a. Từ làm vị tố quan hệ so sánh
3.1.3. Tham thể bắt buộc Tương quan ngữ nghĩa giữa 2 tham thể bắt buộc trong câu quan hệ so sánh
bắt buộc trong câu quan hệ so sánh
Qua các câu quan hệ so sánh, người Êđê thường hay sử dụng sự liên tưởng để so sánh: vật được so sánh (vật, người hay một, một số đặc điểm nào đó của nó) với vật dùng để so sánh (có thể là người, có thể không). Sự so sánh, “liên hệ mảng này với mảng kia” của đời sống tộc người Êđê được cụ thể hóa bằng hai tham thể bắt buộc trong câu quan hệ so sánh ở sử thi Êđê.
Chẳng hạn, cùng chỉ các bộ phận trên cơ thể, người Êđê dùng các tham thể dù ở vai trò là TĐSS hay TDĐSS cũng rất phong phú để miêu tả.
Ví dụ, khi miêu tả về _ô\ (khuôn mặt) người Êđê so sánh hình dáng của nó với boh mnu\ (quả trứng gà):
(166) _ô\ blô mse\ boh mnu\ [1, tr. 130] (Khuôn mặt trái xoan như quả trứng gà)
Khi miêu tả về mlâo mu` (râu mép) thì so sánh kích thướt của nó với guôl
êđang(sợi móc):
(167) Mlâo mu` đơ guôl êđang. [1, tr.17] (Râu mép bằng sợi móc.)
Còn miêu tả về boh pha (đùi), người Êđê so sánh màu sắc của nó với mla
êman(ngà voi):
(168) Boh pha kô\ mse\ mla êman. [1, tr. 106] (Đùi trắng như ngà voi.)
Qua khảo sát 172 đơn vị so sánh là những nòng cốt câu quan hệ so sánh, chúng tôi tìm hiểu mối tương quan ngữ nghĩa giữa người, vật, việc được so sánh với đối tượng được đem ra so sánh trong sử thi Êđê. Những đặc điểm thường được liên tưởng, so sánh trong sử thi Êđê là những đặc điểm bên ngoài như: hình thức, vị thế xã hội, hành động, màu sắc, kích thước…và những thuộc tính này đã phản ánh “cái thế giới kinh nghiệm” phong phú của người Êđê trong đời sống. Có thể phân loại các đối tượng ở mỗi thể thành các nhóm chính sau: Thể được so sánh (%) Thể dùng để so sánh 1 . Chỉ con người: 111/172 (65%) a. Các bộ phận: 33/172 (19%) Chỉ con người: 56/172 (33%) a. Các bộ phận: 2/172 (1%)
Ví dụ: kiê ngan (chân tay), boh tih (bắp chân), boh pha (bắp đùi), ro\ng jơ\ng (mu bàn chân), tian aneh (bụng dưới), mlâo ala\ (lông mi), ala\ mta (đôi mắt), Mlâo mu` (râu mép), mlâo kang (râu hàm),
phu\n ksâo (bầu vú)…
b. Hành động, trạng thái: 46/172 (28%) Ví dụ: mnuih ju (người đen), hang asei mlei (người nóng), asei (thân hình), êbat hlăm êlan (đi trên đường), cah êbat (bước đi), kniêm mciêm (cho ăn), krao ưh ưh (miệng khừ khừ), mă kdrăp m’ iêng ao (biết chọn váy áo), djă ba ngăn (đem theo của cải)…
c. Các cá thể: 30/172 (17%)
Dăm Săn, ung (chồng), mô\ (vợ), Ih dua kâo (nàng với tôi), pô sah pro\ng ndro\ng ana (người tù trưởng nhà giàu lâu đời)…
b. Hành động, trạng thái: 24/172 (14%) Ví dụ: arăng kga(người ta chải),
arăng tlua (người ta chuốt), mnuih rua\ kjham (người ốm nặng), anak êdam êra nao djăt êa kbăng(trai gái đi giếng làng gùi nước), rông
adei(nuôi em), mnei anak (tắm cho con)…
c. Các cá thể: 30/172 (17%) Ví dụ: pô o\ng H’ ~^(bà chủ Hơ Nhị), amiêt (cậu),mô\ kâo phu\n (vợ cả của ta), mô\ kâo lăp (vợ têm trầu), mniê êra mrâo deh(cô gái con son)…
2 Động vật và bộ phận, hoạt động của chúng: 7/172 (4%)
