- Bồi dưỡng phục vụ các vụ việc cụ thể
2. 7.1 Mặt mạnh
3.2.2. Kế hoạch hoá các hoạt động đánh giá hoạt động sư phạm của giáo
giáo viên của hiệu trưởng và tổ trưởng tổ chuyên môn các nhà trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
- Duy trì trật tự, kỷ cương, nền nếp giảng dạy của giáo viên, thích ứng với tình hình đổi mới giáo dục hiện nay.
- Thực hiện phân cấp quản lý một cách rõ ràng cho từng thành viên trong hội đồng sư phạm.
- Huy động sức mạnh tập thể của các giáo viên, các tổ chức đoàn thể chính trị trong nhà trường.
- Đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai trong hoạt động đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Hiệu trưởng nắm vững được các giai đoạn của quy trình quản lý hoạt động đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên trong nhà trường, giai đoạn chuẩn bị kế hoạch, giai đoạn kế hoạch hoá, giai đoạn tổ chức, giai đoạn chỉ đạo kiểm tra.
- Giai đoạn chuẩn bị kế kế hoạch hoạt động đánh giá hoạt động sư phạm
của giáo viên: Hiệu trưởng phải thấy rõ được tầm quan trọng của việc phân tích sư phạm các thông tin ở trạng thái xuất phát. Nó là cơ sở để hiệu trưởng
nêu ra hướng phát triển cơ bản trong hoạt động đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
- Giai đoạn kế hoạch hoá hoạt động đánh giá hoạt động sư phạm của
giáo viên: Giúp cho hiệu trưởng điều khiển hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm một cách toàn diện, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm và đạt được hiệu quả cao. Các kế hoạch quản lý hoạt động đánh giá ở trường THPT bao gồm:
+ Kế hoạch theo thời gian: Kế hoạch năm học, kế hoạch từng tuần, từng tháng và từng học kỳ.
+ Kế hoạch theo nội dung cấp bậc, đơn vị và các chức danh cá nhân, kế hoạch các tổ, khối chuyên môn, các đoàn thể chính trị trong nhà trường, kế hoạch bộ môn và kế hoạch cá nhân...
- Giai đoạn tổ chức và chỉ đạo:
+ Căn cứ vào kết quả và thành tích của các năm học trước, hiệu trưởng lập chương trình trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên một cách cụ thể.
+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi để bổ sung và điều chỉnh kế hoạch cho sát với thực tiễn của nhà trường.
+ Tiến hành chỉ đạo điểm.
+ Thường xuyên tổ chức phong trào thi đua thực hiện kế hoạch.
+ Có biểu mẫu để theo dõi kết quả hoạt động sư phạm của từng giáo viên. - Giai đoạn kiểm tra:
+ Kiểm tra đủ các nội dung và quy trình đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
+ Xây dựng được các chuẩn đánh giá và thang đo cụ thể cho các nội dung của hoạt động đánh giá.
+ Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau và các phương pháp kiểm tra một cách linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, đúng lúc, đúng đối tượng.
+ Thực hiện dân chủ, khách quan trong đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
+ Đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu của đánh giá, thực hiện theo kế hoạch.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quy định quản lý hoạt động đánh giá hoạt động sư phạm của GV và tổ chức thực hiện quy định đó trong cả một năm học. Kế hoạch tuần, tháng, học kỳ và cả năm được phân cấp quản lý một cách rõ ràng cho từng thành viên trong hội đồng, theo phương thức tự chịu trách nhiệm với công việc được giao. Nội dung đánh giá, quy trình đánh giá, tiêu chuẩn và thang đo được đưa ra bàn bạc dân chủ, công khai đóng góp ý kiến và thống nhất thực hiện, từng tháng và từng đợt thi đua được tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm sư phạm để kịp thời phát hiện những khó khăn và mâu thuẫn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Cuối năm học thì có thể tiến hành trưng cầu ý kiến của tập thể sư phạm xem kết quả thực hiện việc đổi mới công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên như vậy đã đảm bảo chính xác, khách quan chưa?, những mặt nào còn hạn chế để tìm ra cách giải quyết và hoàn thiện dần trong những năm học tiếp theo?.
