Đánh giá về hiệu quả huy động vốn tại Agribank Chi nhánhThăng Long 1 Kết quả đạt đƣợc.

Một phần của tài liệu huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 76)

b. Đang xem xét 52 21% 245 c Dừng và chuyển sang ngân

3.4.Đánh giá về hiệu quả huy động vốn tại Agribank Chi nhánhThăng Long 1 Kết quả đạt đƣợc.

3.4.1. Kết quả đạt đƣợc.

Với phương châm coi nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và ổn định trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Agribank chi nhánh Thăng Long hướng vào tập trung khai thác mọi nguồn vốn trên địa bàn. Với lợi thế của một

67

NHTM quốc doanh và đặc biệt là có sự chỉ đạo sát sao của Agribank, chi nhánh đã điều chỉnh áp dụng một chính sách huy động vốn hợp lý với phương thức huy động, công cụ huy động, và lãi suất huy động phù hợp với tình hình thực tiễn. Điều này đã mang lại kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện công tác huy động vốn của Agribank chi nhánh Thăng Long.

Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khách quan từ sự biến động không ngừng của nền kinh tế, sự thay đổi liên tục cua chính sách tiền tệ, khó khăn từ phía ngân hàng… nhưng dựa vào các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn ở trên, ta thấy công tác huy động vốn tại chi nhánh cũng đạt hiệu quả. Điều này thể hiện qua các kết quả đạt được như sau:

Thứ nhất, Agribank chi nhánh Thăng Long luôn luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về huy động vốn được giao, luôn đảm bảo có một lượng vốn điều chuyển về trung tâm, góp phần điều hòa nguồn vốn trong toàn hệ thống Agribank.

Thứ hai, áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ, có hiệu quả như thực hiện cơ chế khoán nguồn tới từng tập thế, từng cán bộ nhân viên; tuyển dụng lao động mới với những tiêu chí lựa chọn khắt khe, quan tâm chăm sóc khách hàng, thực hiện các hình thức khuyến mại… đã mang lại hiệu quả trong hoạt động huy động vốn.

Thứ ba, Cơ cấu nguồn vốn được chủ động điều chỉnh theo phương châm, đa dạng hóa các loại nguồn vốn khác nhau: ngắn hạn, dài hạn, không kỳ hạn, có kỳ hạn, các loại tiền…đa dạng ở rộng khách hàng tiền gửi ở tất các các thành phần kinh tế,không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, do đó trong giai đoạn 2011-2013, quy mô huy động vốn của Agribank chi nhánh Thăng Long có tăng trưởng rõ rệt.

Thứ tư, Nguồn vốn của các TCKT-XH chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên phần lớn nguồn này là nguồn không kỳ hạn, nguồn vốn rẻ đem lại lợi nhuận và thu nhập cao cho chi nhánh.

Thứ năm, Agribank chi nhánh Thăng Long đã thực hiện đề án hiện đại hoá ngân hàng cho toàn chi nhánh làm cho tốc độ xử lý nhanh, chính xác và an toàn.

68

Đồng thời, chi nhánh đã triển khai thành công các dịch vụ liên quan đến công tác huy động vốn như: SMS banking, VnTopUp, kết nối thanh toán với khách hàng… đã làm tăng lượng vốn giao dịch qua ngân hàng, làm tăng quy mô nguồn vốn huy động.

Thứ sáu, Agribank Chi nhánh Thăng Long có đội ngũ cán bộ luôn thể hiện thái độ tác phong lịch sự, văn minh, niềm nở đối với khách hàng, giải đáp tận tình những thắc mắc của khách hàng. Bên cạnh đó thì đội ngũ làm công tác huy động vốn cũng thể hiện được sự nhạy bén của mình trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của khách hàng để đề xuất nhiều biện pháp chăm sóc khách hàng phù hợp và thiết thực nhất. Chính điều này đã góp phần vào thành công trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh.

Tóm lại, những kết quả đã đạt được của công tác huy động vốn đã làm cho thương hiệu, uy tín cũng như vị thế của Agribank trên địa bàn được nâng cao. Điều này lại có tác động ngược trở lại đối với công tác huy động vì nó làm cho khách hàng biết đến ngân hàng nhiều hơn, sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn vì thế mà lượng tiền huy động về cũng càng ngày càng nhiều.

