Về hoạt động giám sát sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh năm 2012 (Trang 67)

Qua phân tích tình hình sử dụng thuốc năm 2012 cho thấy, DMTBV đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các bác sĩ thực hiện tương đối tốt việc kê thuốc trong DMT, đối với các trường hợp người bệnh có BHYT cả ngoại trú và nội trú thì rất ít trường hợp phải mua thuốc ngoài DMT. Với trường hợp người bệnh có BHYT phải mua thuốc ngoài DMT thường là do tâm lý ngại chờ đợi người bệnh muốn nhanh chóng có thuốc để điều trị. Còn riêng với các trường hợp cần những thuốc đặc biệt chưa có trong DMT thì khoa lâm sàng có thể làm yêu cầu gửi để đưa thuốc vào danh mục, HĐT&ĐT sẽ xem xét mức độ cần thiết, tình hình sử dụng để đưa vào DMTBV của năm tới.

Để khắc phục tình trạng này, đối với trường hợp thuốc chưa có trong DMTBV thì một mặt khoa lâm sàng làm yêu cầu đưa thuốc vào DMTBV cho năm tới, HĐT&ĐT xem xét mức độ cần thiết, tình hình sử dụng để cân nhắc đưa vào DMTBV. Đồng thời HĐT&ĐT, lãnh đạo bệnh viện cần làm việc với BHYT, bác sỹ trực tiếp kê đơn để khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Còn đối với trường hợp mua thuốc ngoài danh mục do các nguyên nhân khác thì tiến hành xử phạt đối với các trường hợp vi phạm. Đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, đơn giản hóa các khâu kí duyệt, xin ý kiến cấp trên tránh tình trạng kéo dài thời gian phục vụ làm ảnh hưởng đển việc điều trị và chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng này, BV có DMT hội chẩn. DMT này bao gồm các kháng sinh thế hệ mới hoạt lực mạnh, giá thành cao và một số Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid - base và các dung dịch

59

tiêm truyền khác tiêm truyền đặc biệt. Việc có thêm DMT hội chẩn này đã giúp khống chế một phần việc sử dụng lạm dụng kháng sinh thế hệ mới, là một phương thuốc dự phòng trong trường hợp kháng kháng sinh thông thường.

Hoạt động bình bệnh án là một hoạt động có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng sử dụng thuốc. Hiện tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh tiến hành bình bệnh án hàng tuần, trở thành 1 hoạt động thường quy trong BV. Bệnh án được rút ngẫu nhiên, phân bố đều cho tất cả các khoa. Từ đó cho thấy cái nhìn tổng quan về công tác chẩn đoán và kê đơn ở tất cả các khoa. Hoạt động này, dù số lượng bình bệnh án mỗi lần ít nhưng nó có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao ý thức cũng như chất lượng công tác chẩn đoán, kê đơn sử dụng thuốc.

Đồng thời,hoạt động này đã bắt đầu thể hiện được vai trò của DSLS trong việc sử dụng thuốc. Hoạt động DLS đã triển khai thí điểm tại một số khoa: Nội tổng hợp, Nội tim mạch, Chấn thương.Tuy nhiên, BV có 3DSĐH làm công tác DLS nhưng chưa có chuyên môn sâu, chưa được đào tạo chuyên khoa về DLS, chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc trên lâm sàng nên chủ yếu mới chỉ nhận xét được về danh pháp, liều dùng và thời gian dùng thuốc mà chưa thể đưa ra những phân tích sâu hơn về tương tác thuốc, cách lựa chọn, phối hợp thuốc. Đây là điểm hạn chế rất lớn về nguồn nhân lực không chỉ của BVĐK tỉnh Hà Tĩnh mà thực trạng chung của các BV trong cả nước. Ở một số BV trung ương, mặc dù nhân lực DLS có dồi dào hơn nhưng hoạt động bình bệnh án cũng chỉ mang tính hình thức, chưa phát huy hết vai trò và hiệu quả trong việc thúc đẩy sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Theo quy định của BV, việc giám sát sử dụng thuốc cho người bệnh tại khoa lâm sàng do tổ lâm sàng của khoa Dược thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động đưa thuốc đã chiếm phần lớn thời gian nên hoạt động này chưa được thực hiện sát sao, hiệu quả. Mảng tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc đến người bệnh hoàn toàn chưa được thực hiện.

60

Công tác thông tin thuốc đã được thực hiện qua nhiều hình thức như các nghiên cứu báo cáo khoa học tại BV, qua bảng tin tại khoa Dược, gửi văn bản đến các khoa thông báo về DMT, quy chế Dược, hoặc trao đổi trực tiếp khi đi thực tế tại khoa lâm sàng đối với các khoa đã tiến hành công tác dược lâm sàng. Mối quan hệ 3P giữa Dược sĩ – Bác sĩ – Người bệnh còn khá mờ nhạt, đặc biệt là chưa có tương tác thực sự với đối tượng người bệnh.

Công tác theo dõi ADR đã được quan tâm. Trong năm 2012 toàn viện có 08 báo cáo ADR trong đó có 3 trường hợp Shock phản vệ, 5 trường hợp không nghiêm trọng khác. Các báo cáo được ghi chép, thẩm định và báo cáo ngay cho Trung tâm thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Tuy nhiên số lượng báo cáo ADR này so với thực tế vẫn còn chưa đầy đủ.

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh năm 2012 (Trang 67)