Ví dụ: kbao(bò), êmô (trâu), êman (voi),
Kru aseh (dấu chân ngựa), Kru êman (dấu chân voi),
Động vật và bộ phận, hoạt động của chúng: 41/172 (24%) Ví dụ:
u\n(lợn), asâo(chó), muôr hdăm(mối kiến), mnu\ prang(gà xù lông),
mlang bâo(bồ chao vỗ cánh), prao hwiê (con rắn mây), ko\ mja(đầu
con chồn), ko\ asâo (đầu con chó),
luêh ksua (lông nhím), mla êman
(ngà voi), kan niăng (con cá măng),
hnuê (ong), hông (vò vẽ), adro\k ya\n bhang (bụng cóc mùa hè), jơ\ng êpan (chân rết), “la\ kmrơ\ng (ốc sên rừng), prao (con rắn), êmeh (con cọp), êmông (con tê giác)…
3 Thực vật: 4/172 (2%)
Ví dụ: ”ro\ng êgiêr (ngọn êgiêr), “ro\ng Tông lông (ngọn Tông Lông)
Thực vật: 18/172 (11%) Ví dụ: boh êyăn (quả mướp), tro\ng luê (quả cà), guôr êbua (sống lá môn), hla mdiê (lá lúa), tro\ng ksa
(cà chín),mnga ring dơ\ng (hoa ring đơng), guôl êđang (sợi móc),hwiê êpông (đọt song), mnga djam piêt(hoa dam piêt), mtei pha (gừng gié), êya pui(chuối hương), adhan “lô (cành blô), adhan ktơ\ng (cành klông), hla êsu\n (lá nén), kmu\n tôk
(quả dưa hấu)… 4 Hiện tượng tự nhiên: 2/172 (1%)
Ví dụ: klah adhan (cành (cây) toác), joh ana (thân (cây) gãy)
Hiện tượng tự nhiên: 32/172 (19%) Ví dụ: mđia\ (nắng), pui(lửa), grăm
(sấm), ang^n (gió), kmlia\p (sét),
kmla\ (chớp), knăm (đêm không trăng), kê` êrô(cầu vồng), dhul
(sương mù), hjan (mưa), yang hruê(mặt trời), mtu\ (ngôi sao), mtu\
Triah (sao Hôm), mtu\ Tu\r (sao Mai), yang mlan (mặt trăng)… 5 Thuộc tính: 25/172 (15%)
Ví dụ: hlơr (nóng), rua\ (đau), rui (ngấm),
mmih (ngọt), “ha\ “huôr (ùn ùn), kô\
(trắng), guh(lộng lẫy), ang (ngời sáng),
kmhun kmhiên (khép nép), kmheh kmhun
(khúm núm), mhiu mhao (nghênh nghênh), A`I a`ô (mềm mại)…
Thuộc tính: 5/172 (3%)
Ví dụ: êku\t (vắng), knuê(cũ),
hđăp(xưa)…
6 Vật dụng sinh hoạt: 7/172 (4%)
Ví dụ: ê`an (cầu thang),K”u\ng k”iê (nồi bung nồi bảy), klei cing char (dây cồng chiêng), mrai k`^ hrah (chỉ vàng đỏ), Cing lu char lu (chiêng lắm la nhiều), tê\c
(chông lớn), hda (chông nhỏ)…
Vật dụng sinh hoạt: 9/172 (5%) Ví dụ: diăn ê’un (mồi sáp),
kpo\ mrai(dây kpọ mrai), kpo\ mtru\n(dây kpọ mtrun), ceh tang (ché
tang), ceh tuk (ché tuk), hlo\ng (cồng hlong), bưng brô\ (cái bầu đàn brộ), tiông (ống tên), “răm(mũi tên), cing Lao (chiêng Lào)…
7 Các sự vật khác: 8/172 (5%)
Ví dụ: Sang (nhà), buôn êkei Dăm Săn
(làng Đăm Săn), wao (bộ ve diều), hđeh (đứa trẻ)…
Các sự vật khác: 11/172 (6%) Ví dụ: êa kê\c kam(thuốc độc), bâo tâo kniêr(đá mọc), kbuă (mớ tơ),
tluôn êsu\ng (trôn cối giã gạo), êga
(sỏi), mnal(mớ giẻ rách), êmah
(vàng), dhia\r (chong chóng gõ mõ) …
8 Vũ khí: 8/172 (5%)
Ví dụ: khil (khiên), đao (đao), dio\
đao)…
Những số liệu trên cho thấy người Êđê dành một sự quan tâm lớn đến cái thực thể được đem ra tri nhận (TĐSS) là con người và các bộ phận của con người, hoạt động của con người (65%) và phần lớn liên tưởng đến những cái thực thể được dùng làm mốc, làm chuẩn cho sự so sánh chủ yếu là thuộc về con người (33%) và đặc biệt là thuộc về thế giới tự nhiên đa dạng, phong phú (44%).
