CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BÌNH DIỆN KẾT HỌC

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC – NGHĨA HỌC DỤNG HỌC (Trang 44)

a. Vấn đề loại hình các sự tình

CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BÌNH DIỆN KẾT HỌC

KẾT HỌC

2.1. Cấu trúc cú pháp cơ sở của câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê đê

Câu quan hệ so sánh, như đã trình bày, là câu mà nòng cốt biểu thị sự tình quan hệ so sánh (thường gồm quan hệ so sánh cùng hai tham thể quan hệ và có thể có một hoặc một số chu cảnh). Khi được hiện thực hóa trong câu, hai tham thể quan hệ so sánh thường trong vài trò chức năng chủ ngữ và bổ ngữ của câu, các chu cảnh (nếu có) thì đảm nhận các chức năng cú pháp của câu như đề ngữ, trạng ngữ. Riêng quan hệ so sánh (nội dung của sự tình so sánh) thì được hiện thực hóa trong vai trò vị tố so sánh của câu. Do đó, về mặt lí thuyết, các yếu tố bắt buộc có mặt trong câu quan hệ so sánh là: vị tố quan hệ so sánh, chủ ngữ và bổ ngữ. Các chức năng cú pháp này gắn với những chức năng nghĩa nhất định và được sắp xếp theo trật tự ổn định làm thành cấu trúc cú pháp cơ sở của câu quan hệ so sánh như sau:

CTCP Chủ ngữ Vị tố Bổ ngữ

CT NBH Thể được so sánh Quan hệ so sánh Thể dùng để so sánh Ví dụ Trẻ em như búp trên cành

Sau đây, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu cụ thể các thành phần câu: chủ ngữ, vị tố, bổ ngữ của câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê.

2.1.1. Chủ ngữ

Như đã biết, chủ ngữ của câu quan hệ so sánh là yếu tố mang quan hệ so sánh được ấn định bởi vị tố nêu quan hệ so sánh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong sử thi Êđê, chủ ngữ trong câu quan hệ so sánh thường ở vị trí ngay trước vị tố. Ở vị trí trước vị tố, chủ ngữ có thể đứng đầu câu khi không có các thành phần phụ ở phía trước. Ví dụ:

(51) K”u\ng k”iê mse\ “la\ kmrơ\ng. [1, tr.13] (Nồi bung nồi bảy như ốc sên rừng.)

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ở vị trí trước vị tố nhưng chủ ngữ không đứng ở đầu câu (trước chủ ngữ còn một số thành phần phụ khác như trạng ngữ, đề ngữ, tình thái ngữ). Ví dụ:

(52) Hik tlao, “ăng êgei `u si rah asăr mkai. [1, tr.17] (Hệch miệng cười, miệng chàng như gieo hạt dưa hấu.)

Nhìn chung, vị trí trước vị tố là vị trí thường thấy của chủ ngữ trong câu quan hệ so sánh ở sử thi Êđê. Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi không gặp trường hợp nào chủ ngữ thể đứng sau vị tố.

2.1.1.2. Đặc điểm từ loại và cấu tạo của chủ ngữ

Về mặt từ loại, kết quả khảo sát cho thấy, trong sử thi Êđê, chủ ngữ của câu quan hệ so sánh có thể là một danh từ, động từ, tính từ, đại từ. Xét về mặt cấu tạo, chủ ngữ có thể là một từ hoặc một cụm từ (cụm từ chính phụ, cụm từ chủ vị). Dưới đây là kết quả khảo sát chủ ngữ của câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê về phương diện từ loại và cấu tạo.

* Chủ ngữ là danh từ (cụm danh từ)

Chủ ngữ của câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê được diễn đạt chủ yếu bằng các danh từ chỉ sự vật cụ thể (tỉ lệ). Ví dụ:

(53) Mlâo mu`đơ guôl êđang, mlâo kang đơ hwiê êpông…[1, tr.17] (Râu mépbằng sợi móc, râu hàmbằng đọt song… )

(54) Kiê knganmse\ luêh ksua. [1, tr.33]

(Ngón tay như lông nhím.)

( Lông như mớ giẻ rách…)

Đồng thời, trong sử thi Êđê, cũng có một số trường hợp, trong vai trò chủ ngữ của câu quan hệ so sánh là các danh từ tổng thể (chỉ các sự vật gộp). Ví dụ:

(56) {ô\\ mta si pruih êa cua\, si ria\ êa “a\l, kbao mcah păl amâo jho\ng găn ti ana\p. [1, tr.41]

(Mặt mũi như phun hơi men, như hầm trong nước vang, trâu tơ thấy cũng không dám đi qua trước mặt.)

