ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh năm 2012 (Trang 30)

- Đối tượng nghiên cứu:

 Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

 Hội đồng Thuốc và Điều trị Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

 Các bác sĩ, điều dưỡng của một số khoa lâm sàng tại bệnh viện, các phòng ban hành chính khác có liên quan đến hoạt động quản lý cung ứng thuốc.

- Thời gian nghiên cứu: 08/2011 – 08/2012. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Các nội dung nghiên cứu được tóm tắt trong sơ đồ hình 2.5. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp mô tả hồi cứu để phân tích các hoạt động của chu trình cung ứng thuốc theo các mục tiêu đã nêu trong sơ đồ hình 2.5.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu:

- Thu thập các số liệu và tài liệu liên quan đến các mục tiêu nghiên cứu.

 Hồ sơ biên bản họp HĐT&ĐT, DMTBV; các biên bản, số liệu của hoạt động lựa chọn thuốc năm 2012.

 Hồ sơ, biên bản của hoạt động đầu thầu thuốc của BV năm 2012.

 Hồ sơ, biên bản, báo cáo thống kê của hoạt động tồn trữ và cấp phát thuốc của BV năm 2012.

 Hồ sơ, biên bản, báo cáo thống kê của hoạt động quản lý sử dụng thuốc của BV năm 2012.

- Quan sát trực tiếp hoạt động của khoa Dược để đánh giá mức độ đáp ứng thực tế của chu trình cung ứng thuốc với hoạt động khám chữa bệnh của BV.

22

2.3.3. Phương pháp xử lý, phân tích và trình bày số liệu

Phương pháp so sánh, tính tỷ trọng: để đánh giá - So sánh cơ cấu nhân lực, thực trạng và nhu cầu.

- Cơ cấu thuốc trong DMTBV, so sánh với DMTTY, DMTCY. - Tỷ trọng thuốc nội/ thuốc ngoại.

- Kinh phí thuốc bảo hiểm y tế và tổng chi phí mua thuốc.

- Tỷ lệ giá trị thuốc nhập kho, xuất khoa, thuốc dự trữ, thuốc hủy, thuốc không sử dụng, thuốc mua ngoài danh mục.

Hình 2.5: Tóm tắt các nội dung nghiên cứu của đề tài.

Tồn trữ & cấp phát - Tồn trữ, bảo quản. - Cấp phát. - Báo cáo thống kê. Giám sát sử dụng - Giám sát thực hiện danh mục thuốc bệnh viện. - Giám sát hoạt động chẩn đoán, kê đơn - Công tác dược lâm sàng. - Hoạt động thông tin thuốc

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI

Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

Lựa chọn thuốc - Quy trình xây dựng danh mục thuốc - Phân tích danh mục. - Tính phù hợp của danh mục thuốc. Mua sắm thuốc - Quy trình đấu thầu. - Kết quả của hoạt động mua sắm thuốc năm 2012.

Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm.

Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và giám sát sử dụng thuốc.

23

Trình bày theo phương thức mô tả, sơ đồ hóa, lập bảng và vẽ biểu đồ.

24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC

3.1.1. Quy trình xây dựng Danh mục thuốc năm 2012 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh khoa tỉnh Hà Tĩnh

Lựa chọn thuốc là khâu quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc tại BV. Lựa chọn thuốc hợp lý giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả điều trị và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe y tế.

Tại BV ĐKtỉnh Hà Tĩnh, danh mục thuốc được xây dựng theo quy trình mô tả trong hình 3.6.

Nguyên tắc và căn cứ lựa chọn:

- Phân nhóm hoạt chất dựa trên DMTCY hiện hành của Bộ Y tế. - Lựa chọn theo mức độ ưu tiên: Thuốc thiết yếu hay không thiết yếu.

Bảng tổng hợp danh mục hoạt chất theo nhóm điều trị

Hình 3.6: Quy trình xây dựng Danh mục thuốc tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

Khoa Dược tổng hợp Danh mục thuốc năm 2011

Dự thảo danh mục hoạt chất

Họp, đánh giá, lựa chọn

Nguyên tắc, căn cứ lựa chọn HĐT & ĐT

Phê duyệt, thông qua

Danh mục hoạt chất năm 2012 Giám Đốc BV Dự kiến kinh phí dành cho thuốc của năm 2012 Thuốc trong DMT 2011 đang sử dụng

Dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc của các khoa lâm sàng Thuốc trong

DMT 2011

25

- Thuốc được đưa vào danh mục dưới dạng tên hoạt chất.

