Khả năng hiện diện các yếu tố của sự tình quan hệ so sánh trong câu

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC – NGHĨA HỌC DỤNG HỌC (Trang 90)

a. Từ làm vị tố quan hệ so sánh

3.2.1. Khả năng hiện diện các yếu tố của sự tình quan hệ so sánh trong câu

quan hệ so sánh ở sử thi Êđê

3.2.1. Khả năng hiện diện các yếu tố của sự tình quan hệ so sánh trongcâu câu

a. Khả năng hiện diện đầy đủ

Khả năng hiện diện đầy đủ là trường hợp tất cả các yếu tố của sự tình so sánh (gồm hai tham thể quan hệ, vị tố so sánh và một hoặc một số chu cảnh) được hiện thực hóa trong câu quan hệ so sánh. Ví dụ:

(215) Aguah (Sáng sớm) ko\ (((nàng trắng) mse\ si (giống như) mtu\ Tu\r. (sao Mai) CT CP Trạng ngữ Chủ ngữ Vị tố Bổ ngữ CT NBH Thời gian TĐSS QHSS TDĐSS [1, tr. 116] (216) Mniê Ku\r Lao

(Con gái Lào Kur)

kăn mâo pô (chẳng có ai) mse\ (như) lei. (vậy) CT CP Đề ngữ Chủ ngữ Vị tố Bổ ngữ CT NBH Đề tài TĐSS QHSS TDĐSS [1, tr. 116]

Thực tế sử dụng ngôn ngữ đã khẳng định, trường hợp các yếu tố của sự tình được hiện diện đầy đủ là do sự chi phối của nhiệm vụ và mục đích giao tiếp. Trong những ngữ cảnh nhất định, nếu vắng khuyết đi một yếu tố nào đó trong sự tình, có thể đem đến cho người đọc một thông tin không đầy đủ, trọn

vẹn. Trong những trường hợp đó, đòi hỏi phải có sự hiện diện đầy đủ trong câu tất cả những yếu tố của sự tình.

b. Khả năng hiện diện không đầy đủ b1. Khuyết chu cảnh

Chu cảnh là những chức năng nghĩa phụ trợ, tùy thuộc, bổ sung vào sự tình so sánh các yếu tố về tình huống, hoàn cảnh, một khi sự hiện diện của thể được so sánh, thể dùng để so sánh và vị tố so sánh khiến cho câu đã là một thông báo tương đối hoàn chỉnh, thì lúc này, câu sẽ không cần đến sự xuất hiện của các chu cảnh. Lúc đó, chúng ta có câu quan hệ quan hệ so sánh khuyết yếu tố chu cảnh, ví dụ:

(217) M`ê ring riêo djo\ arăng êyuh. [1, tr.45] (Nhạc ngực kêu như ai đó cầm rung.)

(218) Asei mlei mtih mse\ yang hruê, kiê ngan mse\ luêh ksua, “ô\ mta mngac mse\ mtu\ suê` tlam. [1, tr. 116]

(Da nàng trắng như mặt trời, chân tay như lông nhím, mắt sáng như

những ngôi sao sáng nhất ban chiều.)

Qua khảo sát cho thấy, sự vắng khuyết chu cảnh là hiện tượng phổ biến trong sự tình so sánh.

b2. Khuyết tham thể thứ nhất

Tham thể thứ nhất được hiểu là những tham thể quan hệ thường trong vai trò cú pháp chủ ngữ khi sự tình quan hệ so sánh được hiện thực hóa trong câu. Đó là tham thể: Thể được so sánh.

Thường xuất hiện do sự đòi hỏi của quan hệ và trong mối tương quan với tham thể quan hệ thứ hai (tham thể thường trong vai trò bổ ngữ của câu), sự hiện diện trong câu của tham thể thứ nhất - thể được so sánh, về mặt lí thuyết, là điều bắt buộc. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, vẫn có

trường hợp vắng khuyết vai nghĩa này khi sự tình quan hệ so sánh được hiện thực hóa trong câu. Ví dụ:

(219) Asei dôk soh djo\ kmu\n tôk, Ø djo\ prôk mnga, dlăng Ø si dua

si tlâo mnuih. [1, tr.42] (asei dôk soh là tham thể bị khuyết)

(Họ ở trần như quả dưa gang, Ø (Họ ở trần) như con sóc hoa, trông Ø (họ ở trần) như hai như ba người.)

