PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MUA SẮM THUỐC

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh năm 2012 (Trang 40)

3.2.1. Quy trình đấu thầu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh là một bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Tĩnh nên các hoạt động đấu thầu đều do Sở Y tế đấu thầu tập trung. Quy trình đấu thầu được mô tả như sơ đồ ở hình 3.7.

Từng BV trong địa bàn tỉnh sẽ căn cứ vào nhu cầu sử dụng của BV mình để làm Báo cáo nhu cầu sử dụng thuốc rồi gửi lên Sở Y tế. Sau khi nhận được báo cáo nhu cầu của các BV thì Hội đồng Thầu của Sở Y tế sẽ tiến hành các bước tiếp theo. Sau khi có Danh mục đấu thầu Sở y tế thì BV sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế của viện mình lựa chọn các thuốc cần thiết để lập Danh mục trúng thầu bệnh viện. Đồng thời cũng lựa chọn các nhà thầu phù hợp để tiến hành thương thảo, kí kết hợp đồng mua sắm. Riêng đối với nhóm thuốc GN – HTT thì thực hiện chỉ định thầu.

32

Hình 3.7: Quy trình đấu thầu

Chuẩn bị mời thầu Tiến hành mời thầu Chấm thầu và công bố kết quả Mua sắm

Báo cáo nhu cầu sử dụng thuốc

Thông qua Danh mục đấu thầu & Hồ sơ mời thầu

Quảng cáo và thông báo mời thầu

Bán hồ sơ thầu

Đóng thầu & Mở thầu

Đánh giá hồ sơ thầu

Thẩm định, phê duyệt kết quả thầu

Thông báo kết quả thầu Sở Y tế

Lựa chọn thuốc cho Bệnh viên

Danh mục thuốc Bệnh Viện

Thương thảo,kí kết hợp đồng Tổng hợp danh mục đấu thầu Xây dựng hồ sơ mời thầu

Các BV trong tỉnh

Từng BV căn cứ vào nhu cầu sử

dụng Sở Y tế

Hội đồng Thầu của Sở Y tế

33

3.2.2. Kết quả hoạt động mua sắm thuốc tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh năm 2012 2012

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động cung ứng thuốc ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nên ở đây chúng tôi chỉ xin điểm qua một số kết quả chính của hoạt động mua sắm thuốc tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh năm 2012 mà không đi sâu vào phân tích hoạt động mua sắm.

3.2.2.1. Chi phí tiền thuốc

Tiến hành phân tích giá trị các nhóm thuốc tiêu thụ chủ yếu tại bệnh viện để tìm mối liên hệ giữa danh mục thuốc và tình hình sử dụng thực tế thu được kết quả như bảng 3.8.

Bảng 3.8: Giá trị một số nhóm thuốc sử dụng năm 2012

STT Nhóm thuốc Giá trị

(triệu đồng) Tỷ lệ %

1 Nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng và

chống nhiễm khuẩn 15.780 33,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Nhóm thuốc tim mạch 3.661 7,9

3 Hormon và các thuốc tác động vào hệ

thống nội tiết 2.632 5,6

4 Khoáng chất và vitamin 1.811 3,8

5 Thuốc đường tiêu hóa 1.758 3,8

6

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc trị gút và bệnh khớp

1.334 2,9

7 Thuốc chống rối loạn tâm thần 352 0,8

8 Thuốc khác 19.196 41,3

Tổng 46.528 100,0

Các nhóm thuốc có giá trị sử dụng đứng đầu bảng cũng là các thuốc có số lượng hoạt chất chiếm tỷ lệ cao trong danh mục. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có giá trị cao nhất – 33,9% cũng là điều dễ hiểu vì hiện nay tình trạng nhiễm khuẩn gặp rất nhiều, đặc biệt là vùng có khí

34

hậu nóng ẩm và đời sống còn nhiều khó khăn như Hà Tĩnh thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Tuy nhiên, việc sử dụng rất nhiều nhóm thuốc kháng sinh cũng là một điều đáng lo ngại vì hiện nay vi khuẩn kháng kháng sinh đang là một vấn đề đáng báo động. Tiếp theo đó là nhóm tim mạch – 7,9%, các thuốc hormone và các thuốc tác động vào hệ nội tiết – 5,7%, các vitamin – 3,9%.

3.2.2.2. Thuốc nội và thuốc ngoại

Bảng 3.9: Tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Thuốc nội 279 53,9

Thuốc ngoại 238 46,1

Tổng 517 100,0

Hiện tại thuốc nội chiếm 53,9% kết quả này là sự cố gắng rất lớn của BV vì hiện nay do nền công nghiệp dược của nước nhà và tỉnh nhà chỉ mới dùng lại ở mức sản xuất một số hàng thông thường, còn những thuốc đặc trị, dạng bào chế mới thì chưa sản xuất được. Đặc biệt là nhóm thuốc tim mạch, thuốc về máu và cơ quan tạo máu.