3.1.3.2. Tương quan ngữ nghĩa giữa hai tham thể giữa hai tham thể bắt buộc
Là “quan hệ đối chiếu giữa một thực thể cần được tri giác, được nhận thức cho rõ với một thực thể được coi là mốc, là chuẩn để tìm ra sự tương đồng khác biệt giữa chúng” (xem [1, tr.82-94]), sự tình quan hệ so sánh thường đòi hỏi hai tham thể bắt buộc: thể được so sánh (thực thể cần được tri giác, được nhận thức cho rõ) và thể dùng để so sánh (một thực thể được coi là mốc, là chuẩn ). Xét ví dụ sau:
(169) Ê`ansi kê` êrô. [1, tr.62] (Cầu thang như cái cầu vồng.)
Ở ví dụ trên, có hai tham thể tạo nên một sự tình quan hệ so sánh (QHSS). Trong sự tình này, tham thể thứ nhất Ê`an (Cầu thang ) trong vai trò thực thể được đem ra để tri giác, nhận thức cho rõ gọi là thể được so sánh (TĐSS). Còn tham thể thứ hai kê` êrô (cái cầu vồng) trong vai trò thực thể được dùng làm mốc, làm chuẩn cho sự so sánh gọi là thể dùng để so sánh
(TDĐSS). Qua ví dụ trên cho thấy, là một mối quan hệ giữa các thực thể (vật thể), sự tình quan hệ so sánh nhất thiết phải có hai tham thể. Tham thể thứ nhất trong vai trò là thể được so sánh (TĐSS), còn tham thể thứ hai là thể dùng để so sánh (TDĐSS). Nếu chỉ có một tham thể thì quan hệ so sánh không được xác lập.
Nếu kí hiệu TĐSS là x, TDĐSS là a thì tương quan ngữ nghĩa giữa TĐSS và TDĐSS có thể được mô hình hóa như sau: “x được so sánh với a”
Nằm trong tương quan ngữ nghĩa như vây, TĐSS và TDĐSS không có khả năng nhận dạng lẫn nhau. Điều đó được thể hiện rõ trong sử thi Ê đê. Qua khảo sát ngữ liệu sử thi Êđê, trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu quan hệ so sánh, cùng một TĐSS nhưng tùy theo mục đích giao tiếp mà người nói có thể lựa chọn các TDĐSS khác nhau. Ví dụ:
(170) Tê\c si êga. [1, tr.46] (Chông lớn nhưsỏi cát.)
(171) Tê\c mse\luêh ksua. [1, tr.62] (Chông lớn nhưlông nhím.)
(172) Êdai kiê kngan mse\ mnu\ prang, mlang bâo. [1, tr.43] (Hai tay vung vẩy như con gà xu lông, con bồ chao vỗ cánh.) (173) Dai lăng kiê kngan mse\ hla êsu\n. [1, tr.74]
(Hai tay nàng đung đưa như lá nén …)
Và có khi, cùng một TĐSS nhưng lại cho chúng ta nhiều “đáp án” khác nhau về TDĐSS được thể hiện ở ngay trong một câu nhằm tạo ra một trường nghĩa miêu tả phong phú, ví dụ:
(174) Hbia kjuh m’iêng djhah djh^l mse\ hril tlang ma\, ktia\ tlang “ơ\ng … [1, tr. 150]
(Váy Hbia Kjuh tả tơi như con két diều tha, con vẹt điểu quắp…. )[1,tr. 150]. (175) Hmư\ si grăm ktla\, si hl^m hjan. [1, tr. 80] .
(Nghe nhưsấm gầm, nhưmưa đổ.)
(176) Asei dôk soh djo\ kmu\n tôk, djo\ prôk mnga, dlăng si duasitlâo mnuih. [1, tr.42].
(Họ ở trần như quả dưa gang, như con sóc hoa, trông như hai như ba người.)
(177) Myang brei mse\ amiêt kâo hđa, myang brei mse\ awa kâo hđăp. [1, tr. 121]
(Thiêng nhưông cậu tôi xưa, thiêng như ông bác tôi cũ.)
