Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mô hình nhà lãnh đạo lý tưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên ngành truyền thông tại Tp.HCM (Trang 43)

Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu

(Nguồn : Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, 2008)

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1

Thảo luận nhóm, n=8

Điều chỉnh lại thang đo và thành phần trong mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng. Điều chỉnh giả thuyết.

Thang đo và mô hình hoàn chỉnh

Định lƣợng chính thức (phỏng vấn trực tiếp, n=230)

Cronbach Alpha và EFA

Loại các biến có hệ số tƣơng quan biến-tổng nhỏ.

Kiểm tra hệ số alpha

Loại các biến có trọng số EFA nhỏ

Kiểm tra yếu tố và phƣơng sai trích đƣợc

Hồi quy bội: kiểm định mô hình và mối quan hệ giữa các biến

Điều chỉnh nội dung thang đo phù hợp với đối tƣợng phỏng vấn Điều chỉnh Thang đo nháp 2 Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ (n=100) Mục tiêu nghiên cứu

Bước 1 : Xây dựng thang đo

Quy trình xây dựng thang đo dựa vào qui trình của Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2008, trang 179). Thang đo của nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết và thang đo mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng của Offermann (1994) và sự thỏa mãn công việc của nhân viên của Scott Macdonald và Peter MacIntyre (1997).

Bước 2 : Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là bƣớc đầu nhằm khám phá, bổ sung và điều chỉnh các khái niệm và thang đo trong mô hình nghiên cứu. Bƣớc này đƣợc thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm 8 nhà lãnh đạo thuộc các đơn vị truyền thông, báo, đài truyền hình thuộc khu vực trung tâm của TP.Hồ Chí Minh (chi tiết về tên và chức vụ nêu rõ trong phụ lục 1 – dàn bài thảo luận nhóm, trang E). Cuộc thảo luận đƣợc thực hiện trong 1 giờ với các câu hỏi mở đƣợc đặt ra nhằm khai thác và làm rõ các thang đo cũng nhƣ các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu. Các chuyên gia sẽ thảo luận, bàn bạc và phỏng vấn viên sẽ ghi nhận, đúc kết câu trả lời cuối cùng cho từng biến quan sát. Trƣớc khi các nội dung chính đƣợc nêu ra, phỏng vấn viên trình bày rõ đặc điểm của nhà lãnh đạo cũng nhƣ sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý. Tiếp đó, các thành phần và thang đo lƣờng khái niệm đƣợc gợi ý rõ và cụ thể. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng bao gồm 7 thành phần: hấp dẫn, uy tín, thông minh, nhạy cảm, mạnh mẽ, cống hiến và độc đoán. Thành phần nam tính với một biến đƣợc loại bỏ và một biến chuyển sang giải thích cho thành phần mạnh mẽ. Điều này đƣợc các chuyên gia lý giải rằng “nam giới” là biểu tƣợng cho sự mạnh mẽ và khỏe mạnh, do đó, biến “có sức khỏe” của thành phần “mạnh mẽ” có nghĩa rộng và phù hợp hơn để có thể giải thích thay cho biến “là phái nam” của thành phần nam giới trong ngành truyền thông. Thảo luận về thành phần “Hấp dẫn”, các chuyên gia cho rằng “hấp dẫn” đến từ hai khía cạnh, một là hấp dẫn từ vẻ bề ngoài, hai là hấp dẫn thể hiện từ năng lực vƣợt trội của nhà lãnh đạo. Họ cho rằng, các nhà lãnh đạo ngành truyền thông có phong cách ăn mặc vừa trang trọng vừa độc đáo và đẹp. Về thành phần “Cống hiến”, nhà lãnh đạo thể hiện qua các làm việc chăm chỉ và đặc biệt là biết sắp xếp công việc theo đúng mục tiêu

chung của tổ chức. Nói về sự cống hiến, điều này gây nhiều tranh luận khi phân biệt giữa cách thức cống hiến giữa nhà lãnh đạo và sự cống hiến cho công việc của một nhân viên thông thƣờng. Sự thông minh của nhà lãnh đạo đƣợc các chuyên gia cho rằng các phầm chất thể hiện sự thông minh có đƣợc từ học hỏi của các nhà lãnh đạo ngành truyền thông mạnh hơn các yếu tố thông minh bẩm sinh. Điều này là do các lãnh đạo trong ngành có cơ hội và điều kiện tiếp xúc rộng cả trong và ngoài nƣớc nên có thể học hỏi nhiều cách thức kinh doanh hay của các nƣớc phát triển, đặc biệt là công nghệ truyền thông của Mỹ, Anh, Pháp và Singapore. Bàn luận về sự nhạy cảm, nhà lãnh đạo cho rằng ít có điều kiện để thể hiện. Trong đó, yếu tố “biết hài hƣớc đúng lúc” đƣợc khẳng định bởi đại đa số các chuyên gia, vì đây là nét đặc trƣng khi nhắc đến những ngƣời làm ngành truyền thông. Về các thành phần uy tín, mạnh mẽ và độc đoán, các chuyên gia đồng ý với các phẩm chất theo thang đo trong mô hình của Offermann (1994). Về sự thỏa mãn chung trong công việc của nhân viên, các chuyên gia nhận xét rằng có hai chiều hƣớng, một là ghét, hai là rất hài lòng. Trong đó, yếu tố “xem công ty nhƣ mái nhà thứ hai” và “rất vui mừng khi chọn công ty này làm việc” đƣợc bổ sung vì nó thể hiện khác hơn cung bậc cảm xúc của các nhân viên đang làm việc trong ngành. Nhìn chung, để bàn về các phẩm chất của một nhà lãnh đạo, các chuyên gia thống nhất còn nhiều hơn các đặc tính đƣợc thống nhất trong phần thảo luận này, tuy nhiên, trong khuôn khổ của mô hình nghiên cứu này, các phẩm chất diễn đạt trên là đủ và cần thiết.

