- Bồi dưỡng phục vụ các vụ việc cụ thể
a) Cơ sở pháp lý của thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên
2.4.1. Thanh tra, kiểm tra có báo trước
Đoàn thanh tra của Sở giáo dục do đồng chí Giám đốc làm trưởng đoàn, cùng với một số cán bộ, chuyên viên của Sở. Ngoài ra Sở giáo dục còn mời một số cộng tác viên có kinh nghiệm, có trình độ, có ý thức về công việc được giao, tôn trọng đồng nghiệp tham gia thành viên của đoàn. Đoàn thanh tra có trách nhiệm khảo sát toàn diện các mặt giáo dục của nhà trường để nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học và báo cáo với cấp trên.
Nội dung thanh tra gồm:
- Thanh tra tổ chức cơ sở giáo dục - Thanh tra cơ sở vật chất kỹ thuật
- Thanh tra về thực hiện kế hoạch giáo dục - Thanh tra công tác quản lý của Hiệu trưởng - Thanh tra các nhiệm vụ được giao
- Thanh tra về kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
Sở giáo dục lên kế hoạch thanh tra đối với các trường THPT trong địa bàn tỉnh, sau đó gửi danh sách tới các trường để các trường nắm bắt được lịch thanh tra của Sở giáo dục để chuẩn bị trước, ngoài công tác thanh tra sở cũng lên kế hoạch kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm học với các nhà trường và có thông báo tới từng đơn vị.
Bảng 2.7: Kết quả thanh tra của Sở giáo dục (Thanh tra có báo trước trong vòng 03 năm từ 2008-2011)
STT Tên trường Tổng sốxếp loại
KẾT QUẢ
Ghi chú Tốt Khá Đạty/c đạt y/cChưa
1 Hưng Yên 21 19 1 1 0
2 Yên Mỹ 24 20 2 2 0
3 Mỹ Hào 23 17 5 1 0
4 Nguyễn Thiện Thuật 23 19 2 2 0
5 Trưng Vương 22 16 5 1 0 6 Văn Lâm 25 20 4 1 0 7 Ân Thi 22 16 5 1 0 8 Kim Động 24 18 5 1 0 9 Đức Hợp 25 14 8 3 0 10 Nghĩa Dân 21 15 5 1 0 11 Tiên Lữ 19 12 5 2 0 12 Phù Cừ 17 10 6 1 0 Cộng 266 196 53 17 0
Nhìn vào bảng xếp loại trên cho thấy: kết quả thanh tra đội ngũ giáo viên vẫn đạt kết quả cao. Có trên 90% khá và tốt, số đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ dưới 10%.
2.4.2.Thanh tra, kiểm tra không báo trước (đột xuất)
Hình thức này do lãnh đạo lập kế hoạch thanh tra-kiểm tra mà không cần báo trước cho các nhà trường. Số cán bộ, giáo viên đi làm nhiệm vụ thanh tra
này chỉ biết khi có công văn triệu tập đi làm nhiệm vụ. Trước khi đi, những cán bộ này không biết đi với ai? thanh tra ở trường nào?. Đồng chí Trưởng đoàn thanh tra chỉ thông báo trước cho trường được thanh tra một khoảng thời gian nhất định trước khi đoàn thanh tra đến.
- Ưu điểm: với cách làm này nó đảm bảo được tính khách quan, vô tư trong đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, tạo cho cán bộ quản lý và giáo viên có thói quen chuẩn bị tốt các điều kiện lên lớp, một cách thường xuyên, liên tục trong một năm học.