(178) Êsei hlăm kniêm mciêm mse\ u\n, êsei hlăm kniêm mciêm mse\
asâo. [1, tr. 136]
(Cơm trong máng cho ăn nhưlợn, cơm trong máng cho ăn như chó.) Đối TDĐSS tình hình cũng tương tự, cùng một TDĐSS nhưng người nói có thể lựa chọn các TĐSS khác nhau. Ví dụ:
(179) Mnăm kpiêsi amiêt `u đưm. [1, tr. 68] (Uống rượu cầnnhư cậu nó xưa.)
(180) Cing lu char lumse\ si amiêt `u đưm. [1, tr. 68] (Chiêng lắm la nhiều như cậu nó xưa.)
(181) Ê`ansi kê` êrô . [1, tr.62] (Cầu thangnhư cái cầu vồng.)
(182) _ô\ lu\n lê`mse\ kê` êrô. [1, tr. 130] (Mặt (nàng) rạng rỡ như cầu vồng.) (183) Đao `u kda si kê` êrô. [1, tr.48] (Đao hắn óng ánh như cái cầu vồng.)
Như đã biết, khi xuất hiện trong sự tình quan hệ so sánh, hai tham thể luôn nằm trong tương quan ngữ nghĩa so sánh. Điều này cũng có nghĩa, trong sự tình quan hệ so sánh, luôn luôn phải tồn tại hai tham thể trong sự tương tác qui định lẫn nhau về chức năng nghĩa để cùng nhau thiết lập nên mối quan hệ so sánh. Ví dụ:
(184) Êwa khil đao u\k ru\ksigrăm kmlă aru [1, tr. 79] (Tiếng khiên đao ầm ầm nhưsấm chớp giật.)
x a
( Một hơi chàng đibằng vạt lúa hdrô.) x a
Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, nằm trong tương quan ngữ nghĩa so sánh, TĐSS và TDĐSS có thể thuộc cùng phạm trù ngữ nghĩa với nhau như:
+ Cùng là người:
(186) Ơ nuê wơi, dlưh phu\n mnu\t, kdlu\t phu\n hra, tar Bih Mnông amâo mâo pô sah pro\ng ndro\ng ana đua kưn kdu\ng si ih [1, tr. 66]
(Ơ nuê ơi, cây đa không còn, cây klông đã đổ, khắp vùng Bih Mnông
không còn người tù trưởng giàu mạnh đầu đội khăn nhiễu vai mang nải hoa
nhưnuê.)
+ Cùng là vật:
(187) Kru asehmse\ jơ\ng êpan…k”u\ng k”iêmse\ “la\ kmrơ\ng. [1, tr.13] (Dấu chân ngựa nhưchân rết…nồi bung nồi bảynhư ốc sên rừng ) (188) “ô\ lu\n lê` mse\ kê` êrô, “ô\ blô mse\ boh mnu\, ala\ mta mngac bung bang mse\mtu\ suê` tlam [1, tr. 130]
(Mặt óng ánh như cầu vồng, mặt trái xoan như quả trứng gà, đôi mắt long lánhnhư ngôi sao sáng nhất ban chiều.)
(189) Ê`ansikê` êrô . [1, tr.62] (Cầu thangnhư cái cầu vồng.)
(190) Ti hma tac, dliê sac yao, êmô `u “hư rư si tro\ng ksa\, kbao `u “ha\ ra\ si boh tâo kniêr…[1, tr. 78]
(Khắp nơi, từ rừng làm rẫy đến rừng xúc cá, bò đỏ nhưcà chín, trâu đen
nhưđá mọc…)
(191) Knhal chiăm djo\ ku hwa,…[1, tr.46] ( Khăn bỏ múi như đuôi vượn,…)
(192) Êman `u hdiêr kăpsigrăm aru…[1, tr. 78] (Voi họ ré lênnhư sấm dậy…)
(193) Di ih rông brei di `u mse\ rông adei, mnei brei di `u mse\ mnei anak [1, tr. 138]
(Các ngài nuôi chúng nhưnuôi em, tắm cho chúngnhư tắm cho con.) (194) Klah adhan si ang^n ba, joh ana si ang^n đru\ng bhiung riung. [1, tr.55]
(Cành toác ranhư bão giật, thân gãynhưgió lốc xô.)