Bước 3 : Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Bƣớc này nhằm mục đích xem xét sự hợp lý của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu trƣớc khi thang đo đƣợc dùng trong nghiên cứu chính thức. Sau khi thang đo đƣợc hiệu chỉnh từ kết quả thảo luận nhóm, bảng câu hỏi đƣợc phát đến trực tiếp cho đối tƣợng khảo sát. Các bảng trả lời sau khi thu thập đƣợc làm sạch bằng việc loại bỏ các bảng trả lời thiếu và sai. 100 câu trả lời sau khi hiệu chỉnh đƣợc đƣa vào phần mềm thống kê SPSS 16.0 đề kiểm tra độ tin cậy Cronbach Alpha. Kết quả kiểm định cho thấy, các thành phần và thang đo đều đạt yêu cầu dựa theo tiêu chí hệ số Cronbach Alpha của cả thang đo lớn hơn 0.5 và tƣơng quan biến-

tổng lờn hơn 0.3. Vì vậy, các thành phần và thang đo này tiếp tục đƣợc sử dụng trong phần phân tích định lƣợng ở bƣớc tiếp theo.

Bước 4 : Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp cho 211 cán bộ công nhân viên ngành truyền thông. Mục đích của bƣớc này nhằm kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Dữ liệu sau khi thu thập đƣợc làm sạch và loại bỏ những câu trả lời điền thiếu thông tin. Số liệu thu thập đƣợc xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo Nguyễn Đình Thọ- Nguyễn Thị Mai Trang (2008, trang 180), biến quan sát nào có hệ số Cronbach alpha <0.5 hay tƣơng quan biến tổng (Corrected item total correlation) < 0.3 sẽ bị loại. Với phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) yêu cầu phải lớn hơn 0.5; các biến quan sát có hệ số truyền tải (factors loading) <0.5 và khác biệt hệ số tải giữa hai nhân tố <0.3 sẽ bị loại. Điểm dừng Eigenvalue >1 và tổng phƣơng sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loading) >50%). Dữ liệu phân tích nhân tố EFA dùng phƣơng pháp trích

Principal Component Analysis với phép quay Varimax. Các thang đo và khái niệm sau khi đƣợc chọn từ kết quả phân tích nhân tố khám phá, bƣớc phân tích hồi quy đƣợc thực hiện cuối cùng nhằm tìm ra phƣơng trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu. Phƣơng trình hồi quy chấp nhận các biến có mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0.05, hệ số beta thể hiện mức độ tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trƣớc khi tiến hành phân tích hồi quy, bƣớc kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến và mối quan hệ tuyến tính giữa các biến trong mô hình để chứng minh mô hình hồi quy là phù hợp. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến dựa vào hệ số phóng đại phƣơng sai VIF với điều kiện VIF<5 thì khẳng định không có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra. Nhằm tìm hiểu mối tƣơng quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình, đề tài sử dụng hệ số tƣơng quan tuyến tính pearson correlation với r> 0.2 đến 1 sẽ thể hiện mức độ tƣơng quan tăng dần

giữa các biến. Nếu r<0.2 thể hiện biến đó không có hoặc có rất ít tƣơng quan với biến phụ thuộc và biến này sẽ bị loại, không đƣa vào phân tích hồi quy.

Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thấy 40 biến đều đạt yêu cầu về hệ số tin cậy. Kết quả phân tích nhân tố khám phá đã loại bỏ 8 biến quan sát do không đạt tiêu chí quy định của phân tích. Kiểm định tƣơng quan tuyến tính thông qua hệ số tƣơng quan đã loại bỏ thành phần mạnh mẽ vì hệ số tƣơng quan tất thấp. Sáu biến độc lập đƣợc đƣa vào phân tích hồi quy và cho kết quả có bốn thành phần có tác động đến sự thỏa mãn trong công việc, đó là : uy tín, nhạy cảm, thông minh và cống hiến, tƣơng ứng với bốn giả thuyết H2, H3, H4, H5 đƣợc chấp nhận.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mô hình nhà lãnh đạo lý tưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên ngành truyền thông tại Tp.HCM (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)