(220) O\ng dua kâo yang bi cuôp kmu\n tuk hlăk bi mnga, kmu\n êa adiê suê, Adiê bi cuôp êkei dua mniê mơ\ng êrah ka thu ti ko\, Kơyua dah Ø (dua mniê) mtăp tiông mnhông “răm, ung bi mđơr leh “ô\, mô\ bi mđơr leh ahhei.[1, tr. 81] (dua mniê là tham thể bị khuyết)

(Anh với tôi được Giàng kết thành đôi từ khi bí mới ra hoa, dưa vừa đậu quả, Trời xe tơ kết tóc cho hai chúng ta từ khi máu trên đầu còn chưa khô, bởi vì Ø(chúng ta) bằng ống tên bằng mũi tên, chồng bằng mặt, vợ bằng trán.)

Kết quả khảo sát cho thấy, sự vắng khuyết tham thể này là do sự chi phối của các yếu tố thuộc bình diện ngữ dụng. Trong những ngữ cảnh, tình huống nói năng nhất định, sự vắng khuyết của thể được so sánh là cần thiết nhằm tránh sự nhắc đi nhắc lại nhiều lần một đối tượng được nói đến, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị ngôn ngữ trong câu, trong đoạn. Về mặt thông báo, việc không hiện diện vai nghĩa này cũng nhằm khẳng định đó là phần chứa thông tin cũ, hướng sự tập trung của người đọc tới phần thông tin mới, tiêu điểm thông báo. Xét đoạn hội thoại sau:

(221) A. Hdeh - … K”ăt đei yơh anăk arăng anei ! (Tôi tớ - … Một cô gái tuyệt xinh tuyệt đẹp, ông ạ!)

B. Mtao Grư\ - Ø Bi kdrăng mơ\ ho\ng mô\ kâo reh hăt ? (Mtao Grự - Ø Sánh với mụ vợ thái thuốc cho ta không?) A. Hdeh – Siam `u mơh, aê ah.

(Tôi tớ - Nàng (Hơ Nhị) đẹp hơn chứ, ông ah.)

B. Mtao Grư\ - Ø Bi kdrăng mơ\ ho\ng mô\ kâo lăp êhăng ? ( Mtao Grự - Ø Sánh với mụ vợ têm trầu cho ta ăn không?) A. Hdeh – Siam `u mơh, aê ah.

(Tôi tớ - Nàng (Hơ Nhị) cũng đẹp hơn, ông ạ)

B. Mtao Grư\ - Ø Bi kdrăng mơ\ ho\ng mô\ kâo phu\n ? ( Mtao Grự - Ø Sánh với mụ vợ cả của ta không ?) A. Hdeh – Siam `u mơh, aê ah. [1, tr. 33]

(Tôi tớ - Nàng (Hơ Nhị) đẹp hơn hẳn, ông ạ.)

Đoạn trên là cuộc thoại giữa tù trưởng Mtao Grự với bọn tôi tớ. Đoạn hội thoại xoay quanh sự tình so sánh giữa nàng Hơ Nhị với những người vợ của Mtao Grự. Qua các hành động ngôn ngữ của Mtao Grự cho thấy đó là các câu quan hệ so sánh bị khuyết tham thể thứ nhất. Các câu này được phân loại theo mục đích nói là câu nghi vấn nhưng xét theo cấu tạo thì nó là câu quan hệ so sánh. Việc vắng khuyết tham thể đối tượng Hơ Nhị trong vai trò thể được so sánh là cần thiết để tránh sự trùng lặp. Đồng thời vắng khuyết tham thể này trong câu đã khiến cho người nói nhận rõ thông tin mới – trọng tâm thông báo của cuộc hội thoại là câu trả lời của tôi tớ “Siam `u mơh” (Hơ Nhị đẹp hơn) các mụ vợ của Mtao Grự.

b3. Khuyết vị tố quan hệ

Như đã trình bày ở chương 2, hiện tượng khuyết vị tố quan hệ so sánh là một hiện tượng đặc thù của câu quan hệ so sánh.

Thực tế khảo sát cho thấy, câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê thường vắng khuyết vị tố quan hệ trong những trường hợp sau:

+ Trường hợp thể được so sánh chỉ có một, còn thể được dùng để so sánh xuất hiện liên tiếp trong câu quan hệ so sánh.

(222)Hmei hriê anei Ø hnuê kơ chông, Ø hông kơ mnga, Ø anak êdam êra kơ hăt êhăng. [1, tr.15]

(Chúng tôi đến đây Ø ong đến với nước, Ø vò vẽ đến với hoa, Ø trai gái đi tìm trầu tìm thuốc.)