(195) Mnuih bhu\ si kto\ng, bho\ng si klap, `ap `ap si muôr hdăm, djă ba ngăn mse\ hnuê du\ chông, hông du\ mnga, mse\ anak êdam êra nao djăt êa kbăng. [1, tr.38]
(Người đông như bầy cà-tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến mối, (họ) đem theo của cải như ong đi chuyển nước, vò vẽ đi chuyển hoa,
nhưtrai gái đi giếng làng gùi nước.)
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hai tham thể này lại khác nhau về phạm trù ngữ nghĩa như:
+ Trường hợp TĐSS thuộc phạm trù người nhưng TDĐSS không thuộc phạm trù người, ví dụ:
(196) Asei “lir “lirmse\dio\ kmlu\ng. [1, tr.18] (Người (nàng) lấp lánhnhư đĩa khiên đồng.)
(197) Dlăng lăng mnuih “uk “uk kplu\k kplăk dôk buh. Mnuih ju\ si
knăm, tămsikbuă, “hă “huôr simuôr hdăm.[1, tr.40]
(Nhìn xem người nườm nượp tíu tít gieo trỉa. Người đen như đêm không trăng, đennhưmớ tơ đen vừa nhuộm, ùn ùn nhưkiến mối.)
(198) Hang asei mleimse\ hnuê kmruôt duc [1, tr. 139] ( Người nóng rannhưong bầu vàng đốt.)
(199) {ô\ mta si pruih êa cua\, si ria\ êa “a\l, kbao mcah păl amâo jho\ng găn ti ana\p. [1, tr.41]
(Mặt mũi như phun hơi men, như hầm trong nước vang, trâu tơ thấy cũng không dám đi qua trước mặt.)
(200) Anei boh tih djo\ arăng klia, boh pha djo\ arăng bi bo\ng, ro\ng jơ\ng djo\ ktu\ sa boh. [1, tr.42]
(Bắp chân họ như người ta trau, bắp đùi như người ta chuốt, mu bàn chân như những vì sao.)
+ TĐSS thuộc phạm trù sự việc nhưng TDĐSS không thuộc phạm trù các sự việc.
(201) Dja\ hna djo\ k”ang kyâo…[1, tr.46] ( Mang nỏ như nạng cây…)
(202) Ai tiêsiêman knô, êwa bhô bhôsi grăm arơ\ng [1, tr.47] (Sức nhưvoi đực, hơi thở ầm ầm tựasấm dậy.)
(203) Tiê boh o\ng knhông h^n kơ aduôn o\ng đưm [1, tr. 114] ( Con còn ngàng tànghơncả bà con xưa.) [1, tr. 139]
Có thể thấy, tương quan ngữ nghĩa giữa hai tham thể bắt buộc có vai trò rất quan trọng trong sự tình quan hệ so sánh. Nó xác định đặc trưng của sự tình cũng như qui định chức năng nghĩa của từng tham thể tham gia trong sự tình này.
Tương quan ngữ nghĩa giữa hai tham thể đã xác định bản chất của TĐSS và TDĐSS trong sự tình quan hệ so sánh. Nằm trong tương quan ngữ nghĩa “x được so sánh với a” để cùng nhau thiết lập một mối quan hệ so sánh, hai tham thể của sự tình quan hệ so sánh thực sự là tham thể quan hệ. Trong cấu trúc nghĩa biểu hiện, hai tham thể của sự tình quan hệ so sánh một mặt chịu sự ấn định, chi phối trực tiếp của vị tố so sánh nhưng mặt khác lại có sự tương tác qui định lẫn nhau về chức năng nghĩa, về cương vị trong sự tình.
Điều đó cũng có nghĩa, trong sự tình quan hệ so sánh, vị thế của quan hệ so sánh (lõi của sự tình quan hệ so sánh) có phần giảm đi. Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy trong nhiều trường hợp, khi được hiện thực hóa trong câu, mặc dù quan hệ so sánh không được đánh dấu (nghĩa là không có sự xuất hiện của vị tố quan hệ so sánh), chúng ta vẫn có thể xác định được bản chất, đặc trưng của sự tình quan hệ so sánh nhờ vào hai hai tham thể quan hệ và tương quan ngữ nghĩa giữa chúng. Điều này được thể hiện qua ví dụ sau:
(204) Ih Ø mtei sa boh, am^ ama pioh kơ mjch. [1, tr. 128] (Con Ø chuối một quả, mẹ cha giữ gìn làm giống.)
