a. Từ làm vị tố quan hệ so sánh
3.2.2. Khả năng hiện thực hóa của 2 tham thể quan hệ trong sự tình so sánh
so sánh
a. Như đã biết, sự tình quan hệ so sánh được tổ chức theo phương thức định tính, hai tham thể (thể được so sánh - TĐSS và thể dùng để so sánh – TDĐSS) không có khả năng nhận dạng lẫn nhau, cho nên, chúng cũng không thể chuyển hóa chức năng nghĩa cho nhau khi được hiện thực hóa trong câu. Do đó, trật tự sắp xếp: Chủ ngữ (TĐSS) – Vị tố so sánh (quan hệ định tính) – Bổ ngữ (TDĐSS) là trật tự sắp xếp phổ biến của sự tình quan hệ so sánh khi được hiện thực hóa.
(229) Mu\n kkuê (Cổ)
si
(như)
tro\ng luê ksa\. ( quả cà chín) CT CP Chủ ngữ Vị tố Bổ ngữ CT NBH TĐSS QHSS TDĐSS [1, tr.17] (230) Tê\c (Chông lớn ) si (như) êga ( sỏi cát) CT CP Chủ ngữ Vị tố Bổ ngữ CT NBH TĐSS QHSS TDĐSS [1, tr.46] (231) Mlâo (lông) mse\ (như) mnal ( mớ giẻ rách) CT CP Chủ ngữ Vị tố Bổ ngữ CT NBH TĐSS QHSS TDĐSS [1, tr. 147]
Tương ứng, ở cấu trúc đề - thuyết, thể được so sánh thường trong vai trò phần đề (đề đề tài) còn thể dùng để so sánh thì cùng với vị tố thường trong vai trò của phần thuyết.
Kết quả khảo sát cho thấy, xét về cấu trúc tin, thể được so sánh thường là phần tin cũ – tin đã biết, thể dùng để so sánh cùng với vị tố là phần tin mới. Ví dụ:
(232) Mnuih bhu\ si kto\ng, bho\ng si klap, `ap `ap si muôr hdăm [1, tr. 36]
(TĐSS là tin mới, TDĐSS là tin cũ)
(Người đông như bầy cà tong, đặc như mối cánh, ùn ùn như mối kiến.)
(233) Tar mniê “uôn sang amâo mâo pô mse\ si `u. [1, tr.43] (TĐSS là tin cũ, TDĐSS là tin mới)
(Khắp cả xóm làng không có một cô gái giống như nàng cả.)
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do sự chi phối của nhiệm vụ, mục đích thông báo, thể dùng để so sánh lại trở thành yếu tố mang tin mới. Ví dụ:
(234) Mô\ kâo o\ng sua, pha kâo o\ng koh, o\ng đoh tian tiê kâo.Tar Êđê tơ dlông, Mnông Bih tơ gu\, tar yu\ ngo\ amâo pô si o\ng [1, tr. 38] (TĐSS là tin mới, TDĐSS là tin cũ)
(Vợ ta ngươi cướp, đùi ta ngươi chém, ruột gan ta ngươi moi. Khắp người Êđê trên cao, người Mnông, người Bih dưới thấp, khắp tây đông không ai như ngươi.)
b2. Ngoài khả năng sắp xếp như trên, trong một số ngữ cảnh, do sự chi phối của các yếu tố thuộc bình diện ngữ dụng, thể được so sánh và thể dùng để so sánh của sự tình quan hệ so sánh còn có khả năng sắp xếp theo trật tự khác. Với trật tự sắp xếp này, chức năng cú pháp cũng như vai trò thông báo của chúng trong cấu trúc đề - thuyết của chúng cũng thay đổi theo.
Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, trong một số ngữ cảnh nhất định, chúng tôi bắt gặp trật tự sắp xếp như sau của TĐSS và TDĐSS trong câu quan hệ so sánh là:
Đề ngữ/Trạng ngữ - Tổ hợp từ phủ định+ Chủ ngữ (TĐSS) - Vị tố quan hệ so sánh (VTQHSS) - Ø (TDĐSS).
