Giới thuyết về câu quan hệ so sánh

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC – NGHĨA HỌC DỤNG HỌC (Trang 32)

a. Vấn đề loại hình các sự tình

1.2.3.Giới thuyết về câu quan hệ so sánh

Trong bảng phân loại các kiểu loại sự tình quan hệ trong tiếng Việt của tác giả Lê Thị Lan Anh cho thấy sự tình quan hệ so sánh là một kiểu loại sự tình quan hệ với những đặc trưng riêng biệt, phân biệt với các kiểu loại sự tình quan hệ khác. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Lê Thị Lan Anh đã quan niệm sự tình quan hệ so sánh là: “quan hệ đối chiếu giữa một thực thể cần được tri giác, được nhận thức cho rõ với một thực thể được coi là mốc, là chuẩn để tìm ra sự tương đồng khác biệt giữa chúng” (xem [1, tr.82-94]). Có thể hiểu rõ về sự tình quan hệ so sánh qua ví dụ sau:

(43) Tê\c mse\luêh ksua. [1, tr.62] (Chông lớn như lông nhím.)

Trong câu (37), Tê\c (chông lớn) và luêh ksua (chông nhỏ) cùng tạo nên một sự tình quan hệ so sánh (QHSS). Trong sự tình này Tê\c (chông lớn) trong vai trò thực thể được đem ra để tri giác, nhận thức cho rõ gọi là thể được so sánh (TĐSS). Còn luêh ksua (chông nhỏ) trong vai trò thực thể được dùng làm mốc, làm chuẩn cho sự so sánh gọi là thể dùng để so sánh (TDĐSS). Nếu kí

hiệu TĐSS là x, TDĐSS là a thì tương quan ngữ nghĩa giữa TĐSS và TDĐSS có thể được mô hình hóa như sau: “x được so sánh với a” [1, tr 140].

Nằm trong tương quan ngữ nghĩa như vậy, TĐSS và TDĐSS không có khả năng nhận dạng lẫn nhau. Điều đó có nghĩa, quan hệ giữa TĐSS và TDĐSS là “quan hệ nêu thuộc tính chứ không phải quan hệ đồng nhất” [1, tr.140]. Thực tế cho thấy, cùng một TĐSS nhưng tùy theo mục đích giao tiếp mà người nói có thể lựa chọn các TDĐSS khác nhau. Hiện tượng này xuất hiện với tần số cao trong ca dao, đặc biệt ca dao tình yêu đôi lứa. Chẳng hạn, cùng chung TĐSS là “thân em”- thân phận người con gái trong tình yêu nhưng ca dao đã đem đến nhiều TDĐSS khác nhau.

Ngoài ra, nằm trong tương quan ngữ nghĩa so sánh, TĐSS và TDĐSS có thể thuộc cùng phạm trù nghĩa với nhau hoặc hai tham thể này lại khác nhau về phạm trù ngữ nghĩa. TĐSS có thể được diễn đạt bằng danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), đại từ và cũng có thể diễn đạt bằng một câu bị bao. Đối với TDĐSS, tình hình cũng tương tự. Trong câu, vai nghĩa này cũng thường được diễn đạt bằng danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), đại từ và cũng có thể diễn đạt bằng một câu bị bao. Những điều này sẽ được chúng tôi bàn kĩ qua các ngữ liệu sử thi Êđê trong chương 2 của luận văn.

Như vậy, trong mối quan hệ với bình diện nghĩa, có thể định nghĩa câu quan hệ so sánh như sau:

Câu quan hệ so sánh là câu biểu thị quan hệ đối chiếu giữa vật, việc, hiện tượng cần được tri giác, được nhận thức cho rõ nêu ở chủ ngữ với vật, việc, hiện tượng được coi là mốc, là chuẩn nêu ở bổ ngữ.

Nói cách khác, câu quan hệ so sánh là câu mà nòng cốt câu biểu thị sự tình quan hệ so sánh.

Như chúng ta đã biết, nghĩa miêu tả hay còn gọi là nghĩa sự việc là nghĩa ứng với một sự việc trong hiện thực khách quan. Sự việc được nói đến trong câu có thể là hoạt động, đặc điểm, tính chất, quan hệ.

