhiệt tình, đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ thanh tra theo yêu cầu của Bộ GDĐT. VD: trong năm học 2010-2011 Sở đã thanh tra được 9/45 đơn vị, đạt tỉ lệ 20%; thanh tra toàn diện hoạt động sư phạm của 386/1956 giáo viên của 20 đơn vị đạt tỉ lệ 19,8%.

2.2. Thực trạng đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở các trường THPT trên điạ bàn tỉnh Hưng Yên

Qua điều tra thực tế công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 12 trường THPT tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tôi thấy hầu hết các trường đều đã thực hiện việc kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên theo đúng quy chế của Bộ GDĐT quy định. Căn cứ vào hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên của sở GDĐT, các trường đã vận dụng cho phù hợp với thực tiễn ở nhà trường và với tình hình đội ngũ giáo viên hiện có. Trong những năm học gần đây, chất lượng giáo dục của các trường THPT trong địa bàn tỉnh đều có sự chuyển biến tích cực nhờ sự đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Công tác quản lý được chú trọng và coi đó là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Song vẫn còn một số tồn tại về công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên, một trong những khâu quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Đó là nhận thức của các cán bộ quản lý ở nhà trường như BGH, tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy về vấn đề này.

Bảng 2.3: Kết quả điều tra nhận thức của hiệu trưởng các trường THPT về vai trò của công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.

Nhìn vào bảng kết quả điều tra trên, tôi nhận thấy hầu hết các ý kiến của hiệu trưởng đều cho rằng, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên là công việc rất quan trọng, một trong những yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng giáo viên ở các nhà trường hiện nay. Số còn lại cho rằng đây là yếu tố quan trọng, và nó liên quan đến nhiều yếu tố khác trong quá trình dạy học, tất cả các thành tố này đan xen, phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện mục tiêu giáo dục. Không có ý kiến nào cho rằng đây là yếu tố không quan trọng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Trang 30)