Trong cách hiện thực hóa này, TĐSS có kèm theo yếu tố phủ định và vị tố quan hệ so sánh sẽ trong vai trò chủ ngữ và vị tố của câu, còn TDĐSS bị
khuyết. Tương ứng, ở cấu trúc đề - thuyết, nòng cốt câu quan hệ so sánh khuyết bổ ngữ cùng trong vai trò phần thuyết. Ví dụ:
(235) {ro\ng êgiêr (Ngọn êgiêr) amâo mâo (chẳng có) pô (ngọn nào) bi nông Ø (so bằng) CT CP Đề ngữ Chủ ngữ Vị tố CT ĐT Đề ĐT đánh dấu Thuyết [1, tr. 113] (23 6)
Tar yu\ ngo\ (Khắp đông tây) amâo mâo (không có) pô (ai) mtăp Ø . (sánh bằng) CT CP Trạng ngữ Chủ ngữ Vị tố CT ĐT Đề ĐT đánh dấu Thuyết [1, tr. 86]
Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, có vài trường hợp trật tự sắp xếp của TĐSS và TDĐSS trong câu quan hệ đứng cạnh nhau. Theo trật tự thông thường thì TDĐSS có vị trí đứng sau vị tố quan hệ làm thành phần bổ ngữ trong câu nhưng khi đứng trước chủ ngữ do sự chi phối của các yếu tố thuộc bình diện ngữ dụng thì lúc này TDĐSS đóng vai trò làm thành phần đề ngữ của câu. Khi đó nòng cốt câu quan hệ so sánh có cấu tạo đảo trật tự cú pháp sẽ đóng vai trò phần thuyết của câu. ví dụ:
(237) Hmư\ yu\ ngo\
(Nghe đông tây)
Kâo (Đăm Săn) Amâo mâo (không có) pô (ai) bi hmao (bì kịp) CT CP Trạng ngữ Đề ngữ Chủ ngữ Vị tố CT ĐT Đề Thuyết [1, tr. 77]
Thực tế khảo sát cho thấy, sở dĩ có trật tự Đề ngữ/Trạng ngữ - yếu tố phủ định chủ ngữ - VTQHSS - Ø là do sự tác động, chi phối của các yếu tố
thuộc bình diện ngữ dụng (mục đích, nhiệm vụ giao tiếp, tác dụng liên kết câu, sự phân bố tin trong cấu trúc thông báo). Ví dụ:
(238) {rư\ pro\ng, Hbia Ling Pang k”ăt mniê êjai, k”ăt mniê yang brei mdro\ng, tar ro\ng lăn kăn mâo pô bi knar Ø. [1, tr. 116]
(Càng lớn, Hbia Ling Pang càng xinh, càng được thần cho cái giàu sang, khắp mặt đất chẳng ai sánh kịp Ø.)
Xét ví dụ trên, chúng ta thấy trọng tâm thông báo của đoạn là so sánh vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng của Hbia Ling Pang. Nếu sử dụng hình thức sắp xếp thông thường là TĐSS- VTSS- TDĐSS thì xảy ra tình trạng lặp đi lặp lại đối tượng được nói đến. Vì vây, việc nghệ nhân dân gian sử dụng cấu trúc câu như câu sau của đoạn là hoàn toàn hợp lí. Hơn nữa, thông thường trong câu quan hệ so sánh phần tin mới là thể dùng để so sánh – trong ngữ cảnh này là Hbia Ling Pang, nhưng cách diễn đạt này lại khuyết tham thể thứ hai (Hbia Ling Pang) nhằm hướng người đọc tới phần tin mới (cũng là trọng tâm thông báo của câu, của đoạn) là phủ định chủ ngữ - không có người nào để làm nổi bật sự chất độc nhất, duy nhất của tham thể thứ hai bị khuyết – vẻ đẹp của Hbia Ling Pang. Với trật tự sắp xếp như vậy, ý nghĩa so sánh của câu quan hệ so sánh không hiển ngôn trên bề mặt câu chữ, muốn biết được thuộc tính so sánh trong câu cần phải đặt nó trong văn cảnh hay nói cách khác cần căn cứ vào các yếu tố thuộc bình diện ngữ dụng.