a. Từ làm vị tố quan hệ so sánh
2.1.2. Các thành phần câu khác của câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê
Trong sử thi Êđê, thành phần bổ ngữ đa phần được nối với vị tố quan hệ so sánh một cách trực tiếp. Đôi khi, do sự chi phối của vị tố quan hệ so sánh, do sự chi phối của nhịp điệu câu nói, do mục đích thông báo mà bổ ngữ có thể nối gián tiếp (thông qua quan hệ từ).
(129) Dio\ khil `u w^l si ko\ mkao, đao `u kda si yang hruê. [1, tr.47] (Bổ ngữ được nối trực tiếp với vị tố so sánh)
(Khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn ánh như mặt trời. )
(130)Tiê boh o\ng knhông h^nkơ aduôn o\ng đưm. [1, tr. 114](Bổ ngữ được nối gián tiếp với vị tố so sánh thông qua phụ từ kơ)
(Con còn ngàng tàng hơn kơ bà con xưa.)
2.1.2. Các thành phần câu khác của câu quan hệ so sánh trong sử thiÊđê Êđê
Như vậy, do phản ánh quan hệ đối chiếu giữa một thực thể cần được tri giác, được nhận thức rõ với một thực thể được đưa ra làm chuẩn, làm mốc nên câu quan hệ so sánh, về mặt lí thuyết, ngoài vị tố quan hệ so sánh (VTSS) bắt buộc phải có chủ ngữ (CN) và bổ ngữ (BN). Ba yếu tố này - vị tố, chủ ngữ và bổ ngữ là những thành phần chính của câu làm nên cấu trúc cơ sở của câu nhằm diễn đạt sự tình so sánh được nói đến trong câu. Ngoài ra, trong câu quan hệ so sánh còn có các thành phần câu khác như đề ngữ (ĐN), trạng ngữ (TN), các thành phần phụ khác có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trong câu.
Kết quả khảo sát trên ngữ liệu cho thấy, trong sử thi Ê đê, ở câu quan hệ so sánh, ngoài các thành phần câu chính như chủ ngữ, vị tố, bổ ngữ, cũng có sự hiện diện của các thành phần phụ.
2.1.2.1.Đề ngữ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong sử thi Êđê, đề ngữ trong câu quan hệ so sánh chủ yếu là bộ phận nằm trong nghĩa diễn đạt sự tình so sánh của câu, khi phần câu sau nó không có yếu tố lặp lại (đề ngữ được in nghiêng).
(131) Hla đ^, wao m`ê wôk rôk mse\ char ana. [1, tr. 120] (char ana nên dịch là "thanh la cái / to/ đầu đàn)
(Diều lên, cái ve diều kêu vi vu như thanh la cái (cái cồng lớn nhất trong dàn cồng chiêng Êđê).)
(132) Anei hua\ sa “ăng pah đơ ko\ mja, sa “ăng ba đơ ko\ asâo…[1, tr. 44] (Ăn này bốc một miếng bằng đầu con chồn, đút một miếng bằng đầu con chó…)
(133) {ro\ng êgiêr amâo mâo pô bi nông, “ro\ng klông amâo mâo pô bi
mtăp, săp blu\ tlao amâo mâo pô bi knar, tar lăn ala kăn mâo pô bi mđơr.
[1, tr. 113]
(Ngọn êgiêr không ngọn nào sánh kịp , ngọn klông không ngọn nào
sánh tày, tiếng nói tiếng cười không ai giống,khắp mặt đất không ai bằng.) (134) Hlăm cư\ ”ro\ng êgiêr amâo pô bi nông; hlăm dlông “ro\ng Tông lông amâo pô mtăp. [1, tr. 114]
(Trong rừng ngọn êgiêr không ngọn nào sánh kịp; trong thung ngọn Tông Lông không ngọn nào so bằng.)