Đối với các thuốc ngoại nhập thì nguồn gốc sản xuất là một vấn đề đáng quan tâm. Nguồn gốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Bảng 3.10: Nguồn gốc của thuốc ngoại

TT Nước sản xuất Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Châu Âu * 106 44,5

2 Nước khác (Ấn Độ, Hàn

Quốc, Bănglađét…) 80 33,6

3 G7 52 21,9

Tổng 238 100,0

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thuốc có nguồn gốc Châu Âu và G7 chiếm 66,2%. Đây là những thuốc chịu những hàng rào về tiêu chuẩn chất lượng của Châu Âu, có giá trị sử dụng cao, chất lượng được khẳng định thông qua thực tế sử dụng. Nhiều nhóm thuốc đặc trị hiện nay có nguồn gốc từ nhóm này và hiện nay nước ta chưa sản xuất được. Còn đối với nhóm các nước sản xuất khác thì nhóm hàng chủ yếu là các thuốc kháng sinh và những thuốc mũi nhọn mà nước nhà đang tập trung phát triển. Do tâm lý sính ngoại của nhân dân cũng như các hoạt động thúc đẩy marketing của các công ty dược phẩm nên thuốc có nguồn gốc từ các nước này đang cạnh tranh thị phần với chính các sản phẩm trong nước

Bảng 3.11: Giá trị tiền thuốc nội và thuốc ngoại

STT Nguồn gốc Tổng tiền

(triệu đồng) Tỷ lệ (%)

1 Thuốc nội 10.863 23,3

2 Thuốc ngoại 35.665 76,7

Tổng 46.528 100,0

Giá trị tiền thuốc ngoại chiếm 76,7% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng, gấp 3,3 lần giá trị tiền thuốc nội (23,3%). Trong khi đó, số lượng thuốc trúng thầu thì thuốc nội chiếm 53,9% gấp 1,2 lần số lượng thuốc ngoại (46,1%) . Điều này có thể lý giải, do các thuốc ngoại nhập là các thuốc chuyên khoa giá trị lớn trong nước chưa sản xuất được. Đồng thời, với cùng hoạt chất, dạng bào chế thì thuốc nội thường có giá thành thấp hơn rất nhiều so với thuốc ngoại. Hoạt động marketing của các công ty dược ảnh hưởng đến việc kê đơn của bác sỹ. Tiếp đến là tâm lý thích dùng hàng ngoại nhập của nhân dân cũng là một phần lý do.

3.2.2.3. Nhà cung ứng thuốc

Hoạt động mua thuốc qua đấu thầu đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu dùng thuốc của bệnh viện.

36

Bảng 3.12: Các hình thức cung ứng thuốc tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh

Nguồn cung ứng Số lượng Tỷ lệ (%)

Thông qua đấu thầu tại Sở y tế 495 95,7

Mua thuốc GN – HTT theo dự trù 12 2,3

Nhập thuốc theo chương trình phòng chống

lao, sốt rét - ký sinh trùng 6 1,2

Tự pha chế 4 0,8

517 100,0

Hoạt động đấu thầu thuốc đã đáp ứng được 95,7% nhu cầu thuốc tiêu thụ tại bệnh viện. Khoa Dược pha chế các loại thuốc dùng ngoài như Cồn iod, đóng gói Kali clorid 2g… và các loại hóa chất sát khuẩn, dầu parafin, nước cất dùng trong máy thở. Các thuốc GN – HTT Sở y tế chỉ định công ty dược tại địa phương – Công ty Dược Hà Tĩnh, trực tiếp cung ứng. Khoa Dược BV sẽ dự trù trước theo quý hoặc 6 tháng và lấy thuốc tại công ty đó.

Giá trị tiền thuốc của một số nhà cung ứng lớn được thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng3.13: Một số nhà cung ứng thuốc năm 2012

