Giới thiệu về ngành truyền thông tại TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mô hình nhà lãnh đạo lý tưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên ngành truyền thông tại Tp.HCM (Trang 29)

Từ năm 2000 đến nay, các ngành công nghệ thông tin, thiết kế sáng tạo, marketing và truyền thông đƣợc xem là ngành “hot” tại Việt Nam. Phƣơng tiện truyền thông tại Việt Nam có đủ bốn loại hình báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Việt Nam hòa mạng internet quốc tế vào năm 1997 và hơn 10 năm nay hàng loạt trang tin điện tử đã ra đời đƣợc xem là kênh truyền thông chiếm ƣu thế nhất hiện nay. Theo thống kê của Sở thông tin truyền thông TP.Hồ Chí Minh (trích từ www.saga.vn/. [Truy cập ngày 05 tháng 01 năm 2012]), tại Việt Nam có 706 cơ quan báo chí in, trong đó có 178 báo và 528 tạp chí, có 67 đài phát thanh – truyền hình, gồm 3 đài phát thanh truyền hình trung ƣơng (VTV, VTC, VOV) và 64 đài phát thanh – truyền hình ở các địa phƣơng; 34 báo điện tử, 180 trang tin điện tử của các cơ quan tạp chí, báo, đài và hàng ngàn trang thông tin điện tử xã hội khác.

Theo nguồn thống kê của trang web điện tử Saga, loại hình quảng cáo chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các phƣơng thức truyền thông, riêng quảng cáo trên tivi vẫn tăng trƣởng đến 75%, trên báo chí tăng 45%, ngoài trời tăng 49% năm 2011. Năm 2010, ngành công nghiệp quảng cáo Việt Nam đạt doanh thu gần 1 tỷ USD. Hiện có hơn 7.000 công ty quảng cáo, truyền thông, PR, tổ chức sự kiện với gần 100.000 lao động, trong đó hơn 70% là những bạn trẻ tuổi dƣới 30 tuổi. Truyền thông là ngành có cầu nhân lực cao nhất hiện nay. Mức lƣơng trung bình của ngƣời lao động ngành quảng cáo từ 500 - 1.000 USD/tháng.

Hiện nay, thị phần truyền thông tại Việt Nam đa số do các công ty nƣớc ngoài quản lý, với khoảng gần 30 đơn vị quảng cáo, chiếm 80% thị trƣờng trong nƣớc, gồm JW Thompson, Mc Can, Sattchi, Densu... với doanh số mỗi năm lên tới 5-7 tỷ USD, trong khi Đất Việt - công ty quảng cáo Việt Nam lớn nhất, mỗi năm

doanh số cũng chỉ khoảng 10-15 triệu USD. Số lƣợng công ty truyền thông từ năm 2000 đến năm 2008 liên tục gia tăng, riêng doanh thu quảng cáo đạt mức tăng trƣởng trung bình từ 30-35%/năm. Tuy nhiên, so với các nƣớc cùng khu vực nhƣ Thái Lan, Singapore, Indonesia, doanh thu quảng cáo của nƣớc ta vẫn thấp hơn 2 đến 3 lần (theo ông Đỗ Kim Dũng phát biểu trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online). Từ năm 2009 đến nay, doanh thu quảng cáo của nƣớc ta liên tục giảm mạnh do chịu ảnh hƣởng khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu. Các công ty truyền thông trong nƣớc chủ yếu có quy mô nhỏ và làm đại lý cho các tập đoàn truyền thông nƣớc ngoài hay các cơ quan thông tin đƣợc sự bảo trợ của nhà nƣớc. Sự chệnh lệch quá lớn cả về quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính, năng lực sáng tạo, tính chuyên nghiệp giữa doanh nghiệp nƣớc ngoài và các công ty quảng cáo trong nƣớc khá rõ ràng.

Chịu ảnh hƣởng bởi khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, các hoạt động truyền thông từ năm 2009 tại Việt Nam liên tục cắt giảm. Điều này là do các doanh nghiệp tập trung vào việc bán sản phẩm trực tiếp hơn là các hoạt động quảng bá rầm rộ nhƣ trƣớc đây. Hoạt động truyền thông bị cắt giảm kéo theo tình trạng cắt giảm nhân sự hàng loạt đang diễn ra trong ngành khiến cho căng thẳng trong vấn đề giải quyết việc làm. Nhân viên làm việc tại các công ty truyền thông có những đặc điểm sau: trẻ tuổi, năng động, học các chuyên ngành marketing hay quản trị kinh doanh, ngoại ngữ tốt và giao tiếp tốt. Các công ty thƣờng chọn ngƣời đã có kinh nghiệm làm việc từ các công ty truyền thông khác để làm việc. Mọi ngƣời làm việc dựa trên sự yêu thích và thể hiện khả năng của mình hơn là việc trọng lƣơng thƣởng và chế độ đãi ngộ khác.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mô hình nhà lãnh đạo lý tưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên ngành truyền thông tại Tp.HCM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)