2.1.2.2. Trạng ngữ
Trạng ngữ trong câu quan hệ so sánh khá đa dạng. Nó không phải là thành phần câu chịu sự phối ấn định trực tiếp của vị tố so sánh như chủ ngữ
và bổ ngữ. Trạng ngữ thường bổ sung ý nghĩa về tình huống, ngữ cảnh cho sự tình quan hệ so sánh được phản ánh trong câu. Ví dụ:
(135) Tơ cô kâo nao hlăm gu\ (Khi cháu ta ở dưới đất)
ai êgao (sức cháu ) h^n ( hơn ) kơ êmông (cả sức cọp) CT CP TN CN VT BN CT NBH CC: Thời gian TĐSS QHSS TDĐSS [1, tr. 114] (136) Tar mniê “uôn sang
(Khắp cả xóm làng)
amâo mâo pô (không có ai) Mse\ si (như) `u (nàng) CTCP TN CN VT BN CTNBH CC: Địa điểm TĐSS QHSS TDĐSS [1, tr. 43] (137) Hik tlao, (Hệch miệng cười,) “ăng êgei `u (miệng chàng) Si (như)
Rah asăr mkai (gieo hạt dưa hấu)
CTCP TN CN VT BN
CTNBH CC: Cách thức TĐSS QHSS TDĐSS [1, tr. 17]
2.1.2.3. Các thành phần biệt lập của câu quan hệ so sánh
Các thành phần câu như chủ ngữ, vị tố, bổ ngữ, đề ngữ và trạng ngữ là những bộ phận nằm trong cấu trúc cú pháp của câu quan hệ so sánh. Ngoài những thành phần câu đó, trong câu quan hệ so sánh còn có thể xuất hiện những bộ phận không thuộc cấu trúc cú pháp của câu, nằm ngoài cấu trúc của câu, chúng là những thành phần biệt lập. Các thành phần biệt lập gồm có:
a. Biệt tố tình thái
“Biệt tố tình thái là bộ phận không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu, và nhìn trong toàn bộ, nó không chiếm một vị trí xác định trong câu” [3,
tr. 45]. Nó xuất hiện nhằm “nêu cái ý nghĩa về quan hệ của người nói đối với người nghe và đối với sự việc được diễn đạt trong câu” [3, tr. 45].
Biệt tố tình thái trong câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê chủ yếu là tình thái chỉ thái độ, cách đánh giá đối với sự tình quan hệ so sánh được diễn đạt trong câu và tình thái chỉ thái độ của các vai giao tiếp trong lời hội thoại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong sử thi Ê đê, ở câu quan hệ so sánh thường xuất hiện các loại tình thái sau:
- Tình thái gọi đáp, ví dụ:
(137) Ơ êman, ơ êmiên… êman knhông si pô o\ng H’~^! [1, tr. 26] (Ớ voi, Ớ voi… mày ngang tàng như bà chủ Hơ Nhị của mày!) - Tình thái ý kiến, ví dụ:
(138) Ai “uôn anei, hlăp kâo mse\ “un “an! [1, tr.20] (Gớm thật làng này, giỡn ta như con mụ nghèo hèn.) - Tình thái khẳng định, ví dụ:
(139) Anei, amai ah,si lei ih anei mse\ ho\ng amâo mâo ung mơh! [1, tr.24]
(Này, chị à, sao chị cứ như gái không chồng vậy!) b. Liên ngữ
Liên ngữ (yếu tố liên kết câu) là bộ phận không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu chứa nó, vị trí thường gặp của liên tố là đứng trước cấu trúc của câu, đôi khi cũng được đặt sau chủ ngữ và trước vị ngữ. “Liên tố là phương tiện liên kết câu rõ nhất, được dùng nối câu chứa nó với câu khác trong cùng văn bản (có thể nằm trong những đoạn văn, những bộ phận khác nhau), hoặc gắn câu chứa nó với tình huống bên ngoài câu )” [3, tr.51]. (Phần này nên chuyển lên chương 1, phần trình bày về các thành phần câu)
Ở câu quan hệ so sánh, trong sử thi Êđê, liên ngữ thường được thể hiện bằng các từ bi (còn),tơ (nếu), Kơyua dah (bởi vì)…
(140) ~u amâo lui, đa mcah cư\ dua trăn, lăn dua blư\, mnư\ gung khô dua blư\ dlưh, ih m^n lăng be\. Bi ayo\ng dê, êsei hlăm kniêm mciêm mse\ u\n, êsei hlăm kniêm mciêm mse\ asâo…[1, tr. 136]
(Chúng không bỏ nhau, núi một lần nữa vỡ, đất một lần nữa nổ, cái rào chắn bẫy mang cũng hai lần sập đổ, em thử nghĩ xem. Còn riêng anh, cơm trong máng cho ăn như lợn, cơm trong máng cho ăn như chó...)
(141) Ơ hbu\, am^ bi anăn o\ng H’ Lui! Tơ o\ng tu\, mnăm êa nguôm mdơ\ng, ke\ đơ\ng tloh, tiê boh o\ng knhông hi\n kơ aduôn o\ng đưm.[1, tr. 114]
(Ơ con gái cưng, mẹ đặt cho con cái tên Hơ Lui vậy! Nếu con bằng lòng, uống nước sương mai, cắn đứt cái dùi, tim con ngang tàng hơn kơ ông bà xưa.)