STT Nhà cung ứng Tổng tiền hàng

(triệu đồng) %

1 Công ty CP Dược Hà tĩnh 25.219 54,2

2 Công ty TNHH Dược phẩm Thiên

Thanh 4.321 9,3

3 Công ty CP Dược phẩm - Thiết bị Y tế

Đông Âu 3.311 7,1

4 Công ty CP Sao Việt 2.092 4,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37 Tamypharma

6 CN Công ty TNHH MTV Dược phẩm

TW 2 TP Vinh 1.140 2,5

7 Công ty TNHH Dược phẩm Hữu Nghị 1.007 2,2

8 Công TNHH Thương mại - Dược Phẩm

Đông Á 833 1,8

9 Tổng công ty CP Y tế Danameco 830 1,8

10 Công ty TNHH thương mại dược phẩm

Phương Linh 728 1,6

11 CN công ty CP XNK Y tế DOMESCO

- TP Vinh 718 1,5

12 Công ty TNHH Dược phẩm Nam Vinh 681 1,5

13 Công ty CP dược phẩm thiết bị y tế Hà

Nội 634 1,4

14 Công ty CP Dược - TBYT Thành Trung 491 1,1 15 CN công ty CP thương mại Minh Dân 455 1,0

16 Công ty TNHH Phát Triển 382 0,8

17 CN Công ty CP Dược phẩm Bến Tre tại

Đà Nẵng 354 0,8

18 Công ty CP thương mại và dược phẩm

Trúc Tâm 345 0,7

19 CN công ty CP Dược phẩm Nam Hà 259 0,6

20 Công ty CP dược phẩm Kim Tinh 172 0,2

21 Nhà cung ứng khác 771 1,6

38

Các nhà cung ứng thuốc cho BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đều là các công ty lớn, có uy tín và là bạn hàng lâu năm của BV. Đặc biệt, nhà thầu lớn nhất là Công ty Dược Hà Tĩnh – là đơn vị sản xuất thuốc của tỉnh nhà, chiếm 54,2% Điều này có ý nghĩa rất to lớn: Thứ nhất, cho thấy khả năng sản xuất của địa phương có thể cung ứng được thuốc với số lượng lớn đạt chất lượng; Thứ hai, đây là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất thuốc tỉnh nhà nói riêng và nội địa nói chung.

3.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ, CẤP PHÁT THUỐC

3.3.1. Hoạt động tồn trữ bảo quản thuốc

3.3.1.1. Hệ thống kho

Hiện tại, hệ thống kho của khoa Dược bao gồm: Kho chính và các Kho lẻ. Hệ thống kho lẻ bao gồm: kho thuốc ống, kho thuốc viên, kho hóa chất, kho dịch truyền, kho thuốc gây nghiện hướng thần, kho vật tư y tế tiêu hao, kho trực dược và kho cấp phát ngoại trú (hình 3.8).

Hình 3.8: Sơ đồ hệ thống kho của khoa Dược BVĐK tỉnh Hà Tĩnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KHO CHÍNH KHO LẺ Kho vật tư y tế Kho thuốc ống Kho thuốc viên Kho dịch truyền Kho thuốc GN-HT Kho Trực dược Kho Ngoại trú

39

Kho được xây dựng theo đúng yêu cầu chuyên môn và đảm bảo thực hiện 5 chống: chống nóng ẩm; chống côn trùng, mối mọt, chuột; chống cháy nổ; chống bão lụt và chống mất trộm. Các kho được bố trí ở các vị trí thuận lợi, hợp lý như sơ đồ hình 3.9.

Hình 3.9: Sơ đồ vị trí kho của khoa Dược.

- Sắp xếp thuốc trong kho

Các thuốc được sắp xếp vào kho theo các dạng bào chế: Kho thuốc viên, Kho thuốc ống, Kho Dịch truyền, Kho hóa chất, Kho cồn. Thuốc trong các kho được sắp sếp theo các nguyên tắc sau:

+ Trong mỗi nhóm bào chế, sắp xếp các thuốc theo nhóm tác dụng dược lý: thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc kháng dị ứng...

+ Trong mỗi nhóm dược lý, sắp xếp các thuốc theo thứ tự ABC... + Cuối cùng, tiến hành sắp xếp theo nguyên tắc FIFO và FEFO.

- Đối với thuốc GN – HTT: Do dây là những thuốc có liên quan chặt chẽ với các quy định pháp lý nên khoa Dược chú ý bảo quản theo đúng quy chế. Ở BVĐK tỉnh Hà Tĩnh, kho thuốc GN – HTT do 1 DSTH được ủy quyền quản lý, bảo quản trong tủ 2 lớp cửa, có phân chia ngăn riêng cho từng loại thuốc

40

để tránh nhầm lẫn và có danh mục để theo dõi các thuốc được dán trên cánh cửa tủ.

3.3.1.2. Trang thiết bị

Các kho thuốc được trang bị đầy đủ các phương tiện tồn trữ, bảo quản thuốc như: tủ, kệ, điều hòa, tủ lạnh, điều hòa, bình cứu hỏa.