(57) Kju đao mse\ si “ro\ng... [1, tr.57] (Gươm giáonhư ngọn cây...)

Không chỉ được cấu tạo bởi các danh từ, chủ ngữ trong câu quan hệ so sánh còn được cấu tạo bằng cụm danh từ. Qua khảo sát ngữ liệu sử thi Êđê, chúng tôi nhận thấy trong trường hợp chủ ngữ được cấu tạo bằng cụm danh từ chính phụ thì thường cụm danh từ chính phụ này chỉ gồm phần trung tâm (có thể là danh từ chỉ sự vật hoặc là tổ hợp danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật) và phần phụ sau (chủ yếu là phần phụ sau hạn định, miêu tả). Ví dụ:

(58) Dio\ kmlu\ng djo\ pui cai. [1, tr.42] (Đĩa khiêng đồng như ánh đèn chai.) (59) Anei boh tihdjo\ arăng klia…[1, tr.42] ( Bắp chân họ như người ta trau…)

(60) Klei cing charsi prôc wa\k wai, mrai k`^ hrahsi mnga djam piêt. [1, tr.51] (Dây cồng chiêng như mạng nhện, chỉ vàng đỏnhư hoa dam piêt.) (61) Mtih k`^ si mnga ring dơ\ng; jơ kô\ si jo\ng tlang. [1, tr.74]

(Bắp chân vàng như hoa ring đơng; cẳng chân trắng như cẳng chim diều.)

Chủ ngữ trong câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê được diễn đạt bằng động từ không nhiều, chủ yếu là động từ ngoại hướng và nội hướng (tỉ lệ). Ví dụ:

(62)… Rua\mse\ pui, ruimse\ êa kê\c kam. [1, tr. 112] (…Đau như lửa, ngấmnhư thuốc độc.) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong vai trò chủ ngữ của câu quan hệ so sánh ở sử thi Ê đê, cũng giống như cụm danh từ, cụm động từ chính phụ cũng có động từ giữ vai trò làm trung tâm, phần trước và phần sau động từ trung tâm do các thành tố phụ đảm nhận. Phần trung tâm của cụm động từ chính phụ làm chủ ngữ trong câu quan hệ so sánh nổi bật là các động từ ngoại hướng. Ngoài ra, còn có động từ nội hướng. Ví dụ:

(63) Ghat toh krohdjo\ boh êyăn. [1, tr.37] (Động từ ngoại hướng) (Múa lạch xạchnhư quả mướp khô.)

(64) Ơ “uôn du\m anei, gu\k brei mse\ u\n, kru\n brei mse\ bê! Nga\ bi hgu bi hgêmse\ kmla\ mlam . [1, tr.54] ( Động từ ngoại hướng)

(Bớ tất cả làng ta, hãy dũi như lợn, hãy báng như dê! Làm tới tấp như

chớp giật trong đêm tối.)

(65) B rei “ơ\ng hua\mse\ u\n asâo anăn.[1, tr. 137] (Động từ ngoại hướng) (Cho ăn như lợn chó vậy.)

(66) Êbat djhin djhuôn mse\ mnuih duam mrâo.[1, tr. 142] (Động từ nội hướng)

(Đi lom khom như người mới ốm.) * Chủ ngữ là tính từ (cụm tính từ)

Chủ ngữ là tính từ thường nêu lên đặc điểm, tính chất của sự vật. Đó có thể là tính từ chỉ tính chất bên ngoài hoặc bên trong của sự vật hiện tượng. Ví dụ:

(67) Tơ o\ng pro\ng, hlơr mse\ mđia\, rua\ mse\ pui, rui mse\ êa kê\c kam. [1, tr. 112]

(Khi con lớn, nóngnhư nắng, đau như lửa, ngấm như thuốc độc.) (68) …Kmhun kmhiên si diăn ê’un, kmheh kmhun si hmlei ênuôn. [1, tr.13]

(… Khép népnhư cái mồi sáp, khúm númnhư con cúi bông)

(69) Anei H’ ~^ hriê, kơ gah. A`i a`ô mse\ adhan “lô klah “ro\ng, a`ing a`o\ngmse\ adhan ktơ\ng klah ana.[1, tr.43] (Tính từ)

(Hơ Nhị đi ra nhà khách. Mềm mại như cành Blô lả ngọn, lả lướt như

cành klông lìa gốc.)