Hiện tại, căn cứ lựa chọn xây dựng danh mục hoạt chất chủ yếu dựa vào tình hình thực tế sử dụng và không sử dụng trong BV của năm trước. BV chưa xây dựng mô hình bệnh tật, dự báo về bệnh tật chỉ căn cứ vào báo cáo của phòng kế hoạch tổng hợp về tổng số bệnh nhân đến khám, điều trị tại BV chứ chưa có thống kê chi tiết dựa theo phân loại của ICD-10. Đồng thời, các khoa lâm sàng chỉ có Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, chưa tự xây dựng Phác đồ điều trị thống nhất tại BV. Điều này dẫn đến việc xây dựng danh mục thiếu một số căn cứ khoa học.

Việc loại bỏ và bổ sung các hoạt chất mới vào danh mục cũng được tiến hành định kì hàng năm. So với năm 2011, danh mục thuốc năm 2012 được bổ sung 15 hoạt chất mới và không có hoạt chất nào bị loại khỏi danh mục. Trong đó, số lượng hoạt chất điều trị ung thư lên tới 04 hoạt chất (chiếm tỷ lệ 26,7%) nguyên nhân là từ năm 2012 thì khoa Ung bướu mới được thành lập nên nhu cầu sử dụng các thuốc tăng lên. Các hoạt chất mới được bổ sung được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Hoạt chất mới được bổ sung so với năm 2011

STT Nhóm thuốc Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nhóm thuốc ung thư và điều hòa miễn dịch 4 26,7

2 Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống

nhiễm khuẩn 3 20,0

3 Nhóm thuốc đường tiêu hóa 2 13,3

4 Nhóm thuốc điều trị mắt, tai mũi họng. 2 13,3

5 Nhóm thuốc tim mạch 1 6,7

6 Nhóm thuốc tác dụng đối với máu 1 6,7

7 Nhóm thuốc NSAIDs, gút, cơ, xương khớp 1 6,7

8 Nhóm thuốc da liễu 1 6,7

26

3.1.2. Phân tích danh mục thuốc

Danh mục được xác định để phân tích hoạt động lựa chọn là danh mục nhu cầu hoạt chất ban đầu. Cơ cấu danh mục hoạt chất của BVĐK tỉnh Hà Tĩnh năm 2012 được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Danh mục hoạt chất của BVĐK tỉnh Hà Tĩnhnăm 2012

STT Nhóm thuốc Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và

chống nhiễm khuẩn 61 23,0

2 Nhóm thuốc đường tiêu hóa 28 9,8

3 Nhóm thuốc tim mạch 27 9,4

4 Hormon và các thuốc tác động lên hệ

thống nội tiết 25 9,4

5 Nhóm thuốc NSAIDs, gút, xương khớp 20 7,0 6 Nhóm thuốc tác dụng lên đường hô hấp 17 5,9

7 Nhóm thuốc gây tê, gây mê 17 5,9

8 Nhóm Vitamin, khoáng chất 14 4,9

9 Nhóm thuốc tác dụng đối với máu 10 3,5

10 Nhóm thuốc điều trị mắt, tai mũi họng. 10 3,5

11

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid – base và các dung dịch tiêm truyền khác

8 2,8

12 Nhóm thuốc ung thư và điều hòa miễn

dịch 6 2,1

13 Nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần 6 2,1

14 Thuốc chống dị ứng, quá mẫn 5 1,7

15 Nhóm thuốc da liễu 5 1,7

27

Danh mục hoạt chất của BVĐK tỉnh Hà Tĩnh có 287 hoạt chất trong đó có 269 hoạt chất trúng thầu, 10 hoạt chất GN – HTT, 06 hoạt chất thuộc chương trình phòng chống lao, sốt rét và 02 hoạt chất khác do khoa Dược pha chế. Các nhóm thuốc có tỷ lệ trúng thầu cao phải kể đến đầu tiên là nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng và chống nhiễm khuẩn – 23,0%, tiếp theo là nhóm thuốc tiêu hóa 9,8%, nhóm thuốc tim mạch – 9,4%, nhóm thuốc Hormon – 9,4%, nhóm thuốc NSAIDs, gút, cơ xương khớp – 7,0%, nhóm thuốc tiêu hóa – 9,1%. Trong quá trình điều trị các bệnh lý thuộc các nhóm bệnh trên các bác sỹ thường phải phối hợp nhiều hoạt chất. Đặc biệt trong các trường hợp nhiễm khuẩn, khi tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng tăng cao thì việc có nhiều hoạt chất khác nhau để có sự lựa chọn phù hợp, phối hợp hoặc thay thế trong thực tế lâm sàng là rất cần thiết.