(142) O\ng dua kâo yang bi cuôp kmu\n tuk hlăk bi mnga, kmu\n êa adiê suê, Adiê bi cuôp êkei dua mniê mơ\ng êrah ka thu ti ko\, Kơyua dah Ø
mtăp tiông mnhông “răm, ung bi mđơr leh “ô\, mô\ bi mđơr leh adhei.[1, tr. 81]
(Anh với tôi được Giàng kết thành đôi từ khi bí mới ra hoa, dưa vừa đậu quả, Trời xe tơ kết tóc cho hai chúng ta từ khi máu trên đầu còn chưa khô,
Bởi vì Ø bằng ống tên bằng mũi tên, chồng bằng mặt, vợ bằng trán.) c. Phần phụ chú
Ngoài ra, phần phụ chú cũng là một bộ phận của câu quan hệ so sánh. “Phần phụ chú có thể nằm trong hoặc không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu chứa nó, với chức năng nghĩa là làm sáng tỏ thêm phương diện nào đó có liên quan đến nghĩa của câu ”[3, tr. 53]. Nhờ có phần phụ chú giúp chúng ta hiểu rõ hơn, hiểu đúng hơn mối quan hệ nêu thuộc tính của hai tham thể trong câu quan hệ so sánh.
(143) Ơ hơih, ơ H’ ~^, ih dua kâo mtăp tiông mnhông “răm, knăm ung mô\… [1, tr. 76]
(Ơ Hơ Nhị ơi, nàng với ta bằng ống tên bằng mũi tên, xứng đôi vợ chồng…) (144) Ơ nuê wơi, dlưh phu\n mnu\t, kdlu\t phu\n hra, tar Bih Mnông amâo mâo pô sah pro\ng mdro\ng ana đua kưn kdu\ng si ih [1, tr. 66]
(Ơ nuê ơi, cây đa không còn, cây klông đã đổ, khắp vùng Bih Mnông không còn người tù trưởng giàu mạnh đầu đội khăn nhiễu vai mang nải hoa nhưnuê.)
(145) Kâo Ø mnu\ “uôn mrâo căt êruê kliê, Ø mnu\ dliê mrâo căt êruê kcăm, ka arăng ktrăm, êlâo joh siap [1, tr. 49]
(Ta Ø gà làng mới mọc cựa gai, Ø gà rừng mọc cựa êchăm, chưa ai giẫm, cánh gãy trước.)
Như vậy, xét về phương diện cấu trúc, câu quan hệ so sánh trong tiếng Êđê bao gồm các thành phần chính (chủ ngữ, vị tố, bổ ngữ), các thành phần phụ (trạng ngữ, đề ngữ) cùng các thành phần biệt lập (tình thái, liên ngữ, phụ chú). Tuy nhiên, qua khảo sát ngữ liệu sử thi Êđê cho thấy, trong một số trường hợp, do sự chi phối của một số yếu tố thuộc bình diện ngữ dụng như mục đích nói, tình huống, hoàn cảnh nói năng…, vị tố, bổ ngữ, chủ ngữ có thể vắng khuyết trong câu quan hệ. Ví dụ:
(146) Jh^ng r^ng Ø mnu\ joh pha, jhua rua Ø mnu\ joh siap. [1, tr.37] (Khuyết vị tố)
(Khập khiễng Ø gà gãy cánh, lảo đảo Ø gà gãy chân…)
(147) Tar Êđê kơ dlông, Mnông Bih kơ gu\, tar yu\ ngo\ amâo mâo pô mtăp Ø, găp djuê `u amâo mâo pô hmao lei. [1, tr. 86] (Khuyết bổ ngữ)
(Khắp người Êđê trên cao, người Mnông Bih dưới thấp, khắp tây đông không ai sánh bằng Ø , họ hàng cũng không ai bì kịp vậy.)
(148) Asăp `u tlao Ø knah hlo\ng. [1, tr. 74] (Khuyết vị tố) (Tiếng nó cười Ø tiếng cồng hlong.)
(149) Siam mniê yang brei sah, siam mniê yang brei mdro\ng, tar ro\ng lăn kăn mâo pô bi knar Ø. [1, tr. 116] (khuyết bổ ngữ)
((Hbia Ling Pang) Đẹp gái thần cho cái sang, đẹp gái thần cho cái giàu, khắp mặt đất chẳng ai sánh kịp Ø.)
Những trường hợp vắng, khuyết này, nếu dựa vào ngữ cảnh (những câu đi trước và đi sau), dựa vào tình huống nói năng, chúng ta vẫn có thể khôi phục lại một cách chính xác, khách quan. Sự hiện thực hóa cụ thể của câu quan hệ so sánh sẽ được trình bày ở chương 3.