Khả năng hiện thực hóa trong câu của quan hệ so sánh (nội dung sự tình so sánh)

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC – NGHĨA HỌC DỤNG HỌC (Trang 99)

a. Từ làm vị tố quan hệ so sánh

3.2.3.Khả năng hiện thực hóa trong câu của quan hệ so sánh (nội dung sự tình so sánh)

dung sự tình so sánh)

Là nội dung, là lõi của sự tình, khi được đánh dấu, các kiểu loại quan hệ thường được hiện thực hóa trong câu với tư cách là vị tố. Vị trí thường gặp của nó trong câu là vị trí giữa chủ ngữ và bổ ngữ. Ví dụ:

(239) Kju đao (Gươm giáo) mse\ si (giống như) “ro\ng. (ngọn cây)

CT CP Chủ ngữ Vị tố Bổ ngữ CT NBH TĐSS QHSS TDĐSS [1, tr.57] (240) Kiê kngan (Ngón tay) mse\ (như) luêh ksua. (lông nhím) CT CP Chủ ngữ Vị tố Bổ ngữ CT NBH TĐSS QHSS TDĐSS [1, tr.33] (241) Anei ghat toh kroh

(Khiên hắn lạch xạch)

si

(như)

boh êyăn. (quả mướp khô) CT CP Chủ ngữ Vị tố Bổ ngữ

CT NBH TĐSS QHSS TDĐSS

[1, tr.49]

Hiện tượng vắng khuyết tham thể thứ hai khi sự tình so sánh được hiện thực hóa trong câu cũng thường khiến cho quan hệ so sánh phải ở vị trí cuối câu. Ví dụ:

(242) Amâo mâo

(Không có)

(ai)

(lo\ bi) mtăp

(bằng nữa )

Ø

CT CP Chủ ngữ Vị tố Bổ ngữ

CT NBH TĐSS QHSS TDĐSS

[1, tr. 51]

Với vị trí như thế, trong cấu trúc đề - thuyết, quan hệ so sánh thường trong vai trò phần thuyết của câu. Ví dụ:

(243) Asei mlei msah

((Người chúng tôi ướt)

mse\

(như)

mnei êa hl^m hjan

(tắm nước mưa dầm)

CT CP Chủ ngữ Vị tố Bổ ngữ

CT ĐT Đề đề tài Thuyết

[1, tr.80] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua khảo sát, vị tố quan hệ so sánh có thể đứng cuối câu khi chủ ngữ có yếu tố phủ định và thường khuyết tham thể 2. Nhưng cũng có trường hợp, vị tố quan hệ đứng cuối câu trong khi câu quan hệ so sánh vẫn có sự hiện diện đầy đủ hai tham thể. Chỉ khác là, yếu tố vốn là bổ ngữ đảo lên trước chủ ngữ trong vai trò đề ngữ. Ví dụ:

(244) Hmư\ yu\ ngo\

(Nghe đông tây)

Kâo (Đăm Săn) Amâo mâo (không có) Pô (ai) (bi) hmao (bì kịp) CT CP Trạng ngữ Đề ngữ Chủ ngữ Vị tố CT NBH Chu cảnh TDĐSS TĐSS QHSS CT ĐT Đề Thuyết [1, tr. 77]

Tiểu kết chương 3

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu quan hệ so sánh bao gồm những đặc trưng ngữ nghĩa sau đây:

- Tương quan ngữ nghĩa giữa hai tham thể so sánh được biểu hiện bằng mô hình “x được so sánh với a”. Trong đó x là thể được so sánh (TĐSS), a là thể dùng để so sánh (TDĐSS). Nằm trong tương quan ngữ nghĩa so sánh, TĐSS và TDĐSS có thể thuộc cùng phạm trù ngữ nghĩa với nhau, hoặc hai tham thể này lại khác nhau về phạm trù ngữ nghĩa.

- Các yếu tố của sự tình so sánh:

+ Tham thể của sự tình gồm: TĐSS và TDĐSS

+ Là lõi của sự tình QHSS – sự tình được tổ chức theo phương thức định tính – QHSS được đánh dấu, khi hiện thực hóa trong câu, được biểu thị bằng các vị tố quan hệ thuộc lớp định tính. Hệ thống các vị tố biểu thị QHSS trong sử thi Êđê cũng khá phong phú.

