Giám sát kê đơn thuốc của bác sỹ

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh năm 2012 (Trang 56)

- Đối với điều trị nội trú:

BV tiến hành bình bệnh án hàng tuần và kiểm tra hồ sơ bệnh án tại các khoa lâm sàng để xem xét việc chẩn đoán và chỉ định thuốc có hợp lý hay không. Việc kê đơn, chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án được quản lý, giám sát cũng được tiến hành thông qua hoạt động bình bệnh án. Thông thường:

48 + Thời gian: 2 giờ/ lần X 1 lần/tuần.

+ Số lượng: 5 bệnh án của mỗi khoa lâm sàng do phòng Kế hoạch tổng hợp rút ngẫu nhiên.

+ Thành viên hội đồng bình bệnh án: Chủ tịch HĐT&ĐT chủ trì, các trưởng, phó khoa lâm sàng và cận lâm sàng, bác sỹ, dược sỹ đại học, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp.

+ Nội dung: Phân tích kết quả cận lâm sàng, chẩn đoán của bác sỹ có phù hợp với kết quả cận lâm sàng không, thuốc được chỉ định có phù hợp với chẩn đoán, phác đồ điều trị và có xảy ra tương tác thuốc hay không.

Thống kê hoạt động bình bệnh án trong năm 2012 được trình bày ở phụ lục 2.

Trong năm 2012, BVĐK tỉnh Hà Tĩnhđã tiến hành bình được 240 bệnh án của tất cả các khoa trong BV, trong số đó có 226 bệnh án được có chẩn đoán, hướng điều trị và kê đơn sử dụng thuốc phù hợp chiếm 94,2%. Chỉ có 14 bệnh án là chưa phù hợp chiếm 5,8%. Lý do chưa phù hợp: Làm thêm xét nghiệm, người bệnh xin ra viện sớm, kê đơn chưa phù hợp. Đặc biệt riêng đối với khoa Ung bướu, đến cuối năm mới thành lập, vấn đề chẩn đoán điều trị còn có nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Trong tháng 11 và 12, cả 2 trường hợp chưa phù hợp đều rơi vào khoa này. Từ kết quả này thì BV, HĐT&ĐT đã có những nhắc nhở kiểm điểm, góp ý, sửa đổi nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động khám chữa bệnh của BV.

- Đối với điều trị ngoại trú:

Với các trường hợp điều trị ngoại trú thì rất khó theo dõi người bệnh nên công tác quản lý chẩn đoán chủ yếu được tiến hành thông qua sổ khám bệnh. Khi người bệnh đến khám thì ghi đầy đủ các thông tin người bệnh, chẩn đoán, hướng điều trị vào sổ khám bệnh. Sau đó yêu cầu người bệnh mang theo sổ khám bệnh này trong những lần tái khám tiếp theo. Căn cứ vào thông tin qua các lần khám mà thầy thuốc vẫn nắm được tiền sử bệnh tật, tiền sử

49

dùng thuốc cũng như tiến triển bệnh của người bệnh để có thể điều chỉnh chẩn đoán và có chỉ định thuốc phù hợp.

+ Người bệnh ngoại trú có BHYT: Khi có sai sót về kê đơn, khoa Dược sẽ phản hồi và yêu cầu bác sỹ ở phòng khám điều chỉnh lại.

+ Người bệnh ngoại trú không có BHYT: Sau khi được kê đơn, người bệnh sẽ tự đi mua thuốc ở Nhà thuốc BV hoặc các nhà thuốc lẻ ở bên ngoài. Vì thế, BV chưa thể giám sát hết được các trường hợp này.

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh năm 2012 (Trang 56)