Hướng dẫn các tổ chuyên môn và giáo viên dựa vào kế hoạch của nhà trường để lập kế hoạch cho tổ mình và kế hoạch cá nhân trên cơ sở bám sát thực trạng và năng lực hiện có của nhà trừơng và của đội ngũ giáo viên.
Biết tập trung sức mạnh tập thể để giải quyết tốt khâu cơ bản và khâu yếu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
Biết lựa chọn hệ thống các biện pháp tối ưu để thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khen thưởng và động viên kịp thời những cá nhân tiên tiến, điển hình của nhà trường, đồng thời có thái độ cứng rắn với những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới.
Thường xuyên cải tiến, áp dụng những tiến bộ khoa học vào quá trình đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên, khuyến khích giáo viên tìm tòi và đổi mới PPDH. Nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh và cộng đồng dân cư về quán triệt mục đích, nội dung và đổi mới phương pháp giảng dạy.
Biết phối hợp và huy động các lực lượng XH cùng chung sức thực hiện mục tiêu giáo dục.
Nâng cao trách nhiệm của BGH, tổ chuyên môn, và từng giáo viên để giám sát việc thi hành các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng cần có một quy trình quản lý khoa học, nắm vững được các giai đoạn của quy trình quản lý hoạt động đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên trong nhà trường.
3.2.3. Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, thang đo trong đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên
Việc xây dựng được các tiêu chí, tiêu chuẩn và thang đo chất lượng là công việc rất quan trọng giúp cho các nhà QLGD nắm bắt thực trạng đội ngũ GV một cách đầy đủ và chính xác để có những giải pháp cải thiện chất lượng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và xu thế thời đại.
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Trang bị các kiến thức mang tính công cụ cho lãnh đạo và giáo viên các nhà trường về tiêu chí, chuẩn thang đo và cách thức đánh giá sao cho đồng bộ, phù hợp với đặc trưng của trường THPT.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng được các tiêu chí, tiêu chuẩn và thang đo một cách khoa học và khách quan.
- Quản lý việc thực hiện các nội dung, các tiêu chí, tiêu chuẩn và thang đo trong đánh giá theo kế hoạch đã định.
- Quản lý hồ sơ thi đua, hồ sơ sổ sách của giáo viên làm cơ sở cho việc bình xét thi đua trong năm học.
- Bồi dưỡng tập huấn thường xuyên về nghiệp vụ đánh giá cho lãnh đạo và giáo viên các nhà trường để thống nhất thực hiện trong toàn tỉnh.
- Bồi dưỡng nhằm nâng cao ý thức, thái độ, tình cảm nghề nghiệp của người thầy giáo, để giáo viên vận động và kết hợp tốt các biện pháp giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường.
- Tăng cường chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các nội dung đánh giá một cách thường xuyên, liên tục. Hàng tháng các tổ trưởng phải báo cáo định kỳ với BGH để nắm bắt việc thực hiện đạt kết quả như thế nào, từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời.
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp
Điều tra khảo sát công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Đối với tỉnh Hưng Yên hiện nay đã đảm bảo về số lượng giáo viên đứng lớp, song còn chưa đồng bộ về cơ cấu giữa các bộ môn và nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với tỉnh là chất lượng đội ngũ QLGD và giáo viên. Vì vậy, điều tra khảo sát đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên THPT là việc rất cần thiết để có cơ sở quy hoạch đội ngũ, xây dựng mạng lưới cốt cán làm nòng cốt, đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại. Việc điều tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên cần tiến hành:
- Nghiên cứu hồ sơ cá nhân.