+ Chu cảnh của sự tình

- Khả năng hiện thực hoá của sự tình quan hệ so sánh trong câu quan hệ so sánh ở sử thi Êđê được thể hiện ở các phương diện sau:

+ Khả năng hiện diện đầy đủ hay hiện diện không đầy đủ các yếu tố của sự tình so sánh đều do sự chi phối, tác động của các yếu tố thuộc bình diện ngữ dụng. + Khả năng hiện thực hóa của 2 tham thể quan hệ trong sự tình so sánh được tổ chức theo phương thức định tính với trật tự sắp xếp phổ biến khi được hiện thực hóa trong câu là Chủ ngữ (TĐSS) – Vị tố so sánh (quan hệ định tính) – Bổ ngữ (TDĐSS). Tuy nhiên, trong một số ngữ cảnh, do sự chi phối của các yếu

tố thuộc bình diện ngữ dụng, thể được so sánh và thể dùng để so sánh của sự tình quan hệ so sánh còn có khả năng sắp xếp theo trật tự khác là Đề ngữ/Trạng ngữ - Tổ hợp từ phủ định+ Chủ ngữ (TĐSS) - Vị tố quan hệ so sánh (VTQHSS) - Ø (TDĐSS). Với trật tự sắp xếp này, chức năng cú pháp cũng như vai trò thông báo của chúng trong cấu trúc đề - thuyết của chúng cũng thay đổi theo.

+ Câu quan hệ so sánh là câu mà nòng cốt câu có chứa sự tình quan hệ so sánh. Khi được hiện thực hóa trong câu, thể được so sánh và thể dùng để so sánh thường trong vai trò chức năng chủ ngữ và bổ ngữ của câu, các chu cảnh (nếu có) thì đảm nhận chức năng cú pháp của câu như: đề ngữ, trạng ngữ. Riêng quan hệ so sánh (nội dung của sự tình so sánh) thì được hiện thực hóa trong vai trò vị tố quan hệ so sánh của câu. Tuy nhiên, trong nhiều hoàn cảnh, do sự chi phối của các yếu tố thuộc bình diện ngữ dụng, trong câu, một hoặc một số yếu tố của sự tình không được hiện thực hóa hoặc đảo trật tự cú pháp. Cùng với sự thay đổi này, vai trò thông báo của chúng trong cấu trúc đề - thuyết cũng khác nhau.

Qua các câu quan hệ so sánh, người Êđê cổ xưa thường hay sử dụng sự liên tưởng để so sánh: vật thể được so sánh (vật, người hay một, một số đặc điểm nào đó của nó) với vật thể dùng để so sánh (có thể là người, có thể không). Sự so sánh cho thấy ở họ hầu hết sự liên tưởng, so sánh được thực hiện ở những đặc điểm bên ngoài như: hình thức, vị thế xã hội, hành động, kích thướt…và những thuộc tính này đã phản ánh “cái thế giới kinh nghiệm” đa dạng, phong phú của người Êđê trong đời sống. Trong cái thế giới kinh nghiệm đó, người Êđê cổ xưa quan tâm đặc biệt đến con người dù ở vai trò là TĐSS hay TDĐSS. Hình ảnh con người hiện lên một cách sống động ở mọi phương diện như hành động, phẩm chất, ngoại hình… tiêu biểu nhất là người anh hùng và người phụ nữ đẹp. Ngoài ra còn có thế giới tự nhiên chủ yếu ở vai trò TDĐSS. Đó là một thế giới gần gũi, hoang sơ, hùng vĩ đậm chất núi rừng Tây Nguyên. Điều đó cho thấy, thế giới thiên nhiên không chỉ gắn bó

mật thiết với đời sống của đồng bào nơi đây mà nó còn là đích đến của cả tộc người Êđê xưa giàu khát vọng chinh phục tự nhiên.

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC – NGHĨA HỌC DỤNG HỌC (Trang 99)