Danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Trang 49)

- Bồi dưỡng phục vụ các vụ việc cụ thể 

2.5.2.Danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường

a) Cơ sở pháp lý của thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên

2.5.2.Danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường

Giáo viên hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công, thao giảng đạt giờ giỏi cấp trường trở lên, có ý thức với công việc được giao, nhưng không tham gia thi giáo viên giỏi cấp tỉnh hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh.

Còn lại là các giáo viên hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.

Bảng 2.12: Kết quả xếp loại danh hiệu thi đua các cấp ở các trường THPT đã được khảo sát trong ba năm học

TT Năm học

Số CB-

GV

DANH HIỆU THI ĐUA

Ghi chú CS các cấp GV giỏi cấp tỉnh GV giỏi cấp trường GV hoàn thành nhiệm vụ không hoàn thành nhiệm vụ 1 2008-2009 730 53 6 263 173 0 2 2009-2010 745 56 7 230 198 0 3 2010-2011 727 52 8 259 123 0

Qua bảng 12 về xếp loại danh hiệu thi đua của các năm học từ 2008- 2009 trở lại đậy, tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp từ cấp cơ sở trở lên chiếm tỷ lệ xấp xỉ 40%, không có giáo viên nào không hoàn thành nhiệm vụ. Số giáo viên giỏi cấp trường trở lên tăng dần qua các năm học, đặc biệt là ở các trường điểm. Điều đó cho thấy ở các trường có phong trào học tập có truyền thống từ trước đến nay và được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy và học, cộng với đội ngũ cán bộ

quản lý có kinh nghiệm và đủ đội ngũ giáo viên thì ở những trường đó, chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng cao hơn các trường khác.

2.6. Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về những biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên

Với đội ngũ giáo viên có trình độ, tuổi đời còn trẻ, họ chính là những người trực tiếp đứng lớp và thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục. Họ có trình độ ngoại ngữ và tin học nên tiếp thu nhanh những thông tin mới, có nhiều sáng tạo. Họ sẽ là lớp kế cận đội ngũ cán bộ QLGD và trở thành những giáo viên giỏi trong thời gian không xa. Vì vậy, việc lấy ý kiến của GV trực tiếp thực hiện đổi mới GD, sẽ giúp cho nhà nghiên cứu nắm bắt thực trạng một cách chính xác nhất và hiệu quả nhất.

Để biết được ý kiến giáo viên, tôi đã dùng câu hỏi mở: “Theo ý kiến anh (chị), các cấp quản lý cần có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên THPT?.” Kết quả ý kiến của giáo viên thu được như sau:

Bảng 2.13: Kết quả ý kiến của giáo viên về những biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở các trường THPT

TT Những biện pháp Số ý kiến Tỷ lệ%

1 Bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD. 225/300 75

2

Bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ đánh giá hoạt động sư phạm của GV cho các nhà QL trường học.

213/300 71 3 Tăng cường CSVC và thiết bị dạy học theo các

phương pháp dạy học tích cực. 174/300 58

4 Tổ chức tham quan học tập mô hình của một số

trường điểm trong và ngoài tỉnh. 198/30 66

5 Biên soạn chương trình, SGK, sách tham khảo tốt, để GV có thể tiếp cận PP mới một cách

nhanh nhất. 6

Tăng cường tổ chức các chuyên đề về sử dụng đồ dùng thí nghiệm, máy chiếu (công nghệ dạy học vào nhà trường).

157/300 52,3 7 Kiểm tra, đánh giá định kỳ theo kế hoạch để GV

chủ động trong việc chuẩn bị. 178/300 59,3

8 Có chế độ, chính sách hợp lý với các cá nhân

tiên tiến,điển hình để GV yên tâm giảng dạy. 172/300 57,3 9 Có kế hoạch định kỳ trưng cầu ý kiến của GV

về đánh giá hoạt động sư phạm. 128/300 42,6 10 Chỉ đạo cơ sở sát thực tế, kịp thời, chính xác. 138/300 46

Qua ý kiến của đội ngũ giáo viên tỉnh Hưng Yên chúng tôi thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần lớn GV mong muốn các nhà quản lý trực tiếp họ là hiệu trưởng và tổ trưởng tổ chuyên môn phải có nghiệp vụ QL, có kiến thức chuyên môn giỏi và phải có nghiệp vụ kiểm tra-đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên. Tiếp sau đó là họ rất muốn được tham quan học tập những tiên tiến, điển hình của những trường tiên tiến trong và ngoài tỉnh.

Với những môn đổi mới phương pháp giảng dạy mạnh thì họ cũng rất mong muốn có nhiều sách tham khảo, các tạp chí có tính giáo dục cao, đặc biệt việc hoàn thiện bản thân, nâng cao kỹ năng sống cũng là một nhu cầu rất lớn của giáo viên.

Và một điều cũng hết sức thú vị là muốn các nhà QL trưng cầu ý kiến thường xuyên về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy, để họ được bộc bạch tâm tư, suy nghĩ của mình về những vấn đề giáo dục hiện nay. Từ đó phát huy sức mạnh tập thể của các nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Trang 49)