- Nhược điểm: tạo bầu không khí căng thẳng cho giáo viên và học sinh. Làm cho giáo viên mất tự tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
Bảng 2.8: Kết quả thanh tra, kiểm tra của Sở GD (thanh tra không báo trước)
STT Tên trường Tổng sốgiờ dự
KẾT QUẢ DỰ GIỜ Ghi chú Giỏi Khá Đạt y/c Chưa đạt y/c 1 Yên Mỹ 12 6 5 1 0 2 Mỹ Hào 15 9 5 1 0
3 Nguyễn Thiện Thuật 13 6 6 1 0
4 Trưng Vương 14 6 6 2 0
5 Văn Lâm 13 4 6 3 0
6 Ân Thi 12 6 4 2 0
7 Kim Động 13 7 4 2 0
8 Đức Hợp 11 5 5 1 0
Như vậy nhìn vào kết quả thanh tra, kiểm tra đột xuất của Sở GD cho thấy có sự chênh lệch về xếp loại khá-tốt với kiểm tra có báo trước. Tỷ lệ xếp loại tốt chỉ xấp xỉ 50%, còn lại là khá và đạt yêu cầu.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến kết quả khác nhau giữa đánh giá bên trong (tự đánh giá) và đánh giá bên ngoài, do cơ quan cấp trên kiểm tra đánh giá? Chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề này qua việc tham khảo các ý kiến của 12 đồng chí hiệu trưởng, 8 cán bộ, chuyên viên Sở giáo dục Hưng Yên và 250
giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy ở 12 trường được khảo sát. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.9: Những nguyên nhân làm hạn chế kết quả thực hiện công tác đánh giá giáo viên ở các trường THPT
STT CÁC NGUYÊN NHÂN Nhóm
đánh giá Tỷ lệ %
Xếp bậc
1 Điều kiện thực thi nhiệm vụ chưa đáp ứng được yêu cầu
SGD 84,7
HT 82,4
GV 85,7
Chung 84,8 1
2
Bản thân chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá một cách thường xuyên liên tục.
SGD 71,5
HT 66,7
GV 92,4
Chung 75,6 3
3 Đánh giá có liên quan đến tình cảm đồng nghiệp
SGD 57,2
HT 75
GV 92,8
Chung 74,8 5
4 Đánh giá còn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục
SGD 57,1
HT 83,3
GV 88,5
Chung 77,3 4
5 Do hạn chế về năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm
SGD 71,4
HT 75
GV 92,4
Chung 79,3 2
6
Thời gian và công việc quản lý vất vả, làm hạn chế việc tự học tập và cập nhật thông tin mới về giáo dục.
SGD 56,1
HT 66,7
GV 71,1
Chung 66,9 6
7 Bộ máy quản lý chưa tương xứng với nhiệm vụ trong tình hình mới
SGD 42,8
HT 50
GV 72,4
Chung 54,7 7
1. Điều kiện thực thi nhiệm vụ chưa đáp ứng được yêu cầu chiếm tỷ lệ 84,8 % (xếp bậc 1).
2. Đội ngũ giáo viên còn hạn chế về trình độ và năng lực chuyên môn chiếm tỷ lệ 79,3 (xếp bậc 2).
3. Bản thân những cán bộ quản lý và giáo viên chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra-đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên chiếm tỷ lệ 75,6 (xếp bậc 3).
4. Việc đánh giá còn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục chiếm tỷ lệ 77,3 (xếp bậc 4).
5. Đánh giá chất lượng dạy học có liên quan đến tình cảm của đồng nghiệp chiếm tỷ lệ 74,8 (xếp bậc 5)
6. Thời gian và công việc quản lý vất vả làm hạn chế việc học tập và cập nhật thôngtin mời về giáo dục chiếm tỷ lệ 66,9 (xếp bậc 6).
7. Bộ máy quản lý chưa tương xứng với nhiệm vụ trong tình hình mới chiếm tỷ lệ 54,7 (xếp bậc 7).
Số liệu ở bảng 9 cho thấy 7 nguyên nhân làm hạn chế việc đánh giá chất lượng giáo viên của các trường THPT. Trong đó có những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan. Theo đánh giá chung thì các nguyên nhân khách quan chiếm tỷ lệ cao hơn những nguyên nhân chủ quan.
Thực tế cho thấy, số cán bộ là hiệu trưởng và các tổ trưởng tổ chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên rất ít được đào tạo về kiến thức khoa học quản lý. Thường thì chỉ có Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng được cử đi học qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngắn hạn và họ cũng chỉ học có một lần trong cuộc đời làm quản lý giáo dục.
Bản thân tuổi đời của các đồng chí hiệu trưởng cũng cho thấy đa số có tuổi đời là trên 45 tuổi. Họ mới chỉ đáp ứng được chuyên môn về mặt kinh nghiệm, chứ chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục một cách toàn diện như hiện nay.
Một nguyên nhân nữa không thể bỏ qua đó chính là các trường chưa có kế hoạch kiểm tra, đánh giá một cách thật sự hợp lý và khoa học. Mục tiêu đánh giá chưa rõ ràng, chưa công khai, chưa đúng lúc, đúng đối tượng...