(70) …Kplu\k kplăkmse\ dhul aguah [1, tr. 48] (Dồn dậpnhư sương sớm.)

(71) Mhiu mhao mse\ prao hla\m “ăng, mhiung mhia\ng mse\ êmeh hda\m dhông, êmông hla\m tra\p [1, tr.60] (Tính từ)

(Nghênh nghênh như con rắn trong hang, ngang ngang như con cọp trong đầm, con tê giác trong thung.)

Ngoài ra, chủ ngữ trong câu quan hệ so sánh ở tiếng Êđê còn được cấu tạo bằng cụm tính từ chính phụ, ví dụ:

(72) Ciăng bi cô hmei siam mniê mse\ yang hruê, siam êkei mse\ si

yang mlan…[1, tr. 114]

(Muốn cháu ta đẹp gáinhư mặt trời, xinh trai như mặt trăng…)

* Chủ ngữ là đại từ

Kết quả khảo sát cho thấy, đại từ làm chủ ngữ trong câu quan hệ so sánh ở sử thi Êđê chủ yếu là đại từ xưng gọi. Đại từ xưng gọi “là các từ dùng để tự xưng đối với mình (xưng) và gọi đối với người khác (gọi) trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, để biểu thị tính chất của các mối quan hệ với nhau” [1, 154]. Trong câu quan hệ so sánh, hai đại từ kâo (tôi, tao) và Ih (mày) thường đi cặp với nhau trong giao tiếp và có thể xưng gọi cho hầu hết mọi đối tượng.

Do đó, cặp đại từ này thường đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu quan hệ so sánh.

(73) Anei, amai ah,si lei ih anei mse\ ho\ng amâo mâo ung mơh! [1, tr.24] (Này, chị à, sao chị cứ như gái không chồng vậy!)

(74) Ih dua kâomtăp tiông mnhông “răm, knăm ung mô\... [1, tr.76] (Nàng với tôi bằng ống tên bằng mũi tên, xứng đôi vợ chồng...) * Chủ ngữ là một cụm chủ vị

Ở câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê, ngoài các thành phần làm chủ ngữ của câu như danh từ (cụm danh từ chính phụ), động từ (cụm động từ chính phụ), tính từ (cụm tính từ chính phụ) hay đại từ thì chủ ngữ của câu vẫn có thể được cấu tạo là một cụm chủ - vị. Loại cụm này có hình thức giống câu đơn bình thường nhưng không dùng độc lập, không có ngữ điệu kết thúc. Do đó, chúng chỉ trong vai trò là thành phần câu hay thành tố trong cụm từ. Ví dụ:

(75) Asei dôk du\n si prôk mnga…[1, tr.47] (Hắn ngồi thu lu giống con sóc hoa…) (76) Đao `u kda si kê` êrô. [1, tr.48] (Gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng.)

(77) Anei ghat toh krohsi boh ê yăn. [1, tr.49] (Khiên này lạch xạchnhư quả mướp khô.) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(78) Ala\ mta bui rui mse\ kbao knô. Asăp `u blu\ tlao co\ng bha\ng ra\ng si gra\m đah . [1, tr. 86]

(Mắt gầm gầmnhư trâu đực. Tiếng chàng nói cười oang oang như sấm dạy sét gầm.) Như vậy, chủ ngữ trong câu quan hệ so sánh được cấu tạo khá phong phú nhằm biểu hiện mọi sự vật, hiện tượng cũng như hoạt động, tính chất của đời sống con người trong sử thi Êđê.

Ngày nay, khi ngôn ngữ học hiện đại chủ trương nghiên cứu câu trên ba bình diện vừa độc lập vừa tương tác lẫn nhau là ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng thì việc xác định lại các chức năng cú pháp (các thành phần câu) trong cấu trúc cú pháp của câu cho phù hợp với việc xem xét cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu (trên bình diện nghĩa) và cấu trúc thông báo của câu (trên bình diện ngữ dụng) là một việc làm cần thiết). Theo hướng nghiên cứu này, các nhà Việt ngữ học có xu hướng phân biệt hai chức năng cú pháp là vị tố và bổ ngữ trong vị ngữ. Thuật ngữ vị tố mà chúng tôi dùng trong luận văn là theo quan điểm này, phân biệt với một số giáo trình ngữ pháp coi vị tố là chức năng nghĩa của câu trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC – NGHĨA HỌC DỤNG HỌC (Trang 44)