TĐSS TDĐSS
Có thể nói, sự tồn tại của hai tham thể (TĐSS và TDĐSS) cùng với sự tương quan ngữ nghĩa giữa chúng là một trong những đặc trưng ngữ nghĩa quan trọng nhất của sự tình quan hệ so sánh giúp ích cho chúng ta trong việc nhận dạng và sử dụng hiệu quả câu quan hệ so sánh trong hoạt động hành chức.
Bước đầu tìm hiểu về câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê và cách thức tri nhận người Êđê, chúng tôi rút ra một vài nhận xét như sau:
Thứ nhất, hình ảnh con người Êđê trong các câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê dù ở vai trò là TĐSS hay TDĐSS xuất hiện với đa tầng lớp, mang vẻ chân phương, hoang sơ nhưng không kém phần độc đáo, sinh động. Nổi bật hơn cả là những người anh hùng, người phụ nữ đẹp. Họ được miêu tả bằng hàng loạt câu quan hệ so sánh làm nổi bật các thuộc tính về vị thế xã hội, hành động, cử chỉ, vóc dáng đến các bộ phận trên cơ thể một cách cụ thể, lạ thường. Đặc biệt, người Êđê muốn xây dựng người anh hùng thành mẫu hình lí tưởng của cộng đồng bộ tộc nên các biểu thức so sánh miêu tả họ rất xuất chúng, phi thường ở mọi phương diện. Hành động và khát vọng của họ là khát vọng của một tù trưởng siêu phàm, họ là niềm tự hào, là khát vọng, là ước mơ, là sức mạnh muôn đời của bộ tộc.
Thứ hai, thế giới tự nhiên trong câu quan hệ so sánh thường đóng vai trò là làm chuẩn cho sự so sánh. Mọi biểu hiện của con người, mọi thanh âm của cuộc sống, mọi sự vật đều được người Êđê liên tưởng và cụ thụ thể hóa bằng các hình ảnh của thế giới thiên nhiên. Đó là một thế giới thiên nhiên đa sắc màu từ động vật, cây cối đến các hiện tượng, thiên thể nhưng lại rất đỗi gẫn gũi với với đời sống của người Êđê. Sở dĩ tộc người Êđê xưa kia gắn bó, gần gũi với thiên nhiên là do đời sống chủ yếu của họ là sản xuất nương rẫy, họ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên nên phải quan sát tỉ mĩ giới tự nhiên để điều độ cuộc sống của mình. Ngoài ra người Êđê còn khao khát chinh phục tự nhiên và bắt tự nhiên phục vụ cuộc sống con người. Với những lí do trên, dễ dàng nhận thấy hàng loạt hình ảnh dùng để so sánh là giới tự nhiên xuất hiện trong sử thi Êđê.
Thứ ba, người Êđê thường so sánh một thuộc tính với một sự vật cụ thể, có thể là người, vật, hiện tượng... Điểm tương đồng giữa thuộc tính với vật thể để so sánh chủ yếu là những đặc điểm về hình thức bên ngoài, nổi bật, dễ thấy.
Thứ tư, người Êđê cũng sử dụng các thực thể vốn là biểu tượng văn hóa trong vai trò các tham thể, đó là hình ảnh của con voi, của cồng chiêng. Các biểu tượng này có thể ở vai trò là TĐSS hay TDĐSS thì mỗi khi nó xuất hiện cũng cho thấy những giá trị văn hóa của tộc người nơi đây. Chẳng hạn hình ảnh con voi đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho sức mạnh và sự giàu có của người Êđê, hay âm vang của tiếng cồng, tiếng chiêng là niềm tự hào và là sự giao hòa giữa con người với thế giới thần linh, con người với thiên nhiên, con người với con người.
Thứ năm, trong nhiều trường hợp, trên thực tế, TDĐSS không có chung nét tương đồng với TĐSS nhưng vẫn được so sánh đối chiếu với nhau . Đó là
do người Êđê đã gán cho chúng những nét tương đồng và đặt chúng trong tương quan so sánh. Ví dụ:
(205) Mlâo mse\ mnal [1, tr. 147] (Lông như mớ giẻ rách….)
(206) Anei boh tih djo\ arăng klia, boh pha djo\ arăng bi bo\ng, ro\ng jơ\ng djo\ ktu\ sa boh. [1, tr.42]
(Bắp chân họ như người ta trau, bắp đùi như người ta chuốt, mu bàn chân như những vì sao.)
Hay có khi chúng lại có chung một đặc điểm là một lẽ thường, ai cũng