3.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thăng Long vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cần được khắc phục trong thời gián tới để hoạt động hiệu quả ngày càng cao hơn.

Thứ nhất, Sản phẩm dịch vụ ở chi nhánh còn đơn điệu, đặc biệt là các sản phẩm tiền gửi huy động vốn. Hiện tại ở chi nhánh mới chỉ triển khai các hình thức huy động vốn như: Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm thường có kỳ hạn, tiết kiệm dự thưởng. Chưa chú trọng giới thiệu và sử dụng kết hợp các sản huy động vốn với các sản phẩm tín dụng, thanh toán.

Thứ hai, Chi nhánh chưa xây dựng chiến lược khách hàng: chưa có sự phân nhóm đối tượng khách hàng và chưa có những chính sách khuyến khích, khuyến mại, ưu tiên tương ứng. Quy trình nghiệp vụ chưa có sự hỗ trợ khách hàng một cách

69

tối đa, khi khách hàng có yêu cầu giao dịch phải thao tác quá nhiều trong quá trình khai báo thông tin vào bản yêu cầu giao dịch, việc làm này tốn khá nhiều thời gian đôi khi còn gây lãng phí về ấn chỉ cũng như thời gian khi khách hàng nhầm lẫn trong khai baó thông tin hoặc không được hướng dẫn đầy đủ khi giao dịch.

Thứ ba, nguồn vốn của chi nhánh lớn, nhưng cơ cấu vốn không hợp lý, nguồn không kỳ hạn, không ổn định chiếm tỷ trọng cao đồng thời tập trung ở một ít các khách hàng lớn , có quy mô không cao, tăng trưởng không ổn định như BHXH Việt Nam, Kho bạc nhà nước, Cục tần số vô tuyến điện, các dự án của WB, ADB…(ví dụ:Nguồn vốn của BHXH Việt Nam chiếm 70% tổng huy động không kỳ hạn của chi nhánh, tuy nhiên vào những thời điểm cuối năm BHXH Việt Nam rút vốn mạnh thường gây khó khăn cho chi nhánh trong việc thanh toán). Nguồn tiền gửi của dân cư cũng có xu hướng giảm, đặc biệt là nguồn dài hạn từ 12 tháng đến 36 tháng giảm mạnh, do trước đây người dân gửi tiền chủ yếu sản phẩm bậc thang theo thời gian tiền gửi lên đến 36 tháng, hơn nữa lãi suất dài hạn không cao không hấp dẫn bằng lãi suất của các NHTM khác nên nguồn dài hạn trước đây chảy dần sang nguồn ngắn hạn hoặc sang ngân hàng khác, gây khó khăn cho ngân hàng trong vấn đề kế hoạch hoá nguồn vốn.

Thứ tư, chính sách lãi suất chưa linh hoạt, không cạnh tranh được với lãi suất của các ngân hàng cổ phần. Chi nhánh phải tuân thủ các mức lãi suất do Agribank công bố và áp dụng theo từng thời kỳ trên cơ sở quy định của Ngân hàng nhà nước. Điều này hoàn toàn mang tính chất thụ động, làm giảm khả năng linh hoạt, thích ứng với những biến động thị trường trong kinh doanh và huy động vốn. Bên cạnh đó, gần đây chi nhánh mới bắt đầu áp dụng lãi suất không kỳ hạn cho các khách hàng rút vốn một phần trước hạn, phần còn lại vẫn giữ nguyên lãi suất trong khi các NHTM khác đã áp dụng chính sách này từ rất lâu.

Thứ năm, việc sử dụng vốn chưa hiệu quả. Dư nợ của chi nhánh còn thấp, tỷ lệ sử dụng vốn thấp, lượng vốn ngoài đầu tư còn lại hầu hết là được điều chuyển về hội sở chính để hưởng phí thừa nguồn.

70

công chúng và nhất là các chính giới kinh doanh trên địa bàn vẫn còn bộc lộ là một khâu yếu của chi nhánh. Vấn đề đào tạo và đổi mới phương thức đào tạo nguồn nhân lực của Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Thăng Long nói riêng vẫn đang còn gặp nhiều lúng túng. Mạng lưới của chi nhánh rộng nhưng khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng như thanh toán, thẻ ATM… rất hạn chế so với một số các NHTM khác.

Một phần của tài liệu huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 76)