Về hoạt đồng mua sắm thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh năm 2012 (Trang 63)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh là một BV trực thuộc Sở Y tế Hà Tĩnh nên các hoạt động đấu thầu đều do Sở Y tế đầu thầu tập trung. Đấu thầu thuốc đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu thuốc của BV (95,7%). Hình thức này có ưu điểm là:

- Có sự phối hợp nhiều cơ quan, Sở Y tế quản lý chuyên môn, Sở Tài chính quản lý mặt tài chính, kinh tế. Sự phối hợp này giúp cho hoạt động đấu thầu chặt chẽ, tránh trường hợp lãng phí cả về kinh tế và chuyên môn. - Giảm được thời gian, chi phí hoạt động của BV.

- Nhà cung cấp được Sở Y tế lựa chọn kĩ càng, thường là những nhà cung cấp lớn, có uy tín nên các BV hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng, số lượng nguồn hàng.

- Tất cả các phương thức mua đều thực hiện theo thẩm định giá của Sở Tài Chính Hà Tĩnh, yêu cầu giá đấu thầu phải bằng hoặc thấp hơn giá thẩm định.

55

- Vì đấu thầu cho toàn tỉnh nên danh mục thuốc dàn trải, có những mặt hàng không có đơn vị nào tham gia đấu thầu.

- Chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng nên thời gian thầu thường kéo dài. Nhiều thành viên trong Hội đồng thầu là những người không sâu về chuyên môn Dược, dẫn tới việc chấm thầu nhiều sai sót, phải làm đi làm lại gây tốn phí và chậm trễ. Nhiều lúc không thống nhất được quan điểm của các bên.

Sau khi có DMT trúng thầu của Sở Y tế, Bệnh viện sẽ căn cứ vào nhu cầu sử dụng, đặc thù của viện mình để xây dựng DMTBV. Đối với BVĐK tỉnh Hà Tĩnh, năm 2012 DMTBV có 287 hoạt chất chia theo 23 nhóm tác dụng dược lý. DMT phong phú, đa dạng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu thuốc điều trị của BV. Nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng và nhiễm khuẩn là nhóm có số biệt dược trúng thầu cao nhất – 61 hoạt chất, tỷ lệ biệt dược /hoạt chất là 1,8%. Một hoạt chất có nhiều biệt dược cùng trúng thầu. Tỷ lệ biệt dược/ hoạt chất cao nhất là ở nhóm Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid - base và các dung dịch tiêm truyền khác. Chỉ với 9 hoạt chất trúng thầu nhưng có đến 29 biệt dược, tỷ lệ là 3,2. Tiếp theo là nhóm thuốc tim mạch (2,5), nhóm thuốc lợi tiểu (2,5) và nhóm thuốc NSAIDs – gút – cơ xương khớp (2,2). Việc một hoạt chất có nhiều biệt dược cùng trúng thầu đã tạo thêm điều kiện lựa chọn sản phẩm phù hợp với điều kiện cụ thể đối với từng người bệnh. Hiện tượng này cũng làm xuất hiện tiêu cực trong quá trình kê đơn và gọi hàng. Tuy nhiên so với các bệnh viện đa khoa khác thì tỉ lệ này là khá thấp. BV108 tỷ lệ này là 106/46 (2,3%) [26],[27]; BV Đại học Y Dược Huế là 982/348 (2,8%) [33], BV Đa khoa tỉnh Yên Bái 305/159 (1,9%) [38].

Về cơ cấu nguồn gốc thuốc, thuốc nội có 279 biệt dược chiếm 53,9% về số lượng tuy nhiên về giá trị sử dụng thì chỉ chiếm 23,3%. Điều này có thể lý giải, do các thuốc ngoại nhập là có nhiều thuốc chuyên khoa giá trị lớn trong nước chưa sản xuất được. Đồng thời, với cùng hoạt chất, dạng bào chế

56

thì thuốc nội thường có giá thành thấp hơn rất nhiều so với thuốc ngoại. Hoạt động marketing của các công ty dược ảnh hưởng đến việc kê đơn của bác sỹ. Tiếp đến là tâm lý thích dùng hàng ngoại nhập của nhân dân cũng là một phần lý do. Kết quả này cũng tương đồng khi nghiên cứu hoạt động mua sắm của các bệnh viện khác như bệnh viện Xanh – pôn, BV 108, BVĐK Hưng Yên, BVĐK Hải Dương…

Nhìn chung, hoạt động mua sắm thuốc của BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng, đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh năm 2012 (Trang 63)