- Đánh giá hoạt động sư phạm của GV thông qua kết quả cụ thể xếp loại hàng năm của trường, của Sở. Đặc biệt thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện, thanh tra định kỳ của sở GD&ĐT và của nhà trường.
- Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên của từng trường về hoạt động sư phạm.
Tổ chức các buổi toạ đàm, chuyên đề với cán bộ, chuyên viên Sở giáo dục, một số hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn và một số giáo viên có kinh nghiệm và uy tín trong ngành giáo dục của huyện để người nghiên cứu đưa ra những cơ sở lý luận của việc đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên. Đồng thời nêu lên những mặt mạnh, mặt còn hạn chế trong công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên hiện nay ở các trường THPT trong tỉnh hiện nay.
Tiến hành trưng cầu ý kiến của các hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn và một số GV có uy tín và kinh nghiệm ở các nhà trường về các tiêu chí, tiêu chuẩn và thang đo mà tác giả dự định sẽ tiến hành trong năm học mới đáp ứng sự đổi mới giáo dục hiện nay, các điều kiện về nguồn lực và điều kiện thực thi nhệm vụ hiện có của các trường THPT trong tỉnh.
Tiêu chuẩn sư phạm cuả GV THPT được quy định như sau:
- Có uy tín với đồng nghiệp và HS về chuyên môn, đạo đức lối sống. - Thực hiện đầy đủ, có chất lượng kế hoạch giảng dạy.
- Có SKKN giảng dạy được tập thể sư phạm nhà trường xác nhận. - Có số tiết lên lớp đầy đủ, có chất lượng, giờ dạy đạt loại giỏi trở lên. - Có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm.
- Chất lượng các môn phụ trách đạt chỉ tiêu quy định.
Giáo viên giỏi chia thành hai cấp độ: cấp tỉnh, và cấp trường. Còn lại là hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.
Thang đo(cách tính điểm cho mỗi tiêu chí)
Thang đo Phải đảm bảo tính khách quan, chính xác. Vì thế việc quy định thang điểm cho các tiêu chí như sau:
Ngày giờ công.
- Ngày công A (cộng 5 điểm) phải đạt các tiêu chí sau: Trong một đợt thi đua GV không nghỉ buổi nào, không ra sớm, vào muộn quá 5 phút.
- Ngày công B (cộng 3 điểm). Trong một đợt thi đua GV nghỉ một buổi không có lý do, không bàn giao chuyên môn cho tổ trưởng, hoặc giáo viên nghỉ 3 ngày đến 10 ngày có giấy nghỉ ốm của bệnh viện tuyến huyện trở lên.
- Ngày công C (0 điểm). Trong một đợt thi đua GV nghỉ quá 10 ngày kể cả có giấy nghỉ ốm của bệnh viện.
Giáo án - sổ sách.
- Loại A (cộng 5 điểm) giáo án, sổ sách phải đạt các tiêu chí sau: Soạn sạch sẽ, có đủ ngày tháng soạn. Nội dung giáo án phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu sau: Mục tiêu bài dạy phải rõ ràng, vừa sức, phù hợp với đặc trưng bộ môn về kiến thức, kỹ năng và thái độ, có đủ các bước lên lớp, sự chuẩn bị của GV và HS. Các câu hỏi nêu vấn đề phải phù hợp với mọi đối tượng HS, có nhiều câu hỏi vận dụng kiến thức thực tiễn vào bài dạy làm cho bài dạy phong phú, kết hợp hài hoà các phương pháp giảng dạy. Các loại sổ ghi tên ghi điểm phải sạch sẽ không tẩy xoá, có đủ số điểm theo phân phối chương trình.
- Loại B (cộng 3 điểm), giáo án, sổ sách có đủ ngày tháng soạn, nhưng còn sơ sài, ít các câu hỏi phát vấn HS.