Căn cứ vào nghĩa miêu tả, câu được xác lập thành một hệ thống gọi là hệ thống câu ở bình diện ngữ nghĩa. Hệ thống này được căn cứ vào cấu trúc miêu tả của câu và phân biệt thành 5 kiểu câu với các đặc trưng sau:

Đặc trưng Kiểu câu ± động ± chủ ý Hành động + + Quá trình + - Tư thế - + Trạng thái - - Quan hệ - -

Nhìn vào bảng phân loại trên, chúng ta nhận thấy câu quan hệ và câu trạng thái đều có đặc trưng [- động] và [- chủ ý]. Đặc trưng [- động] là nói lên một sự việc trong quá trình diễn ra không có sự chuyển động, biến đổi. Còn [- chủ ý] là sự việc không nằm trong ý thức của chủ thể nghĩa là chủ thể không có ý định, không có ý thức thực hiện sự việc đó. Do vậy, việc phân biệt câu quan hệ so sánh và câu trạng thái là việc làm rất cần thiết.

Trong câu chỉ trạng thái thì “trạng thái được xác định là sự thể không động và chủ thể “không kiểm soát” nó, được diễn đạt bằng đông từ và tính từ” [3, tr.101]. Còn câu quan hệ so sánh là biểu hiện một sự tình so sánh không động, không chủ ý (không chủ động), luôn luôn có hai tham thể bắt buộc, được diễn đạt bằng vị tố chỉ quan hệ so sánh. Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại câu này là câu quan hệ so sánh nhất thiết phải có hai tham

thể bắt buộc và vị tố là từ chỉ quan hệ so sánh, còn câu trạng thái chỉ cần một tham thể trong vai trò chủ thể và vị tố phần lớn là tính từ. Ví dụ:

(44) Pô `u krưp siyang. [1, tr.48] (Người hắn dữ tợn như một vị thần.) (45) Ê`an si kê` êrô . [1, tr.62]

(Cầu thang như cái cầu vồng.)

Ở ví dụ (44), tham thể Pô `u (người hắn) đóng vai trò là chủ thể trong câu, vị tố chính chi phối các yếu tố khác trong câu là tính từ krưp (dữ tợn). Do đóng vai trò chính về mặt ngữ nghĩa và mặt ngữ pháp của câu, ở ví dụ (44), krưp (dữ tợn) là vị tố của câu chỉ trạng thái, si yang (như một vị thần)

là bổ ngữ cho vị tố (dữ tợn). Do đó câu (38) là câu chỉ trạng thái.

Trong khi đó, ở ví dụ (45), ê`an (cầu thang) và kê` êrô (cái cầu vồng) là hai tham thể được ấn định bởi vị tố quan hệ si (như). Cả ba yếu tố này cùng kết hợp để tạo nên một sự tình so sánh. Do đó, ở ví dụ (45) là câu quan hệ so sánh.

Trong sử thi Êđê có khá nhiều câu chỉ trạng thái có xuất hiện các từ chỉ so sánh, ví dụ:

(46) _ô\ mta m’^r m’u\r si boh tu\r kmrơ\ng, amâo djo\ boh “ơ\ng, boh djă chưn m’ ^n. [1, tr.33]

(Mặt mày tròn trạnh như quả hồng rừng, thứ quả không phải đề ăn, quả để cầm chơi.)

(47) Ơ “uôn du\m anei, gu\k brei mse\ u\n, kru\n brei mse\ bê! [1, tr.54] (Bớ tất cả làng ta, Phải dũi như lợn, phải báng như dê!) (48) Anei pro\ng nao si kmu\n, pro\ng nao si mkai ... [1, tr.68] (Nó lớn lên như dưa gang, lớn lên như dưa hấu.)

(49) Cu\t kro\ng hda prih si luêh ksua . [1, tr. 79] (Chông lớn chông nhỏ tua tủa như lông nhím.)

Như vậy, không phải bất kì câu nào có từ chỉ quan hệ so sánh đều là câu quan hệ so sánh. Chỉ những câu nào mà lõi của sự tình là quan hệ nêu thuộc tính so sánh được bổ sung ý nghĩa của hai tham thể bắt buộc trong câu thì câu đó mới là câu quan hệ so sánh.

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC – NGHĨA HỌC DỤNG HỌC (Trang 32)