Tỷ lệ thuốc thiết yếu

Bộ Y tế quy định, DMTBV phải ưu tiên TTY và phải được xây dựng dựa trên DMTCY sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh.

Do là BVĐK tỉnh Hà Tĩnh là BV công lập, các thuốc đều do BHYT chi trả nên tổng số lượng thuốc trong DMTBV đều nằm trong DMTCY,với các thuốc không thuộc thuốc chủ yếu (Thông tư 31), BV không đưa vào danh

17 Nhóm thuốc chống động kinh, co giật 3 1,0

18 Nhóm thuốc lợi tiểu 2 0,7

19 Nhóm thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 2 0,7

20 Nhóm thuốc thúc đẻ 2 0,7

21 Nhóm thuốc cản quang 2 0,7

22 Nhóm thuốc điều trị đau nửa đầu 1 0,3

23 Nhóm thuốc khác 12 4.2

28

mục. Các thuốc này nếu có nhu cầu, sẽ được bác sỹ kê đơn để người bệnh mua tại Nhà thuốc BV hoặc tại cơ sở bán lẻ thuốc khác.

 Tỷ lệ số lượng thuốc thiết yếu trong DMTBV so với DMTTY của Bộ Y tế

Bảng 3.4: Tỷ lệ thuốc thiết yếu so với DMTTY năm 2005 của Bộ Y tế

Nội dung Số lượng hoạt chất Tỷ lệ (%)

Hoạt chất thuốc thiết yếu thuộc DMTBV 152 46,8 Hoạt chất thuốc thiết yếu của Bộ Y tế 325 100,0

So với DMTTY của Bộ Y tế thì DMTBV đã đáp ứng được 46,8% so với tổng số 325 hoạt chất được quy định. BV cần có những điều chỉnh hợp lý để tăng số lượng hoạt chất TTY trong danh mục nhằm góp phần thực hiện tốt chính sách thuốc quốc gia. Có 6 hoạt chất ung thư trong đó thuộc nhóm thuốc thiết yếu chỉ là 3, đến thời điểm cuối năm 2012, khoa Ung bướu của BV mới được thành lập.

Như vậy, DMTBV của BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đã tương đối phù hợp với quy định của Bộ Y tế và với tình hình sử dụng thuốc thực tế.

Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần

Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần của một số nhóm thuốc được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần

STT Nhóm thuốc Đơn TP Đa TP Tỷ lệ đaTP/ đơn TP (%)

1 Nhóm thuốc điều trị mắt, tai mũi

họng 5 5 100,0

2 Nhóm thuốc tác dụng lên đường hô

hấp 9 8 88,9

29 4

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid – base và các dung dịch tiêm truyền khác

6 2 33,3

5 Nhóm thuốc đường tiêu hóa 21 7 33,3

6 Nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng và

chống nhiễm khuẩn 49 12 24,5

7 Hormon và các thuốc tác động lên hệ

nội tiết tố 23 3 13,6

8 Nhóm thuốc tim mạch 24 3 12,5

9 Các thuốc khác 85 12 14,1

Tổng 230 57 24,9

Trong 287 hoạt chất trong DMT thì có 230 hoạt chất đơn thành phần chiếm 80,1% và 57 hoạt chất đa thành phần chiếm 19,9%. Tỷ lệ này nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu ưu tiên sử dụng thuốc đơn thành phần của Bộ Y tế. trong các nhóm thuốc thì nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng và chống nhiễm khuẩn có số lượng hoạt chất đa thành phần cao nhất – 12 hoạt chất, tiếp sau là nhóm thuốc hô hấp – 8 hoạt chất, nhóm thuốc đường tiêu hóa – 7 hoạt chất.

Đối với các bệnh lý trên, việc phối hợp nhiều thành phần để nhằm tăng tác dụng trong điều trị. Do đó có thêm các hoạt chất đa thành phần cũng là một điều dễ hiểu. Sử dụng thuốc đa thành phần mang lại sự thuận tiện cho người bệnh, cũng như đội ngũ y bác sĩ và khoa dược. Mặt khác thuốc đa thành phần thường có giá thành cao hơn các thuốc đơn thành phần và khi bị lạm dụng thì có thể dẫn đến hiện tượng “nhờn thuốc”.