Bảng 3.14: Trang thiết bị tồn trữ, bảo quản thuốc của khoa Dược

STT Trang thiết bị Số lượng (cái)

1 Nhiệt kế 3 2 Điều hòa 5 3 Quạt trần 3 4 Tủ lạnh 4 5 Bình cứu hỏa 8 6 Giá, kệ, tủ 35

Các điều kiện bảo quản trong kho: Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-250C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu nhiễm khác. Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường ở nhiệt độ 300C và độ ẩm không quá 70%. Ngoài ra, cần chú ý đến các điều kiện bảo quản đặc biệt theo nhãn như:

- Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80C. - Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150C.

- Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-250C, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 300C.

Để đảm bảo điều kiện bảo quản, đảm bảo có sự đồng nhất về nhiệt, ẩm độ các kho cần có sự đánh giá độ đồng điều về nhiệt và ẩm độ, việc đánh giá được tiến hành và ghi vào sổ theo dõi lúc 9 giờ và 15 giờ hàng ngày.

41

Với các phương tiện được trang bị tương đối đầy đủ nên họat động tồn trữ bảo quản thuốc được thực hiện tốt, nghiêm túc, đảm bảo chất lượng thuốc đến tay người bệnh. Tuy nhiên, hệ thống kho của BVĐK tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa đạt GSP, đây là một mục tiêu cần phấn đấu đạt được trong thời gian sớm nhất để đảm bảo hoạt động bảo quản, tồn trữ đúng quy trình, tiêu chuẩn nhằm đạt chất lượng cao nhất.

3.3.2. Hoạt động cấp phát thuốc

Quy trình cấp phát thuốc tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh được miêu tả sơ lược qua sơ đồ hình 3.10. Nhà cung ứng thuốc Kho chính Phòng pha chế Kho trực dược Kho ngoại trú Khoa lâm sàng Kho lẻ Bệnh nhân Bệnh nhân

: Đường đi của thuốc

: Đường đi của thông tin, nhu cầu,phản hồi : Đường đi của thuốc hoàn trả, vỏ thuốc GN-HT

42

Ngoài ra thuốc có thể được hoàn trả lại kho Chính, hoặc kho Trực dược (ngoài giờ hành chính). Đối với thuốc GN – HTT, điều dưỡng các khoa phải trả vỏ thuốc sau khi đã sử dụng cho người bệnh.

Về cơ bản, quy trình này tương đối phù hợp và thuận tiện cho việc cấp phát thuốc đến khoa nội trú,người bệnh ngoại trú và sự quản lý thuốc của khoa Dược. Quy trình cụ thể đối với từng đối tượng được trình bày ở phần sau.

- Quy trình cấp phát thuốc cho người bệnh nội trú (hình 3.11) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi phát thuốc, dược sỹ thủ kho và điều dưỡng phải ký nhận vào phiếu lĩnh, mỗi người giữ 1 liên của phiếu lĩnh. Cán bộ khoa Dược sẽ giao phát thuốc đến tận các khoa lâm sàng.

- Quy trình cấp phát thuốc BHYT ngoại trú:

Đối với người bệnh ngoại trú có BHYT thì quy trình cấp phát được tóm tắt qua sơ đồ hình 3.12. Người bệnh sau khi khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết thì được bác sỹ kết luận và kê đơn. Người bệnh được cấp 1 tờ đơn thuốc và 1 bảng kê thanh toán có chữ ký của kế toán, bảo hiểm y tế,

Hình 3.11: Quy trình cấp phát thuốc cho người bệnh nội trú

Chỉ định thuốc trong Hồ sơ bệnh án

Cấp phát Duyệt khoa Dược

Ký xác nhận Đưa thuốc lên máy (phần

mềm chuyên dụng).

Bác sỹ điều trị

Khoa Dược Trưởng khoa lâm

sàng Điều dưỡng

43

bác sỹ và người bệnh. Thanh toán tiền tại phòng Tài chính kế toán xong người bệnh được lấy lại thẻ bảo hiểm y tế. Thuốc được cấp phát tại kho Cấp phát ngoại trú. Người bệnh kiểm, nhận thuốc và ký nhận vào tờ thanh toán. Bảng kê thanh toán sẽ được giữ lại tại khoa dược. Khoa Dược có nhiệm vụ vào máy số lượng thuốc cấp phát.

Hạn chế của quy trình này là: Người bệnh phải đi lại nhiều lần để làm các thủ tục từ khám bệnh đến lấy thuốc. Sau khi thanh toán tiền, người bệnh được trả thẻ bảo hiểm rồi mới được cấp phát thuốc, trong trường hợp người bệnh không lấy thuốc - không thu được bảng kê thanh toán. Như vậy thì sẽ không kết thúc được hồ sơ, BV không được thanh toán các chi phí xét nghiệm cận lâm sàng.

- Quy trình hoàn trả thuốc nội trú

Trong một số trường hợp có thể do nhầm lẫn trong quá trình nhập số

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh năm 2012 (Trang 40)