(223) Asei mlei Ø am^ `u tuh ho\ng đ^ng, Ø hl^ng ho\ng pra\ … [1, tr. 122] (Con người anh Ø mẹ đã đúc trong khuôn, Ø rót bằng bạc…)

(224) Ih dua kâo Ø ceh tang sa ênuk, Ø ceh tuk sa gơ\ng, am^ dơ\ng tian mlan sa anăn . [1, tr. 76]

(Nàng với tôi Ø ché tuk một lứa, Ø ché tang một cột, mẹ cha chúng ta đã mang thai chúng ta cùng một tháng.)

(225) Hmei Ø kyâo căt krah dliê mniê mâo am^, Ø kyâo căt krah êa mniê mâo ama, awa amiêt hlăm sang mâo [tr. 108]

(Chúng tôi Ø cây mọc giữa rừng gái có mẹ, Ø cây mọc giữa đầm gái có cha, có ông cậu ông bác trong nhà.)

+ Trường hợp có sự xuất hiện sóng đôi của các sự tình quan hệ. Ví dụ: (226) Jh^ng r^ng Ø mnu\ joh pha, jhua rua Ø mnu\ joh siap, wap wap wa\l yu\, wap wap wa\l ngo\. [1, tr.37]

((Mtao Grự) Khập khiễng Ø gà gãy cánh, lảo đảo Ø gà gãy chân, oai oái ở bờ đông, oai oái ở bãi tây.)

b3. Khuyết tham thể thứ hai

Xuất hiện do sự đòi hỏi của quan hệ so sánh và trong mối tương quan với tham thể thứ nhất- thể được so sánh, sự hiện diện của tham thể thứ hai-

thể dùng để so sánh trong câu quan hệ so sánh, về mặt lí thuyết, cũng là điều bắt buộc. Tuy nhiên chúng ta vẫn bắt gặp những trường hợp vắng khuyết vai nghĩa này khi sự tình so sánh được hiện thực hóa trong câu.

Kết quả khảo sát cho thấy, nếu như hiện tượng vắng khuyết tham thể thứ nhất trong câu quan hệ so sánh trong sử thi Êđê xuất hiện không nhiều thì hiện tượng vắng khuyết tham thể thứ hai lại có mật độ cao hơn. Ví dụ:

(227) Ti êlan `u nao, jih jing dhông; ti klông `u nao, jih jing troh, joh ana mnu\t hra, joh ana klông kpang đuh đung mdrung. Tar Êđê kơ dlông, Mnông Bih kơ gu\, tar yu\ ngo\ amâo mâo pô mtăp Ø, găp djuê `u amâo mâo pô hmao lei . [1, tr. 86]

(Đường nào chàng (Đăm Săn) đi, đường đó biến thành thung; lối nào chàng qua, lối đó biến thành vực, cây đa cây sung đều gãy, cây klông kpang đều nghiêng mình. Khắp người Êđê trên cao, người Mnông Bih dưới thấp, khắp tây đông không ai sánh bằng Ø, họ hàng cũng không ai bì kịp vậy.

(228) {ar m’ iêng jih grua kă ktiăm, “ar m’ iêng triăm đê\c rup mtu\, ao ju\ `uôm “ăl êmiê, kiê kngan mtih k`^, ko\ g^ êa m`ak, anak ja\ kmar kăn mâo pô mse\ Ø (Hơ Nhi). [1, tr. 104] (Chị em Hbia kjuh là tham thể thứ 2 bị khuyết)

(Váy toàn viền tua đính cườm, thân váy nhiều tầng hoa văn thêu hình ngôi sao, áo đen nhuộm màu êmiê, chân tay trắng trẻo, tóc chải nước thơm, con gái ở trần gian không có người như Ø (Chị em Hbia kjuh).)

Sự vắng khuyết vai nghĩa này khi sự tình được hiện thực hóa trong câu cũng thường tránh lặp thông tin, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị ngôn ngữ trong câu, trong đoạn và cũng để khẳng định đó là phần chứa thông tin cũ, hướng sự tập trung của người đọc tới phần thông tin mới, tiêu điểm thông báo. Nói cách khác, sự không hiện diện thể của thể dùng để so sánh trong câu quan hệ so sánh cũng do sự chi phối của các yếu tố thuộc bình diện ngữ dụng.

Như vậy, sự tình quan hệ so sánh, khi được hiện thực hóa trong câu, đều có khả năng hiện diện đầy đủ hay hiện diện không đầy đủ các yếu tố của

sự tình. Cả hai khả năng này của sự tình quan hệ so sánh đều do sự chi phối, tác động của các yếu tố thuộc bình diện ngữ dụng.

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ SO SÁNH TRONG SỬ THI ÊĐÊ TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC – NGHĨA HỌC DỤNG HỌC (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w