Quan hệ so sánh

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC – NGHĨA HỌC DỤNG HỌC (Trang 73)

a. Từ làm vị tố quan hệ so sánh

3.1.2.Quan hệ so sánh

Quan hệ so sánh là lõi của sự tình QHSS. QHSS được đánh dấu, khi hiện thực hóa trong câu, thường biểu thị bằng các vị tố. Kết quả khảo sát cho thấy, hệ thống các vị tố biểu thị QHSS trong sử thi Êđê cũng khá phong phú.

Nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê cho thấy, quan hê so sánh có thể được chia thành các loại sau:

- Loai quan hệ so sánh với nghĩa “ngang bằng hoặc tương đồng”. Nhóm quan hệ so sánh này, khi được hiện thực hóa trong câu, thường dduowwcj biểu thị bằng các vị tố quan hệ sau: mse\(như), si(như), djo\ (như), mđơr(bằng), đơ(bằng), ho\ng(bằng), mtăp(bằng), mnông (mnhông,nông) (bằng). Ví dụ:

(159) Asei mse\ êmah… [1, tr. 104] (Người như vàng… )

(160) Dlăng boh tih êbơr mse\ guôr êbua, boh pha kô\ mse\ mla êman, tian aneh pih mse\ hla mdiê, kngan grô` mse\ luêh ksua, “ô\ mta mngac mse\

mtu\ suê` tlam. [1, tr. 106]

(Trông bắp chân trơn như sống lá môn, đùi trắng như ngà voi, bụng dưới mỏng như lá lúa, tay thon như lông nhím, ánh mắt lấp lánh như ngôi sao ban đêm.)

Điều đáng lưu ý ở sử thi Êđê, trong câu quan hệ so sánh là có một số vị tố đa nghĩa. Đây là những vị tố cùng hình thức ngữ âm nhưng lại biểu thị nghĩa khác nhau. Chẳng hạn các vị tố: hmao, knar, mtăp, nông vừa có nghĩa là ngang bằng hoặc tương đồng lại vừa có nghĩa “sánh được, sánh bằng”, cụ thể là các vị tố: hmao(bì kịp), mtăp(sánh bằng), nông (sánh bằng). Ví dụ:

(161) Tar Êđê kơ dlông, Mnông Bih kơ gu\, tar yu\ ngo\ amâo mâo pô

mtăp Ø, găp djuê `u amâo mâo pô hmao lei . [1, tr. 86]

(Khắp người Êđê trên cao, người Mnông Bih dưới thấp, khắp tây đông không ai sánh bằng, họ hàng cũng không ai bì kịp vậy.)

Loại quan hệ so sánh với nghĩa ngang bằng, tương đồng ngoài việc được biểu thị bằng một vị tố quan hệ, còn có thể được biểu thị bằng tổ hợp các vị tố quan hệ so sánh như: kdrưh nik(giống hệt), bi kdrăng (ngang, sánh), mse\ si(giống như, như là).

(162) Asei mlei mse\ si tuh ho\ng đ^ng, hl^ng ho\ng pra\, am^ ama di `u “a\ ho\ng khăn sut khăn drê mnga [1, tr. 104]

(Người như là đúc trong ống, đổ bằng bạc, mẹ cha ẵm bằng khăn sút, khăn đrê thêu hoa.)

(163) Bi asăp mlăp blu\ kdrưh nik êwa cing Lao. [1, tr. 74] (Còn tiếng nói giống hệt tiếng chiêng Lào.)

- Loại quan hệ so sánh với nghĩa “ở mức cao trên cái so sánh”. Loại quan hệ so sánh này khi được hiện thực hóa trong câu thường được biểu thị bằng các vị tố quan hệ sau: h^n(hơn). Ví dụ:

(164) Tiê boh o\ng knhông h^n kơ aduôn o\ng đưm.[1, tr. 114] (Con còn ngàng tàng hơn cả bà con xưa.)

(165)Tơ cô kâo nao hlăm gu\, ai êgao h^n kơ êmông. [1, tr. 114] ( Khi cháu ta ở dưới đất, sức cháu ta hơn hẳn sức cọp.)

Như vậy, để biểu thị ý nghĩa tương đồng (như, bằng) người Ê đê sử dụng khá nhiều vị tố, nhưng tiêu biểu nhất vẫn là các vị tố mang ý nghĩa “như, giống như” được thể hiện qua các từ: mse\, si, djo\, mse\ si. Những vị tố còn lại được sử dụng không nhiều, trong số đó có những từ có sự khác biệt trong cách dùng: mđơr thường dùng khi so sánh về hình thức và trọng lượng,

đơ thường dùng để so sánh kích thướt, mtăp-nông thường dùng để so sánh theo chiều cao - chiều dài.

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC – NGHĨA HỌC DỤNG HỌC (Trang 73)