30

3.1.3. Tính phù hợp của danh mục thuốc với tình hình tiêu thụ thực tế

 Thuốc trong danh mục không sử dụng

Do tình hình thực tế bệnh tật và nhu cầu điều trị có những thuốc trong danh mục nhưng không được sử dụng. Các thuốc trong danh mục không được sử dụng năm 2012 được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Các thuốc trong DMTBV không sử dụng năm 2012

STT Nhóm thuốc S.lượng HC trong DM

HC không sử dụng S.lượng Tỷ lệ (%)

1 Nhóm thuốc đường tiêu hóa 28 7 26,9

2 Nhóm thuốc điều trị ký sinh

trùng và chống nhiễm khuẩn 61 6 23,1

3 Nhóm thuốc tim mạch 27 4 15,4

4 Nhóm thuốc gây tê, gây mê 17 3 11,5

5 Nhóm thuốc ung thư và điều

hòa miễn dịch 6 1 3,8

6 Các thuốc khác 148 5 19,3

Tổng 287 26 100,0

Tỷ lệ hoạt chất thực tế không sử dụng tại BV khá cao, gồm 26 hoạt chất chiếm tỷ lệ 9,1% so với 287 hoạt chất trong danh mục. Trong đó, nhóm thuốc thuộc đường tiêu hóa và nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng và chống nhiễm khuẩn có chiếm tỷ lệ thuốc không sử dụng cao nhất. Điều này có thể lý giải do 2 nhóm thuốc này hiện nay có rất nhiều hoạt chất có tác dụng tương đối giống nhau không có sự khác biệt nổi trội về hiệu quả điều trị. Do đó, bác sĩ thường hay lựa chọn hoạt chất đã quen sử dụng một phần vì tính an toàn trong điều trị và một phần vì thói quen kê đơn.

 Thuốc sử dụng ngoài danh mục

Bảng 3.7: Một số thuốc sử dụng ngoài danh mục

STT Nhóm thuốc S.lượng hoạt chất

1 Nhóm thuốc ung thư và điều hòa miễn dịch 1

31

Trong quá trình thực tế sử dụng, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh vẫn phải mua thêm 2 hoạt chất để đáp ứng nhu cầu điều trị. Cả 2 hoạt chất này đều là thuốc điều trị chuyên khoa sâu, đắt tiền ít sử dụng nên trong không được lựa chọn đưa vào danh mục thuốc. Tuy nhiên, trong năm 2013 BV đã đưa vào danh mục để đáp ứng nhu cầu điều trị, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh tham gia BHYT.

Như vậy, danh mục thuốc của BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đã đáp ứng được nhu cầu điều trị, bệnh viện chỉ phải mua bổ sung 2 hoạt chất ngoài danh mục. Tuy nhiên, có 26 hoạt chất trong danh mục không sử dụng. Đây là một tỷ lệ khá cao do đó bệnh viện cần xem xét điều chỉnh danh mục trong những năm tiếp theo để bảo đảm sát với nhu cầu điều trị thực tế.

3.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MUA SẮM THUỐC 3.2.1. Quy trình đấu thầu 3.2.1. Quy trình đấu thầu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh là một bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Tĩnh nên các hoạt động đấu thầu đều do Sở Y tế đấu thầu tập trung. Quy trình đấu thầu được mô tả như sơ đồ ở hình 3.7.

Từng BV trong địa bàn tỉnh sẽ căn cứ vào nhu cầu sử dụng của BV mình để làm Báo cáo nhu cầu sử dụng thuốc rồi gửi lên Sở Y tế. Sau khi nhận được báo cáo nhu cầu của các BV thì Hội đồng Thầu của Sở Y tế sẽ tiến hành các bước tiếp theo. Sau khi có Danh mục đấu thầu Sở y tế thì BV sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế của viện mình lựa chọn các thuốc cần thiết để lập Danh mục trúng thầu bệnh viện. Đồng thời cũng lựa chọn các nhà thầu phù hợp để tiến hành thương thảo, kí kết hợp đồng mua sắm. Riêng đối với nhóm thuốc GN – HTT thì thực hiện chỉ định thầu.

32

Hình 3.7: Quy trình đấu thầu

Chuẩn bị mời thầu Tiến hành mời thầu Chấm thầu và công bố kết quả Mua sắm

Báo cáo nhu cầu sử dụng thuốc

Thông qua Danh mục đấu thầu & Hồ sơ mời thầu

Quảng cáo và thông báo mời thầu

Bán hồ sơ thầu

Đóng thầu & Mở thầu

Đánh giá hồ sơ thầu

Thẩm định, phê duyệt kết quả thầu

Thông báo kết quả thầu Sở Y tế

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh năm 2012 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)