- Bồi dưỡng phục vụ các vụ việc cụ thể
2. 7.1 Mặt mạnh
3.1.1. Căn cứ vào cơ sở lý luận và pháp lý về đánh giá hoạt động sư
phạm của giáo viên (đã nêu trong chương 1) và qua tìm hiểu lý luận quản lý trường học, quản lý hoạt động dạy học theo chương trình mới ở trường THPT chúng tôi nhận thấy rằng muốn nâng cao hiệu quả giáo dục trong các nhà trường THPT thì một công việc vô cùng quan trọng là phải tạo một môi trường làm việc công bằng, tích cực, luôn có không khí thi đua và giáo viên được đánh giá đúng năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp của mình ... chính vì vậ7y việc đổi mới đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên là vô cùng cần thiết.
3.1.2. Căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục tỉnh Hưng yên, thực trạng đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng yên. Qua khảo sát, chúng tôi xác định được những ưu điểm cũng như những tồn tại trong đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
Như đã trình bày ở chương 2 của luận văn, công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên trong những năm học vừa qua, đã có những chuyển biến tích cực. Song trong thực tiễn, các tiêu chí đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên còn chưa thống nhất trong các nhà trường, nhiều trường cán bộ quản lý còn đánh giá giáo viên theo cảm tính, thiếu khách quan, dân chủ, công bằng, không có kế hoạch rõ ràng. Việc triển khai đánh giá chưa thường xuyên, liên tục trong suốt năm học. Vẫn còn kiểu quản lý theo kinh nghiệm chủ nghĩa, hành chính sự vụ, khoán trắng cho cấp dưới, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Cùng với thực tế quản lý công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên, tôi xin đề xuất một số biện pháp đổi mới công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, đáp ứng nhu cầu xã hội và xu thế thời đại.