Các thành phần trong mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mô hình nhà lãnh đạo lý tưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên ngành truyền thông tại Tp.HCM (Trang 26)

a. Các thành phần trong mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng của Offermann và cộng sự (1994)

Trong cuộc khảo sát các nhân viên văn phòng đang làm việc tại Mỹ, Offermann (1994) đã có kết luận về mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng với 8 thành phần cơ bản, bao gồm : hấp dẫn, uy tín, cống hiến, thông minh, nam tính, mạnh mẽ, nhạy cảm và độc đoán. Tám thành phần này đƣợc giải thích bởi 41 biến quan sát thể hiện vừa năng lực vừa phẩm chất đạo đức của nhà lãnh đạo. Trong đó, thành phần hấp dẫn bao gồm 4 biến quan sát: ăn mặc đẹp, thu hút, ăn mặc lịch sự và nổi bậc trƣớc đám đông vì sự ƣu tú của nhà lãnh đạo; thành phần uy tín với 5 biến quan sát: nghị lực, có uy tín, truyền cảm hứng, nhiệt tình, năng động; thành phần cống hiến gồm 4 biến: cống hiến, tích cực theo hƣớng có mục đích, chăm chỉ, định hƣớng công việc theo mục tiêu ; thành phần thông minh với 6 biến quan sát : có trí tuệ, có học vấn, thông minh, thông thái, am tƣờng mọi việc, khéo léo ; thành phần nam tính có 2 biến quan sát : là nam giới và nam tính; thành phần nhạy cảm gồm có tám biến quan sát : biết thông cảm, dễ xúc động, có lòng thƣơng xót, chân thành, trái tim

nồng ấm, biết khoan dung, hiểu ngƣời khác và biết giúp đỡ; thành phần sức mạnh với hai biến giải thích là có sức khỏe và dũng cảm; thành phần chuyên chế đƣợc giải thích bởi 10 biến quan sát : độc đoán, huênh hoang, có sức ảnh hƣởng lớn, khó chịu, lôi kéo ngƣời khác, thèm khát quyền lực, kiêu ngạo, nói to tiếng, ích kỷ và đòi hỏi khắt khe với công việc ngƣời khác.

b. Các thành phần trong mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng của Ling và cộng sự (2000):

Mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng của Ling và cộng sự (2000) gồm 4 thành phần: đạo đức cá nhân, hiệu quả mục tiêu, năng lực giao tiếp và tính tháo vát. Trong đó, đạo đức cá nhân thể hiện qua các phẩm chất nhƣ trung thực, liêm khiết, kỷ luật tự giác cao…; hiệu quả mục tiêu thể hiện qua các phẩm chất: có tầm nhìn xa trộng rộng, kiên định, thạo việc, sắp xếp công việc khoa học…; năng lực giao tiếp thể hiện qua: có kỹ năng giao tiếp xã hội, có sức thu hút, chín chắn…; tính tháo vát thể hiện qua các phẩm chất nhƣ đa tài, hiểu biết tâm lý, có nhiều sở thích…

So sánh mô hình lý thuyết nhà lãnh đạo lý tƣởng

Nhằm mục đích chọn ra mô hình tham khảo để kiểm định trong môi trƣờng ngành truyền thông , đề tài chọn ra hai mô hình nghiên cứu lớn về nhà lãnh đạo lý tƣởng: một là của tác giả của Offermann và cộng sự (1994), hai là của tác giả Ling và cộng sự (2000). Bảng đối chiếu bên dƣới thể hiện cho việc phân biệt nội dung so sánh hai mô hình này.

Bảng 2.2 Bảng đối chiếu hai mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng của Offermann (1994) và Ling (2000) Đặc điểm Mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng của Offermann và cộng sự (1994) Mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng của Ling và cộng sự (2000)

Môi trƣờng văn hóa của đối

tƣợng khảo sát Văn hóa phƣơng Tây Văn hóa Á Đông

Các tiếp cận về lãnh đạo của lý thuyết

Cách tiếp cận dựa vào phẩm chất, đặc điểm cá nhân.

Cách tiếp cận dựa vào phẩm chất, đặc điểm cá nhân.

Đối tƣợng khảo sát -Khảo sát sơ bộ với các nhà lãnh đạo.

-Khảo sát chính thức với các nhân viên.

-Khảo sát sơ bộ với các nhà lãnh đạo.

-Khảo sát chính thức với các nhân viên

Điểm nhấn mạnh của mô hình

Về năng lực và đạo đức cá nhân của nhà lãnh đạo

Nhấn mạnh đạo đức cá nhân của nhà lãnh đạo

Tính tham khảo của đề tài cho các nghiên cứu khác

Có tính tham khảo rộng tại nhiều quốc gia nhƣ Mexico, Malaysia, Iraq, Mỹ…

Đƣợc tham khảo rộng rãi tại Trung Quốc

Các thành phần của mô hình Mô hình gồm 8 thành phần: hấp dẫn, uy tín, nam tính, nhạy cảm, cống hiến, độc đoán, mạnh mẽ và thông minh

Mô hình gồm 4 thành phần : đạo đức cá nhân, hiệu quả mục tiêu, năng lực giao tiếp và tính tháo vát.

Nhìn chung, mô hình của Ling nhấn mạnh vào phẩm chất đạo đức, còn mô hình của Offermann lại chú trọng đến hiệu quả và năng lực cá nhân. Xét về văn hóa xã hội nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng của Việt Nam hiện nay, khi đánh giá một đối tƣợng nào đó, đều xem trọng đến cả hai khía cạnh vừa năng lực vừa phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, để chọn ra ngƣời tài theo văn hóa Á Đông, đạo đức đƣợc chú trọng nhiều hơn.

Dựa vào so sánh trên, có thể thấy mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng của Offermann có ƣu điểm hơn mô hình của Ling với các điểm sau : mô hình của Offermann có tính tham khảo rộng rãi và đã đƣợc sử dụng để kiểm định trên các nền văn hóa khác nhau, trong khi mô hình của Ling chỉ dùng tham khảo chủ yếu ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, các thành phần trong mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng của Offermann bao gồm khía cạnh đạo đức và năng lực cá nhân, điều này đủ để diễn đạt phẩm chất nhà lãnh đạo. Ngoài ra, tại Việt Nam có Trần Kim Dung (2006) đã sử dụng mô hình của Ling kiểm định trong đề tài nghiên cứu về đặc điểm của nhà lãnh đạo ảnh hƣởng đến danh tiếng của họ; trong khi đó, mô hình

của Offermann vẫn chƣa đƣợc sử dụng cho các đề tài nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là ngành truyền thông. Do đó, đề tài này chọn mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng của Offermann (1994) để kiểm định phẩm chất của nhà lãnh đạo trong ngành truyền thông tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2 Mô hình nhà lãnh đạo lý tƣởng ngành truyền thông

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mô hình nhà lãnh đạo lý tưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên ngành truyền thông tại Tp.HCM (Trang 26)