Các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu quan hệ so sánh

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC – NGHĨA HỌC DỤNG HỌC (Trang 69)

a. Từ làm vị tố quan hệ so sánh

2.2. Các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu quan hệ so sánh

Trên bình diện kết học, câu quan hệ so sánh có thể phân biệt thành những kiểu câu đơn, câu phức và câu ghép.

Câu đơn có quan hệ so sánh là câu chỉ có một nòng cốt hoặc có những trường hợp do sự chi phối của bình diện ngữ dụng nên có thể khuyết tham thể một hoặc tham thể hai.

(150) Mu\n kkuê si tro\ng luê ksa\. [1, tr.17] (Cổ chàng như quả cà chín…)

Câu quan hệ so sánh ở kiểu câu phức là câu có một mệnh đề nằm ngoài cùng mang quan hệ so sánh và một (hoặc hơn một) mệnh đề là một câu bị bao hoạt động với tư cách là một thành phần của cấu trúc cú pháp của câu quan hệ so sánh. Câu phức có quan hệ so sánh thường gặp nhất là câu phức có chủ ngữ là một câu bị bao, ví dụ:

(151) Asăp `u tlao knar hlo\ng. [1, tr.74] (Tiếng họ cười khác nào tiếng cồng hlong.)

Ngoài ra, dưới dạng câu ghép, câu quan hệ so sánh được thể hiện chủ yếu là câu quan hệ so sánh và câu những câu có hai mệnh đề, mệnh đề thứ nhất là vật thể được so sánh, mệnh đề thứ hai là vật thể dùng để so sánh. Hai mệnh đề này được gắn kết với nhau bằng các vị tố quan hệ so sánh. Ví dụ:

(152) {ô\ mta msuê\c yơh mse\ mtu\ suê\`. [tr. 74]

(153) Êwa khil đao u\k ru\k si grăm kmlă aru [1, tr. 79] (Tiếng khiên đao ầm ầm như sấm chớp giật.)

Đặc biệt, trong sử thi Êđê xuất hiện nhiều câu ghép chuỗi có quan hệ so sánh. Đó là câu ghép không sử dụng các phương tiện kết nối là hư từ mà ở đây các mệnh đề có nòng cốt so sánh được đặt nối tiếp nhau. Ví dụ:

(154) Mlâo boh tih mse\ arăng kga, mlâo boh pha djo\ arăng tlua\, mlâo ala\ djo\ arăng cuih bi krăng.[1, tr.41]

(Lông chân như người ta chải, lông đùi như người ta chuốt, lông mi như người ta trui cứng giăng đều)

(155) Asei mlei mtih mse\ yang hruê, kiê ngan mse\ luêh ksua, “ô\ mta mngac mse\ mtu\ suê` tlam. [1, tr. 116]

(Da nàng trắng như mặt trời, chân tay như lông nhím, mắt sáng như

những ngôi sao sáng nhất ban đêm.)

Tiểu kết chương 2

Với cái nhìn khái quát hóa về cấu trúc câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê trên bình diện kết học, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đây:

- Cấu trúc cơ sở của câu quan hệ so sánh thường gồm các yếu tố: chủ ngữ - vị tố so sánh - bổ ngữ, trong đó chủ ngữ và bổ ngữ thường do hai tham thể

quan hệ hiện thực hóa mà thành, còn quan hệ thì lại được hiện thực hóa trong vai trò của vị tố.

- Chủ ngữ là yếu tố mang quan hệ so sánh được ấn định bởi vị tố nêu quan hệ so sánh. Còn bổ ngữ là yếu tố được ấn định bởi vị tố quan hệ so sánh, nó là thành phần câu làm rõ nghĩa cho quan hệ so sánh được nêu ở vị tố. Chủ ngữ được cấu tạo đa dạng bằng danh từ (cụm danh từ chính phụ), động từ (cụm động từ chính phụ), tính từ (cụm tính từ chính phụ), đại từ và cũng có thể diễn đạt bằng một câu bao bị. Đối với bổ ngữ, tình hình cũng tương tự. Trong câu, bổ ngữ cũng diễn đạt bằng danh từ (cụm danh từ chính phụ), động từ (cụm động từ chính phụ), tính từ, đại từ hoặc câu bị bao.

- Vị tố quan hệ so sánh phải là những từ có chứa nét nghĩa quan hệ nêu thuộc tính và là yếu tố chính của câu về phương diện nghĩa cũng như phương diện cú pháp. Từ làm vị tố quan hệ so sánh gồm từ chỉ quan hệ so sánh không dùng độc lập và tính từ có ý nghĩa quan hệ so sánh. Cần phân biệt vị tố quan hệ so sánh (chức năng cú pháp chính trong cấu trúc cú pháp của câu) với từ loại diễn đạt vị tố so sánh.

- Ngoài ra, còn có những bộ phận không thuộc cấu trúc cú pháp mà nằm ngoài cấu trúc của câu quan hệ so sánh, chúng là những thành phần biệt lập. Sự xuất hiện của các thành phần biệt lập – Biệt tố tình thái, liên tố, phần phụ chú giúp cho câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê được đầy đủ hơn về mặt ý nghĩa, sinh động hơn trong cách thức diễn đạt.

Trên bình diện kết học, câu quan hệ so sánh có thể phân biệt thành dạng câu đơn, câu phức và câu ghép. Dù ở kiểu cấu tạo ngữ pháp là câu đơn, câu phức hay câu ghép có quan hệ so sánh thì vẫn phải đảm bảo được nòng cốt của câu là nòng cốt quan hệ so sánh.

Chương 3

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC – NGHĨA HỌC DỤNG HỌC (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w