- Bồi dưỡng phục vụ các vụ việc cụ thể
2. 7.1 Mặt mạnh
2.7.3. Nguyên nhân
- Hệ thống đánh giá giáo dục của ta trong hơn những năm qua qua đã hoàn thành sứ mạng góp phần phát triển giáo dục đào tạo thông qua việc đánh giá sản phẩm giáo dục. Tuy nhiên hệ thống đánh giá đó đến nay đã bộc lộ những điểm chưa phù hợp với điều kiện mới, chưa thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển giáo dục, khuyến khích mọi người say mê giảng dạy, học tập, nhất là những người có năng lực. Có thể nêu một số nhược điểm cơ bản sau:
- Nhận thức về vai trò và ý nghĩa của công tác đánh giá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, còn phiến diện, chủ quan dẫn đến việc chỉ đạo thực hiện không đảm bảo được mục đích, yêu cầu của việc đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lý, nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của các cán bộ quản lý và giáo viên còn chưa thường xuyên, do chưa được quan tâm đúng mức.
- BGH và giáo viên không có điều kiện và thời gian để tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn. Đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên không phản ánh đúng thực lực của họ, làm cản trở tiến trình đổi mới giáo dục.
- Việc kết hợp các lực lượng tham gia đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên còn kém hiệu quả.
- Các tiêu chí, tiêu chuẩn và thang đo chất lượng giảng dạy của giáo viên chưa rõ ràng, tường minh, chưa thống nhất, chưa được các cấp các ngành quan tâm đúng mức.
- Công tác quản lý việc ra đề kiểm tra, chấm bài còn lỏng lẻo, nên chất lượng các đề bài chưa phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau.
- Chưa có những hội thảo, chuyên đề về công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên trên diện rộng. Vì thế ở mỗi nhà trường có những phương pháp đánh giá riêng, không thống nhất với nhau. Có trường đánh giá chặt chẽ, tiến hành thường xuyên, liên tục trong một năm học; Nhưng có trường thì đánh giá quá dễ dãi, qua loa. Dẫn đến tình trạng, có trường có nhiều giáo viên giỏi, nhưng chất lượng tổng thể của nhà trường lại không cao, có trường không có nhiều giáo viên giỏi nhưng chất lượng cũng không đến nỗi nào, thậm chí không thua kém gì trường có nhiều giáo viên giỏi.
Tiểu kết chương 2
Qua điều tra và khảo sát thực trạng về công tác đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở các trường THPT trên điạ bàn tỉnh Hưng Yên thông qua công tác thanh tra tôi thấy: các nhà trường đều đã thực hiện đúng quy chế chuyên môn do Bộ GD-ĐT quy định. Nhưng việc triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá còn chưa thống nhất ở các nhà trường về tiêu chí, nội dung, quy trình. Vì thế các trường gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá và xếp loại giáo viên, Công tác thanh tra của sở GD&ĐT cũng đã có tác động đáng kể đến hoạt động của các nhà trường nhằm đạt mục tiêu giáo dục, tuy nhiên không tránh khỏi những trường hợp mang tính cảm tính dẫn đến tình trạng đánh giá chưa thực sự khách quan, toàn diện, chưa đúng đối tượng, chưa phản ánh đúng thực lực trình độ hiện có của giáo viên.
Năng lực và công tác quản lý đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của đội ngũ thanh tra và cán bộ quản lý đã có những cố gắng đáng kể tuy nhiên vẫn chưa đạt được sự đồng đều trong toàn tỉnh, vì vậy việc khuyến khích những nhân tố điển hình của các trường THPT trong tỉnh còn một số hạn chế hạn chế.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH HƯNG YÊN