- Loại C (không điểm), giáo án, sổ sách không có ngày tháng soạn, soạn thiếu nội dung kiến thức, sơ sài, các câu hỏi có tính vụn vặt...
Thao giảng hoặc kết quả dự giờ của cơ quan cấp trên.
- Kết quả thao giảng ở trường được quy định như sau: Giờ giỏi cộng 5 điểm
Giờ khá cộng 3 điểm
Giờ đạt yêu cầu không điểm. Giờ không đạt yêu cầu trừ 2 điểm. - Kết quả dự giờ của cơ quan cấp trên.
Giờ xếp loại giỏi cộng 7 điểm. Giờ xếp loại khá cộng 5 điểm.
Giờ xếp loại đạt yêu cầu cộng 3 điểm.
Giờ xếp loại không đạt yêu cầu thì không điểm.
Lưu ý: trong một đợt thi đua mà giáo viên đạt nhiều nội dung trên thì chỉ lấy số điểm cao nhất.
Chất lượng dạy học
Lấy kết quả học lực của HS HKI, HKII và cả năm.
- Loại A: cộng 5 điểm, đồng thời phải đạt các yêu cầu sau:
- Tỷ lệ HS xếp loại học lực trên trung bình đạt từ 95% trở lên trong đó loại giỏi 15%, khá 42%, TB 41%, yếu 2%.
- Loại B: cộng 3 điểm, tỷ lệ HS xếp loại học lực trên trung bình <90%. - Loại C: không điểm, tỷ lệ HS trên trung bình chỉ đạt trên 70%, còn lại là yếu kém mà GV không có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Loại D: Trừ 2 điểm, tỷ lệ HS xếp loại học lực trên trung bình <70%.
Chủ nhiệm và công tác khác.
- Loại A: Cộng 5 điểm, Giáo viên có những biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao tinh thần đoàn kết của tập thể lớp, đưa phong trào thi đua của lớp đạt kết quả cao so với ban đầu, chú ý đến giáo dục HS cá biệt.
Có uy tín với đồng nghiệp và HS, luôn đi đầu trong việc chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng của ngành quy định.
- Loại B: Cộng 3 điểm, giáo viên chỉ thực hiện các nội dung thi đua của nhà trường và Đoàn phát động nhưng kết quả không cao.
- Loại C: không điểm, giáo viên không tham gia các phong trào thi đua do nhà trường phát động hoặc tham gia có tính chất chống đối.
- Loại D: Trừ 3 điểm, Giáo viên để lớp đi xuống, có nhiều HS cá biệt, nhiều HS bỏ học mà không báo cáo với BGH và không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Để đảm bảo quy chế dân chủ, phát huy sức mạnh tập thể của đội ngũ giáo viên thì các tiêu chí, tiêu chuẩn và thang đo chất lượng giảng dạy của GV phải được thông qua hội nghị viên chức ngay từ đầu năm học, để lấy ý kiến dân chủ về quy định thang điểm sẽ áp dụng trong năm học, GV sẽ tự nhận xét đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí. Cuối cùng thông qua hội nghị liên tịch để thẩm định lại kết quả thực hiện của GV.
Lập bảng theo dõi kết quả thực hiện các tiêu chí chất lượng giảng dạy của GV như sau:
Bảng 3.1. Bảng theo dõi kết quả thực hiện các tiêu chí chất lượng giảng dạy của GV
TT Họ và tên GV
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ
Tổng điểm Xếp loại Ngày giờ công Giáo án, sổ sách thao giảng chủ nhiệm và công tác khác Chất lượng SKKN
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Các tiêu chí, tiêu chuẩn và thang đo phải được thống nhất chung.
- Lấy ý kiến dân chủ, công khai của cán bộ quản lý và giáo viên về hình thức, nội dung, quy trình đánh giá và lực lượng sẽ tham gia đánh giá trong một năm học.
- Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên phải được công khai, rõ ràng. - Có chế độ khen thưởng kịp thời các cá nhân điển hình, đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.